Biến động về tình hình trả nợ vay của KHCN tại BIDV Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 25 - 39)

2.2.3 Một số yếu tố gây ra tình trạng nợ xấu hiện nay tại BIDV Kiên Giang

Trong năm 2019, BIDV Kiên Giang tiếp tục hồn thiện quy trình xử lý nợ theo hướng chuyên nghiệp hóa bộ máy hoạt động, hồn thiện chương trình quản lý năng xuất và hiệu quả làm việc của nhân viên, phối hợp chặt chẽ với tòa án, cơ quan thi hành án và các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức khác để đẩy nhanh hơn việc xử lý nợ:

- Một là, Về phía mơi trường pháp lý

Ngân hàng áp dụng phương pháp đảm bảo tín dụng nhằm làm nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất là nguồn thu nhập của khách hàng không thực hiện được nhưng thực tế việc đem xử lý tài sản đó hay phát mãi để thu nợ khơng phải là chuyện dễ vì nhiều yếu tố tác động đến như thủ tục pháp lý cơ chế, chính sách nhà nước, cung cầu, tình hình thị trường của tài sản đó trong tình thế bắt buộc phải bán, cân nhắc đến chi phí phát mãi, sự phán quyết của tịa án và nhất là yếu tố thời gian.

Thực tế hiện nay cho thấy khơng riêng gì Ngân hàng Đầu tư và phát triển mà cả các ngân hàng khác đều có tài sản bảo đảm cần được giải quyết, cần được kết thúc việc phát mãi để thu hồi nợ, giải phóng nguồn vốn của ngân hàng đã bị chơn chặt vào các tài sản đó q lâu. Những vụ kiện địi nợ bị Tịa án trả lại đơn khởi

731 129 1.077 223 1.558 242 - 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 2016 2017 2018 Số người trả nợ đúng hạn Số người trả nợ trể hạn

kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án đã làm cho việc thu hồi khoản nợ q hạn bị bế tắc vì khơng có biện pháp pháp lý nào giải quyết, trong khi tài sản thế chấp vẫn do ngân hàng quản lý nhưng lại khơng có cơ sở để phát mãi, thu hồi nợ dẫn đến tình trạng thất thốt vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hai là, Về phía ngân hàng

Một trong những yếu tố gây nên tình trạng nợ xấu chính là lãi suất. Lãi suất đầu vào cao so với các ngân hàng quốc doanh. Do vốn huy động chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, trong khi tiền gửi thanh toán của doanh nghiệ chiếm tỷ trọng thấp nên lãi suất đầu vào của Ngân hàng Đầu tư và phát triển cao hơn so với các NHTM khác, nơi có lượng tiền gửi thanh tốn của KHCN khá cao và nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước, Chính phủ. Đây là điểm bất lợi không chỉ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển mà còn với tất cả các ngân hàng cổ phần trong việc cạnh tranh về lãi suất cho vay với các NHTM. Lãi suất đầu ra không hấp dẫn và khá cao so với các ngân hàng quốc doanh. Điều này dẫn đến áp lực trả nợ vay của một số khách hàng gia tăng, khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng., có thể dẫn đến việc không thu hồi được nợ.

Năng lực thẩm định của nhân viên thẩm định: Mặc dù đội ngũ nhân viên thẩm định và phân tích tín dụng đã được trang bị tương đối tốt về mặt kiến thức cũng như nghiệp vụ nhưng đối với những hồ sơ cho vay đầu tư dụ án thì kiến thực thẩm định tín dụng của một số nhân viên cịn hạn chế. Chưa kể đến những trường hợp khách hàng cố tình giả mạo chứng từ, lừa đảo ngân hàng, trong khi nhân viên khơng đủ kiến thức và trình độ để nhận biết chứng từ giả mạo, gây rủi ro không thu hồi được nợ. Một mặt do thiếu những thông tin, số liệu về các ngành cộng với việc nhân viên thẩm định ít am hiểu về mặt chun mơn kỹ thuật của từng ngành nên cũng hạn chế rất lớn đến khả năng phân tích của nhân viên tín dụng.

Thơng tin tín dụng chưa đạt u cầu: Nguồn thơng tin chủ yếu của các khoản vay ngân hàng là từ trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Tuy nhiên, hoạt động của CIC chưa đem lại hiệu quả thiết thực vì chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời các

nguồn thông tin cần thiết là các thơng tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, khiến ngân hàng gặp một số rủi ro. Thêm vào đó có một số NHTM vì sợ cạnh tranh nên đã khơng thơng tin cho CIC và điều đó dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ nợ vay tai nhiều TCTD khác rất khó khăn. Chính vì vậy ngân hàng khó giám sát lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng . Do hoạt động cho vay của ngân hàng trên cơ sở thiếu thông tin như vậy sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao. Hơn nữa ngân hàng lại thiếu chủ động trong việc tìm kiếm thơng tin đã hạn chế cơ hội mở rộng thêm khách hàng hoặc trong quá trình xét duyệt cho vay đã bỏ qua những khách hàng thực sự và cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ khơng tốt, dẫn đến việc nợ quá hạn.

- Ba là, Về phía khách hàng

Nhiều khách hàng kinh doanh quá nhiều ngành nghề, vay vốn đầu tư mở rộng SXKD vượt quá khả năng quản lý dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thốt, khơng trả được nợ cho ngân hàng. Đầu tư ngoài ngành, kể cả những ngành không liên quan đến hoạt động chính dẫn đến phân tán nguồn lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn, sản xuất ngưng trệ dẫn đến phá sản. Nguyên nhân sâu xa từ khâu quản lý kinh doanh của khách hàng chưa tốt, trình độ chun mơn chưa cao, dẫn đến việc hoạch định các kế hoạch kinh doanh không tốt, việc kinh doanh vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn đến làm ăn thua lỗ, không đủ khả năng trả nợ vay.

Sử dụng vốn khơng đúng mục đích: Do năng lực sử dụng vốn còn hạn chế, nên nhiều khi do nhu cầu vốn bức bách, khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến nguy cơ mất khả năng trả nợ cao. Đa số các khách hàng khi vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi hoặc mục đích vay chính đáng, phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khách hàng cố ý chiếm dụng vốn của ngân hàng dùng vào những việc khác. Nếu cán bộ ngân hàng khơng có đủ trình độ chun mơn để thẩm định thì khả năng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là rất cao, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Khách hàng cung cấp số liệu không trung thực: Thực tế hiện nay các khách hàng vay vốn ln đối phó với ngân hàng thơng qua việc cung cấp các số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này được các cơ quan chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế

toán thống kê đã được ban hành nhưng phần lớn thực hiện không nghiêm túc điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm sốt tình hình hoạt động kinh doanh, quản lí vốn vay của khách hàng để có thể hỗ trợ việc sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng. Chưa kể đến các trường hợp khách hàng giả mạo chứng từ để lừa đảo ngân hàng, cung cấp những thơng tin hồn tồn sai lệch, dẫn đến khả năng không thu hồi được nợ vay cao.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng: Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là một trong những yếu tố gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thực tế, có một số ngành kinh doanh có thể ổn định trong một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng trong tương lai, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như nhu cầu thị trường thay đổi, các quy định của nhà nước …doanh thu của ngành đó sẽ có xu hướng giảm đi đáng kể. Chưa kể một số ngành cịn mang tính thời vụ, những ngành có độ rủi ro cao. Những ngành này khi có vay tính rủi ro cao hơn rất nhiều, nếu không cẩn thận, nguy cơ mất vốn của ngân hàng là không thể tránh khỏi.

Tóm lại: Chương này sẽ giới thiệu tổng quan, các vấn đề cần quan tâm tại BIDV

Kiên Giang và đưa ra các vấn đề đánh giá KNTN đúng hạn của KHCN. Đây là tiên đề để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KNTN đúng hạn của KHCN tại BIDV Kiên Giang.

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG CỦA KHCN 3.1.1 Khái niệm KNTN vay của KHCN 3.1.1 Khái niệm KNTN vay của KHCN

Khả năng trả nợ (Solvency): là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến

hạn bất cứ lúc nào. Khả năng trả nợ là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Investopedia định nghĩa khả năng trả nợ “là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển”.

Trên thế giới và tại Việt Nam chưa có khái niệm thống nhất về “KNTN vay của khách hàng” mà chỉ tập trung vào các biểu hiện đánh giá khách hàng khơng có KNTN vay (hoặc “vỡ nợ”, “mất KNTN”,…). Biểu hiện của khách hàng khơng có KNTN vay theo Basel là “defaulf – khơng có KNTN” và theo nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc AEG là “nonperfoming loan – nợ xấu” (Basel Committee on

Banking Supervison – 2006).

Trong Basel Committee on Banking Supervison - 2006 tại Điều 452, Ủy ban Basel cho rằng “default – khơng có KNTN vay” là những khách hàng có một hoặc cả hai biểu hiện sau:

- NH nhận thấy rằng khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn đầy đủ khi đến hạn, chưa tính đến việc NH bán tài sản (nếu có) để thu hồi nợ;

- Khách hàng có các khoản nợ vay đã quá hạn trên 90 ngày.

Ủy ban giám sát Basel đã nhấn mạnh tới khái niệm “mất mát có thể xảy ra trong tương lai” để giúp các NH định hướng nợ xấu. Tuy nhiên, các NH thường dựa vào biểu hiện thứ 2 “khách hàng có các khoản nợ vay quá hạn trên 90 ngày” vì với biểu hiện thứ nhất (như khách hàng bị khởi kiện, vướng vòng lao lý) nhưng người nhà khách hàng trả nợ thay thì NH thường khơng coi là khoản nợ xấu. Do đó, biểu hiện thứ hai định lượng số ngày trả nợ được NH ưu tiên lựa chọn.

Nhóm chuyên gia tư vấn của liên hợp quốc AEG (Advising Expert Group Meeting 2004) định nghĩa nợ xấu như sau “về cơ bản, một khoản nợ được coi là xấu

ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặccác khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ khả năng khoản vay sẽ được thanh tốn đầy đủ”. Hay nói cách khác: nợ

xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng thanh toán bị nghi ngờ.

Như vậy, khái niệm KNTN vay của KHCN khơng có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, qua các khái niệm của Basel và của nhóm chuyên gia tư vấn AEG thì nợ xấu và khơng có KNTN vay của KHCN được đánh giá thông qua hai biểu hiện :

 Khả năng thanh toán bị nghi ngờ (do khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh, khách hàng được gia hạn nợ, khách hàng bị khởi kiện...)

 Khách hàng có khoản vay bị quá hạn trên 90 ngày (gốc/lãi)

Bảng 3.1 cho thấy mối quan hệ giữa KNTN vay của khách hàng với quy định về phân loại nợ đối với KHCN tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa KNTN và kết quả phân loại nợ KHCN

STT KNTN của khách hàng

Phân loại nợ theo TT 02/TT- NHNN Thực trạng thanh toán nợ 1 Khách hàng có KNTN Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 - nợ cần chú ý

Trong hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày 2 Khách hàng khơng có KNTN Nhóm 3,4,5 (nợ xấu) – nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn Quá hạn từ 90 ngày trở lên; Gia hạn nợ

Nguồn: Thiết kế dựa trên tài liệu của Basel và TT 02/TT-NHNN

Trong luận văn này, tác giả xác nhận KNTN vay của KHCN dựa trên biểu hiện thứ 2 “khách hàng có khoản vay bị quá hạn gốc/lãi trên 90 ngày”, do biểu hiện thứ nhất khách hàng bị nợ xấu do nguyên nhân khách quan và xác suất xảy ra thấp, đồng thời khi ngân hàng nhận thấy biểu hiện thứ nhất của khách hàng thì thơng thường biểu hiện thứ 2 đã xuất hiện kèm theo.

3.1.2 Đặc điểm tín dụng KHCN

- Đối tượng của tín dụng KHCN là những hộ gia đình hay các cá nhân có nhu cầu vay để sử dụng cho những mục đích mua sắm, sửa chữa hoặc đầu tư vào hoạt

động kinh doanh của mình. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, thì KHCN là các đồi tượng có nhu cầu vay vốn rất phong phú và đa dạng nhưng thường thì nhu cầu vay của họ là không thường xuyên và chịu tác động lớn bởi mơi trường kinh tế, văn hóa – xã hội.

- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người đi vay mà ngân hàng sẽ có những chính sách hỗ trợ khách cho phù hợp với thời hạn vay ngắn, trung hay dài hạn.

- Quy mô các khoản vay của KHCN tuy nhỏ nhưng số lượng KHCN có nhu cầu vay vốn tín dụng lại lớn. So với việc cho vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì giá trị các khoản cho vay cá nhân thật không đáng kể. Mặt khác, khi đi vay đa số KHCN đều có tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng vay để hỗ trợ cho việc mua sắm, sửa chữa với mục đích cá nhân.

- So với lãi suất các khoản vay khác của NHTM thì lãi suất các khoản vay của KHCN thường cao hơn rất nhiềuu. Nguyên nhân là chi phí bỏ ra là khá lớn và thường các khoản vay này có khả năng rủi ro rất cao. Tuy nhiên, KHCN cũng ít quan tâm đến lãi suất, mà họ chỉ quan tâm đến khoản tiền trả hàng tháng là bao nhiêu hơn là hạn mức lãi suất phải trả ghi trong hợp đồng. Do đó, hầu như lãi suất tín dụng cá nhân thường được ấn định ở một mức nhất định so với các khoản cho vay kinh doanh thường lãi suất được điều chỉnh theo thị trường. Các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất được các NHTM ấn định ngay khi bắt đầu và không thay đổi đến hết thời hạn vay. Lãi suất các khoản vay trung và dài hạn thường được điều chỉnh một lần trên năm dựa trên cơ sở lãi suất huy động vốn.

- Trong danh mục tín dụng của ngân hàng thì tín dụng cá nhân có chi phí chiếm lớn nhất. Bởi thường mỗi khoản vay rất nhỏ thậm chí là khơng đáng kể nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc ngân hàng tiếp cận cập nhật các thông tin của KHCN khơng thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, kiểm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.

- Khi cho vay đối với KHCN thì rủi ro thường xảy ra cao hơn khi cho các doanh nghiệp vay. Vì đối với các khoản vay cho hoạt động kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Ngoài ra,

các khoản cho vay KHCN dễ gặp rủi ro đạo đức, nghĩa là đối với những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, cơng việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)