Hạn chế về năng lực giám sát của HĐND đối với các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác giám sát của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư công trường hợp huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIÁM SÁT HĐND ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

3.4.2.2. Hạn chế về năng lực giám sát của HĐND đối với các dự án đầu tư

3.4.2.2.1. Năng lực giám sát

Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nước.

Giám sát là một cơng việc khó khăn và phức tạp, đại biểu dân cử phải luôn ý thức được đây là một trong những điều kiện chủ quan mà bất cứ một người đại biểu nào cũng phải tự trao dồi nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, năng lực một số đại biểu Hội đồng nhân dân chưa đáp ứng tốt vị trí, vai trị của mình, trong khi đó hoạt động giám sát lại khá rộng, toàn diện và chuyên sâu đòi hỏi chủ thể giám sát phải có những kiến thức chun mơn nhất định ở các lĩnh vực (tài chính, xây dựng,...) thì mới có thể phân tích, đánh giá được chính xác các vấn đề để thực hiện tốt chức năng giám sát, nếu khơng hoạt động giám sát chỉ mang tính hình thức. Như vậy, đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Một cơ quan địi hỏi có cơ cấu tổ chức hợp lý nhưng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, yếu tố con người trong tổ chức đó đóng vai trị vơ cùng quan trọng.

43

3.4.2.2.2. Quy trình giám sát

Hàng năm, HĐND đã ban hành nghị quyết về giám sát, xây dựng chương trình kế hoạch giám sát cụ thể. Tuy nhiên trong thực tế, chương trình, kế hoạch giám sát hiện nay vẫn còn phiến diện. Việc giám sát chủ yếu thực hiện theo định kỳ, thiếu linh hoạt. Chưa chú ý nhiều đến việc kết hợp giám sát theo chương trình, kế hoạch định kỳ với giám sát những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội theo yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề mới phát sinh. Do vậy, hạn chế này vẫn còn là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát của HĐND.

Việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát một số cuộc chưa thật sự khoa học, do thiếu sự phối hợp, nên đơi khi cịn chồng chéo, bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp. Phương thức, nội dung giám sát chưa được đổi mới toàn diện. Khả năng phát hiện vấn đề trong quá trình giám sát của đại biểu HĐND cịn yếu. Một số việc tồn tại, yếu kém của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời. Năng lực giám sát đối với việc tổ chức triển khai thực hiện các quyết định quan trọng của HĐND huyện trên từng lĩnh vực hiệu quả chưa cao.

3.4.2.2.3. Hiệu lực giám sát

Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị. Trong quá trình giám sát, xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là điều kiện để bảo đảm thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch giám sát hàng quý, hàng tháng của Thường trực, các Ban và đại biểu; xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất từ yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội.

Chương trình giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, nội dung giám sát cần tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc được đa số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành và được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm. HĐND cần ra nghị quyết tổ chức giám sát. Các cuộc giám sát đều phải lập kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thơng báo sớm về nội dung, thời gian và thống nhất cách thức thực hiện. Các thành viên của đồn giám sát phải nắm vững mục đích, yêu cầu, phương pháp giám sát.

Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình, lập

44

kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ khơng đưa lại một kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Việc kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng chịu giám sát phải kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay.

Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiệu quả giám sát cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động giám sát cũng như những kết luận, kiến nghị từ hoạt động giám sát có được thực hiện nghiêm chỉnh hay không. Giám sát có chất lượng nghĩa là đưa ra được những kết luận, đề xuất đúng đắn. Chỉ khi giám sát có chất lượng mới tạo tiền đề để bảo đảm hiệu lực của giám sát. Trong mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu lực giám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm hiệu lực, nhưng để bảo đảm hiệu lực giám sát còn cần sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể chịu giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát. Đồng thời, cần có các biện pháp xử lý đối với những chủ thể không chấp hành nghiêm các kết luận, đề xuất đó. Một khi chất lượng và hiệu lực giám sát được bảo đảm thì đương nhiên hiệu quả của hoạt động giám sát sẽ tốt hơn. Vì thế trong các giải pháp bảo đảm hiệu quả giám sát phải tính đến các giải pháp liên quan đến chất lượng và hiệu lực giám sát.

3.4.2.2.4. Sự tham gia giám sát của người dân

Ban GSĐT của cộng đồng tích cực vận động nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, cán bộ dân cử và công dân trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và công dân, giữ gìn đồn kết nội bộ, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Ban GSĐT của cộng đồng tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình hoạt động, nhiệm vụ giám sát cụ thể nắm bắt kịp thời dư luận xã hội, những ý kiến của nhân dân trên các lĩnh vực như: Quản lý đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường và các khoản thu chi ngân sách, việc thực hiện tiếp công dân theo cơ chế một cửa của chính quyền địa phương, quản lý các dự án được nhà nước hỗ trợ, thực hiện chế

45

độ chính sách theo quy định… Qua hoạt động giám sát đã giúp các cấp phát hiện những sai sót, bất cập trong triển khai các dự án, cơng trình tại các địa phương. Từ đó, kiến nghị, đề xuất để chủ đầu tư, đơn vị thi cơng có những điều chỉnh kịp thời.

Giám sát tập trung vào việc: Xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương,.....Thông qua hoạt động giám sát, ban GSĐT của cộng đồng các xã, thị trấn đã phát hiện nhiều sai phạm, chủ yếu liên quan đến việc nhà thầu vi phạm tiến độ thi công, chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo theo dự toán. Ngay sau khi giám sát và phát hiện sai phạm, các ban TTND, GSĐT của cộng đồng đã báo cáo với cấp ủy, phối hợp với chính quyền chỉ đạo đơn vị thi công kịp thời khắc phục sửa chữa, bảo đảm tiến độ, chất lượng cơng trình, tránh lãng phí, thất thốt ngân sách. “Hơn nữa, việc huy động hiệu quả người dân làm “tai, mắt” trong hoạt động giám sát các cơng trình mà chính họ được thụ hưởng đã nâng cao tinh thần, trách nhiệm của nhân dân, góp phần đảm bảo chất lượng các cơng trình xây dựng, hạn chế thất thốt, lãng phí ngân sách nhà nước.

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 trình bày về thực trạng giám sát của HĐND đối vối đầu tư công trường hợp huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, cho thấy các hạn chế của trong công tác giám sát như: triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND, năng lực giám sát, quy trình giám sát và hiệu lực giám sát. Từ những hạn chế, đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện trong thời gian tới được nghiên cứu ở chương 4.

46

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT CỦA HĐND ĐỐI VỚI

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠNG TẠI HUYỆN THANH BÌNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Để nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân về thực hiện Nghị quyết của HĐND và năng lực giám sát của HĐND thì cần phải:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác giám sát của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư công trường hợp huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)