CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
4.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
4.2.1. Tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nâng cao năng lực giám sát của Hội đồng nhân dân đồng nhân dân
Hiệu lực giám sát của cơ quan dân cử phụ thuộc phần lớn vào năng lực của tổ chức và cán bộ chuyên trách. Do đó, cần nâng cao năng lực đại biểu trong hoạt động giám sát nói chung và giám sát ngân sách nói riêng địi hỏi phải nâng tầm của đại
48
biểu dân cử trong phân tích chính sách, về tính chun nghiệp trong vai trị đại diện cho cử tri ở cơ quan quyền lực của nhà nước. Việc tổ chức phối hợp giữa các viện, trường trong đó có các trường bồi dưỡng cán bộ ở địa phương cần được quan tâm đúng mức, phát hiện các mong đợi của các đại biểu là cần có những hỗ trợ kỹ thuật nhất định trong việc nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đào tạo về hoạt động của cơ quan và đại biểu dân cử. Nên có phương thức tiếp cận khác nhau đối với các đối tượng khác nhau theo hướng:
Tập trung bồi dưỡng đào tạo cho đại biểu chuyên trách của thường trực hội đồng và các ban của hội đồng nhân dân, vì .đây là bộ phận nòng cốt trong việc thực thi quyền quyết định và giám sát. Đồng thời, cần quan tâm thực hiện tốt kế hoạch tập huấn cho cán bộ, chuyên viên văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; cho cán bộ một số cơ quan hành chính có liên quan.
Riêng đối với đại biểu kiêm nhiệm nên đi sâu bồi dưỡng kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến lĩnh vực chun mơn của mình để góp phân tích cực vào hoạt đơng giám sát ngân sách và nặng cao năng lực theo dõi đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan hành chính đối với các kiến hghị của đại biểu qua giám sát và kiến nghị của cử tri.
Cần khẳng định việc đào tạo, tập huấn cho đại biểu dân cử là yêu cầu cấp thiết. Với tính chất đa dạng của đại biểu dân cử về cả trình độ học vấn và cơ cấu thành phần, các khóa tập huấn cần được thiết kế đặc thù cho phù hợp. Những khóa học này khơng nên q chú trọng đến các khía cạnh kỹ thuật mà chỉ nên hướng vào các nội dung mang tính chiến lược, chủ trương, đường lối.. .những điều cần giúp các đại biểu hiểu rõ mối quan hệ logic giữa những nội dung đó với việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch, phân bổ ngân sách và giải pháp thực hiện kế hoạch, Đại biểu cũng cần được tập huấn để nắm được kết cấu, nội dung bản kế hoạch, ngân sách đặc biệt là các chi tiêu giám sát đánh giá vì những chỉ tiêu này sẽ là cơ sở giúp cơ quan dân cử thực hiện chức năng giám sát của mình, về phân bổ ngân sách, đại biểu cần nắm được căn cứ phân bổ ngân sách, sự phù hợp giữa dự toán ngân sách và các phương án phân bổ ngân sách với việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên chiến lược của kế hoạch, về quyết toán ngân sách, đại biểu cần thay đổi cách quan tâm đến tài liệu này, không quá chú trọng đến các con số chi tiết mà hướng việc chất vấn, giám sát của
49
mình vào hiệu quả và hiệu lực sử dụng các nguồn lực ngân sách đã phân bổ và việc đạt được, các chỉ tiêu kế hoạch như đã cam kết. Làm đựợc những cơng việc đó, khơng những vai trị và chất lượng giám sát của đại biểu dân cử được nâng cao, mà sẽ tạo áp lực buộc các cơ quan công quyền phải quan tâm, chú trọng cải tiến chất lượng kế hoạch, làm bản kế hoạch có tinh khả thi hơn, đồng thời tăng cường được tính minh bạch, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách.
4.2.2. Tăng cường luồng thông tin cung cấp cho Hội đồng nhân dân.
Cần tăng cường thêm các luồng thông tin độc lập giúp cơ quan dân cử giám sát được một cách khách quan và thực chất. Hiện nay, nguồn thơng tin chính thức của cơ quan dân cử chủ yếu dựa vào các cơ quan công quyền. Ngồi ra,các thơng tin khác chỉ có được qua các đợt khảo sát nghiên cứu, giám sát, tiếp xúc cử tri, và chất vấn tại kỳ họp. Trong tương lai, mối quan hệ giữa cơ quan dân cử và các tổ chức xã hội, đoàn thể cần đựơc tăng cường để các tổ chức này có thể trở thành “tai mắt” giúp cơ quan dân cử lắng nghe ý kiến phản ánh từ nhiều góc độ khác nhau. Gần đây, giữa các cơ quan dân cử và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có những ký kết để phối hợp hoạt động giám sát. Đây là một sáng kiến tích cực cần nhanh chóng triển khai, và nhân rộng sự hợp tác tương tự sang các tổ chức đoàn thể khác. Ngoài ra, các đối tượng khác như Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan ngôn luận cũng là những lực lượng tích cực có thể hỗ trợ rất nhiều cho cơ quan dân cử trong việc thu thập thông tin và tăng cường giám sát.
Cuối cùng, các cơ quan dân cử cần chủ động trong việc xây dựng các kênh thu thập, lưu giữ và trao đổi thơng tin của mình và xây dựng những thiết chế để đảm bảo sự vận hành của các kênh thơng tin đó. Chẳng hạn, Hội đồng Nhân dân có thể phối hợp với Ủy ban Nhân dân ban hành quy chế trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên giữa hai bên. Đồng thời, cũng xác định rõ Hội đồng Nhân dân cấp trên sẽ cung cấp những tài liệu gì cho Hội đồng Nhân dân cấp dưới và theo những kênh cụ thể nào. Cách làm này sẽ giúp Hội đồng Nhân dân có được thơng tin một cách chủ động hơn, chứ không phụ thuộc quá nhiều vào việc “cung cấp thông tin theo yêu cầu” của các cơ quan công quyền như hiện nay.
50
4.2.3 Tiếp cận thông tin xã hội.
Quyền tiếp cận thông tin với nội dung quan trọng là công dân được quyền nhận thông tin qua các kênh khác nhau (các phương tiện thông tin đại chúng như các loại hình báo chí) và trách nhiệm Nhà nước là thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho cơng chúng biết, kể cả khi cơng dân khơng có u cầu. Quyền tiếp cận thông tin được bắt đầu với các giả thuyết (Wescostt, 2009): (i) các nhà hoạch định chính sách buộc phải có thơng tin để có được năng lực xây dựng chiến lược phát triển kính tế - xã hội; (ii) một cơng dân có được thơng tin là một cơng dân có được quyền năng; (iii) một cơng dân có thơng tin, quyền năng được tăng cường thì họ có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội hơn. Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách và cơng dân khơng có tiếp cận thơng tin dễ dàng và kịp thời; do đó, khó hiểu một cặn kẽ tình hình cải cách ngân sách và chi tiêu công, cần đảm bảo bộ máy hành pháp hoạt động một cách minh bạch bằng cách cung cấp rộng rãi đến người dân những thông tin về hoạt động của khu vực cơng có thể giúp tăng cường trách nhiệm giải trình, và qua đó tăng cường kết quả thực hiện của khu vực công. Người dân và các cơ quan truyền thơng đại chúng có điều kiện tiếp cận rộng rãi đến thông tin hoạt động của các cơ quan nhà nước - đây là điều cốt yếu để yêu cầu UBND giải trình. Sự tiếp cận này có thể bao gồm việc phổ biến thơng tin về ngân sách và đấu thầu, tiếp cận các báo cáo và tài liệu ghi chép của nhà nước, và nhà nước tích cực phổ biến các thơng tin về hoạt động và kết quả thực hiện của UBND. Ngoài ra, minh bạch hơn cũng giúp xây dựng uy tín cho các cấp ra quyết định thông qua công bố công khai mức thu nhập và tài sản của họ.
Cần có những cơng cụ giúp cung cấp một hình ảnh thật chi tiết về tình hình ngân sách và chi tiêu công, nhất là xét tới quá trình cải cách đã mang lại những thành cơng pha trộn lẫn thất bại. Chính sách chi tiêu cơng địi hỏi phải có sự theo dõi giám sát và đánh giá sâu rộng để đảm bảo hiệu quả, hiệu quả. Như vậy, Việt Nam nhất thiết phải nâng cao vốn hiểu biết sâu rộng về nguyên nhân của các thách thức quản lý chi tiêu công, những biện pháp khuyến khích và đường lối chính sách hướng tới sự cải cách, đồng thời cần xử lý những sai phạm về mặt tố chức, từ đó vận dụng vào cải cách chi tiêu công hiệu quả hơn. Những yếu kém về chất lượng và mức độ sẵn có thơng tin đã hạn chế rất lớn năng lực của chính mình trong việc biết được liệu
51
cải cách chi tiêu cơng có đi đúng hướng hay khơng. Các kế hoạch chi tiêu công được xây dựng mà không được cấu trúc để sao cho đánh giá được các mục tiêu, đầu ra và tác động thì thường bị đánh giá một cách lẫn lộn. Điều này khiến cho không thể xác định được làm thế nào để thực hiện kế hoạch có thể đạt được các mục tiêu
4.2.4. Thể chế hóa mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với cơ quan Kiểm toán nhà nước. nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát ngân sách của Hội đồng nhân dân cần tập trung tăng cường mức thỏa dụng thông tin được cung cấp từ Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Muốn vậy, một là cần tăng cường tính độc lập của KTNN. KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính độc lập củạ một quốc gia, chịu trách nhiệm đánh: giá độ trung thực của báo cáo tài chính. Tính độc lập là vấn đề cốt lõi và xương sống của hoạt động kiểm toán, được hiểu theo cả hai khía cạnh: kiểm tốn phải hồn tọàn độc lập, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ và phải được đảm bảo sự độc lặp bằng các quy định, các chế tài để tránh mọi sự tác động trực tiếp hoặc gián, tịếp. Để giúp các cơ quan KTNN nâng cao tính độc lập, khách quan, có đủ thời gian xem xét và thẩm định dự tốn ngân sách hàng năm trước khi trình Quốc hội quyết định, đề cao vai trò của cơ quan KTNN khi tham gia phối hợp thẩm tra dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm. Hai là, cần quy định cụ thể về: cơ chế phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn của KTNN trong quá trình tham gia thẩm tra dự tốn ngân sách và phân bổ ngân sách hàng năm. Trong ba khâu của chu trình NSNN (lập, chấp hành,quyết toán), hiện tại KTNN mới tham gia chủ yếu vào khâu cuối cùng là kiểm toán quyết toán NSNN (tức là hậu kiểm). Việc hỗ trợ cuả KTNN trong việc giám sát thường xuyên khác của Quốc hội còn hạn chế; chưa thiết lập được cơ chế tham gia của KTNN trong việc phối hợp và cung cấp thông tin định kỳ cho Quốc hội giám sát ngân sách. KTNN chưa thực sự tham gia thẩm tra ngay từ giai đoạn lập dự toán mà chỉ kiểm tra việc lập,thực hiện dự toán khi kiểm toán, quyết toán ngân sách các cấp nền với ý nghĩa là ý kiến tư vẩn cho Quốc hội thảo luận và quyết định dự tốn NSNN thì cịn hạn chế, Ba là, KTNN khơng chỉ dừng lại ở kiểm tốn báo cáo tài chính và kiểm tốn tn thủ mà cần triển khai và đẩy mạnh loại hình kiểm tốn hoạt động và kiểm toán dựa theo kết quả. KTNN cần đưa ra sự xác nhận về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo, tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách, tính tuân
52
thủ luật pháp, tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả trong quản lý kinh tế, tài chính, trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Báo cáo kiểm toán của KTNN phải trở thành một, trong những căn cứ quan trọng, không thể thiếu để Quốc hội, Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế, tài chính và ngân sách.