CƠ QUAN GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác giám sát của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư công trường hợp huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

3.2. CƠ QUAN GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI HUYỆN

3.2.1. Hội đồng nhân dân

Giám sát là chức năng hiến định của các cơ quan quyền lực nhà nước, Chức năng này xuất phát từ địa vị chính trị - pháp lý của Hội đồng nhân dân. Đây là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đó là cơ quan trực tiếp nhất nhận quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện mọi quyền lực nhà nước

Hội đồng Nhân dân: Đây là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân huyện thực hiện giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức trực thuộc mình cũng như trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương. Luật Ngân sách Nhà nước 2015 trao quyền cho Hội đồng Nhân dân quản lý và giám sát việc chấp hành dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách địa phương, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (nếu có) và phê chuẩn quyết tốn ngân sách địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đông Nhân dân trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và các văn bản pháp luật của cấp trên trên địa bàn. Nhìn chung vai trị của Hội đơng Nhân dân cấp huyện trong giám sát và quản lý chỉ tiêu công đã được tăng cường, do chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các cấp chính quyền cấp dưới.

27

Với quy trình trên, Hội đồng Nhân dân cần tổ chức giám sát ngân sách đạt kết quả cao. Chú trọng giám sát theo chuyên đề, về hình thức giám sát, theo quy định của Luật hoạt động giám sát (năm 2015), vận dụng trong lĩnh vực ngân sách thì các hình thức giám sát thuộc lĩnh vực ngân sách bao gồm:

 Giám sát chung: nghe báo cáo về dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách huyện, quyết toán ngân sách và chất vấn tại các kỳ họp Hội đồng Nhân dân.

 Tổ chức các Đoàn giám sát chung và giám sát chuyên đề theo chương trình, kế hoạch giám sát đã được phê duyệt.

 Cử thành viên của Đoàn giám sát đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét và xác minh các vấn đề về tài chính ngân sách.

 Tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo giám sát và xem xét, xử lý các kiến nghị, tố cáo của công dân đối với cơng tác quản lý tài chính - ngân sách .

Giám sát chung: Đây là hình thức xem xét các báo cáo và chất vấn tại Các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Các báo cáo về ngân sách như: Báọ cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành, dự toán ngân sách năm kế hoạch; Báo cáo phương án phân bổ ngân sách năm kế hoạch; Báo cáo tình hình đầu tư và sử dụng vốn ngân sách của các cơng trình dự án... là những báo cáo Ủy ban nhân dân huyện phải trình Hội đồng Nhân dân xem xét, thảo luận và quyết định. Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữa năm được tiến hành theo trình tự chặt chẽ do luật định; trong đó, phải có thẩm tra, phản biện, thảo luận, tranh luận của đại biểu Hội đồng Nhân dân đối với các vấn đề trong nội dung báo cáo về ngân sách.

Giám sát theo chuyên đề: Đây là hình thức giám sát chuyên sâu về những chuyên đề cụ thể, giúp Hội đồng nhân dân có nhận xét, đánh giá sâu hơn về những chủ đề mà nhiều cử tri trong cả nước quan tâm. Thời gian qua, Hội đồng nhân dân đã thực hiện giám sát một số chuyên đề như “Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, lãng phí, thất thốt” và một số chuyên đề khác đã mang lại những kết quả tích cực trong cơng tác giám sát của Hội đồng nhân dân.

Giám sát đột xuất: Đây là hình thức giám sát khi công tác quản lý và điều hành ngân sách có dấu hiệu trái với quy định của Luật ngân sách và vi phạm các chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Khi đó, Hội đồng Nhân dân thực hiện quyền giám sát để

28

chấn chỉnh các sai phạm, các vi phạm nhằm bảo đảm kỷ luật tài chính, chống tham nhũng, lãng phí, thất thốt và kém hiệu quả. Phương thức giám sát này bảo đảm tính hợp pháp trong quản lý và điều hành ngân sách theo quy định của pháp luật. Các Ban của Hội đồng Nhân dân, đại biểu Hội đồng Nhân dân cần thực hiện tốt hình thức giám sát này và có các đề nghị kịp thời tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân.

3.2.2. Giám sát của người dân và hành động chống tham nhũng.

Cơng dân với vai trị là chủ thể của quyền lực nhà nước, công dân ủy quyền cho

các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình thì sẽ ln quan tâm và chủ

động giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước đó. Nâng cao nhận thức của công dân đối với việc kiểm soát

quyền lực nhà nước có tác động rất lớn đến hoạt động phịng, chống tham nhũng.

Cơng tác giám sát cộng đồng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng có thể nói cơng tác củng cố, kiện tồn đội ngũ cũng như q trình hoạt động của các ban giám sát đầu tư của cộng đồng vẫn còn hạn chế. Cụ thể như, một số ban được tổ chức và hoạt động khơng đúng thể thức, quy trình, thành phần và thời gian theo quy định của pháp luật. Một số nơi hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm như vậy nhưng khơng có bản cam kết của ban thanh tra nhân dân với Ủy ban MTTQ cùng cấp về việc kiêm nhiệm chức năng của ban giám sát đầu tư của cộng đồng.Tồn tại thực trạng nêu trên là do cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ ở một số nơi thiếu quan tâm, xem nhẹ vai trò của ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và phụ cấp cho ban giám sát cịn rất hạn chế; các chức danh trưởng, phó ban thường xuyên thay đổi. Các ban cũng chưa đầu tư thỏa đáng cho việc nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan để tổ chức thực hiện…

3.2.3. Môi trường hoạt động giám sát của HĐND đối với các dự án đầu tư công

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật địi hỏi trước hết phải có Hiến pháp và một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lượng cao, làm căn cứ vững chắc tiến hành hoạt động giám sát. Đến năm 2015, khi Quốc hội ban hành Luật Tổ chức Chính quyền địa phương mới có một chương quy định về hoạt động giám sát của HĐND. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian trước đó mới chỉ có tính ngun tắc rất chung chung, thiếu chi tiết cụ thể. Chủ

29

yếu là quy định về các vấn đề như quyền giám sát, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có chức trách liên quan. Cịn các quy định về trình tự, thủ tục giám sát hết sức sơ sài. Vì vậy, trên thực tế hoạt động giám sát của HĐND phần lớn được tiến hành theo kinh nghiệm, theo ý thức của các bên tham gia quan hệ giám sát. Đây là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng HĐND có quyền năng giám sát nhưng trên thực tế quyền này rất khó thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu lực, hiệu quả.

Hiện nay đã có Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định đầy đủ, chi tiết hơn hoạt động giám sát của HĐND, tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các quy định nhìn chung vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa quy định cụ thể về thủ tục, trách nhiệm, quyền hạn của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát, nên q trình thực thi cịn nhiều khó khăn. chưa hướng dẫn được đầy đủ mọi vấn đề liên quan đến giám sát. Luật cịn thiếu những quy định cần thiết. Ví dụ như quy định về biện pháp xử lý trong các trường hợp cơ quan, cán bộ nhà nước gây cản trở, không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của HĐND hoặc từ chối hợp tác với HĐND. Chưa có quy định biện pháp chế tài, biện pháp xử lý sau giám sát đối với các chủ thể chịu sự giám sát. Quy định đối với chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát chỉ dừng lại ở việc kiến nghị và đôn đốc. Quy định pháp lý về mối quan hệ giữa Thường trực và các Ban HĐND huyện chưa được cụ thể, rõ ràng; thực tế, Thường trực và các Ban HĐND huyện không được coi là cơ quan mà chỉ được quan niệm là những bộ phận trong HĐND huyện; việc quy định về cơ chế điều hòa, phối hợp hoạt động khơng chi tiết. Chưa có quy định về đánh giá hoạt động của đại biểu. Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, những vấn đề có liên quan trước và sau bỏ phiếu tín nhiệm khơng được đề cập nên khó triển khai thực hiện. Việc hợp nhất hai văn phòng thành văn phòng chung nhưng hướng dẫn chưa nhất quán như hai nguồn kinh phí, bộ máy kế tốn, thủ quỹ chung hoặc có thể riêng, dẫn tới có hai chế độ chính sách trong cùng một cơ quan, gây khó khăn trong quản lý, điều hành.

Việc chưa thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND dẫn đến chưa phát huy hết vai trò của HĐND trong hệ

30

thống chính quyền các cấp và trách nhiệm của cơ quan dân cử đối với nhân dân. Pháp luật quy định khi tiến hành giám sát, nếu gặp sự việc nào trái với quy định của pháp luật cũng như nghị quyết của HĐND cùng cấp thì đồn giám sát có quyền u cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu, kiến nghị qua hoạt động giám sát của mình. Nhưng thực tế thì các đồn giám sát chưa phát huy được quyền của mình. Hàng năm, đại biểu phải báo cáo với cử tri về hoạt động của mình nhưng phần lớn đại biểu chưa thực hiện. Hoặc quy chế hoạt động của HĐND và UBND quy định mỗi quý Tổ đại biểu họp 1 lần, hàng tháng Thường trực HĐND họp 1 lần, các Ban mỗi quý họp 1 lần nhưng những điều này không được thực hiện thường xuyên.

Nhận thức về hoạt động giám sát của một số đại biểu HĐND còn hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị được giám sát chưa tôn trọng và chấp hành không nghiêm các kết luận của HĐND. Thực tế lâu nay còn tồn tại tư tưởng xem nhẹ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Do đó, về phía các đại biểu chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng của mình khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định và nhân dân giao phó. Hơn nữa, do tâm lý ngại va chạm, nể nang nhau nên vẫn còn một số đại biểu chưa thực hiện đúng chức trách trong lĩnh vực giám sát của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác giám sát của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư công trường hợp huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)