CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
4.3. NÂNG CAO HIỆU LỰC GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Để đảm bảo hiệu lực giám sát, hoạt động giám sát phải đảm bảo chất lượng, tức là qua quá trình giám sát, chủ thể giám sát phải đưa ra những kết luận chính xác, những kiến nghị phù hợp mà đối tượng giám sát tâm phục, khẩu phục, tiếp thu để khắc phục, tổ chức thực hiện sau giám sát nhằm thực hiện tốt vấn đề đang được giám sát. Như vậy hoạt động giám sát có chất lượng là điều kiện bảo đảm hiệu lực giám sát, tuy nhiên để đảm bảo hiệu lực giám sát cần có sự chấp hành nghiêm túc của các đối tượng giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắn của đối tượng giám sát rút ra từ hoạt động giám sát, đồng thời cần có các biện pháp xử lý đối với các đối tượng giám sát không chấp hành nghiêm các kết luận, đề xuất đó. Khi chất lượng và hiệu lực giám sát được đảm bảo thì giám sát mới có hiệu quả. Như vậy giữa chất lượng giám sát, hiệu lực giám sát và hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giám sát của HĐND phải đảm bảo chất lượng thì mới đảm bảo hiệu lực, có hiệu lực thì mới đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo về mặt hiệu lực, khi đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát cần phải tính tốn những chi phí đầu tư cho hoạt động giám sát (như nhân lực, thời gian, vật chất...) và những chi phí này cần phải ở mức tối ưu. Như vậy, hiệu quả giám sát của HĐND là hiệu lực thi hành các kiến nghị của hoạt động giám sát, đem lại kết quả phù hợp với mục đích giám sát, với những chi phí hợp lý về nhân lực, thời gian, vật chất ... cho hoạt động giám sát, góp phần tác động đến đời sống kinh tế- xã hội, quốc phịng- an ninh, cơng tác quản lý nhà nước ở địa phương.
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định “Giám sát của Quốc hội, HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước...Hiệu quả giám sát của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả giám sát tại kỳ họp HĐND, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND.
Có nhiều yếu tố có vai trị quan trọng đảm bảo hiệu quả giám sát của HĐND, trong đó trước tiên là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động
55
giám sát của HĐND. Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã hiến định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng việc đề ra chủ trương, chính sách, đường lối chính trị để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Hoạt động của HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương nói chung, hoạt động giám sát của HĐND nói riêng đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc chung của hoạt động quản lý nhà nước cũng như của hoạt động của cơ quan dân cử, trong đó có hoạt động giám sát của HĐND các cấp. Chính vì vậy sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND là yếu tố đầu tiên tác động đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND.
Thứ hai, các quy định của Hiến pháp, pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND. Đây chính là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện chức năng, thẩm quyền giám sát và là yếu tố quan trọng có tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND. Căn cứ vào các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, thủ tục, trình tự giám sát... được pháp luật quy định, từng chủ thể giám sát của HĐND mới thực hiện được chức năng giám sát của mình. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, luật riêng về hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cho thấy càng quy định cụ thể, chi tiết về thẩm quyền, hình thức, trình tự giám sát thì hoạt động giám sát càng có điều kiện để đạt được hiệu lực, hiệu quả.
Thứ ba, cơ cấu, tổ chức bộ máy của HĐND. Yếu tố này có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định kết quả hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động giám sát. Trước đây HĐND là cơ quan hoạt động khơng thường xun, bên cạnh đó đại biểu HĐND chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm nên hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND nói riêng còn hạn chế. Với những thay đổi trong quy định của pháp luật theo hướng chú trọng nâng cao vai trò hoạt động HĐND, đặc biệt từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực, tổ chức bộ máy của HĐND được tăng cường, cụ thể Thường trực HĐND tăng về số lượng (cấp tỉnh gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban và Chánh Văn phòng HĐND; cấp huyện gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban của HĐND); lực lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tăng (cấp tỉnh gồm 02 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; mỗi Ban của HĐND gồm 02 Phó Trưởng Ban hoạt động
56
chuyên trách; Chánh Văn phòng HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; ngoài ra Chủ tịch HĐND có thể hoạt động chuyên trách); HĐND cấp xã được thành lập 02 Ban; cấp tỉnh, cấp huyện tổ đại biểu HĐND chính thức được quy định là một chủ thể giám sát. Cơ cấu, tổ chức bộ máy đó là điều kiện để hoạt động giám sát của HĐND được chuyên nghiệp và ngày càng hiệu lực, hiệu quả.
Thứ tư, nhận thức và trách nhiệm của đối tượng giám sát về hoạt động giám sát. Đối tượng giám sát của HĐND rất rộng và trong thực tế, cơ bản đối tượng giám sát đều không mong muốn được giám sát, rất ngại bị giám sát vì quá trình giám sát sẽ khiến cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị báo cáo, tài liệu liên quan, phải tham gia làm việc với chủ thể giám sát và đặc biệt là tâm lý lo ngại khi giám sát, chủ thể giám sát sẽ phát hiện ra những hạn chế, việc làm chưa đúng pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, sẽ bị xử lý, kiến nghị xử lý. Việc nhận thức đúng về giám sát của HĐND đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là tiền đề để đối tượng chịu sự giám sát thực hiện đúng trách nhiệm của mình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong q trình tổ chức giám sát của chủ thể giám sát và nhờ đó q trình giám sát có điều kiện để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Thứ năm, nhận thức, năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND. Con người là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trong tổ chức HĐND, đại biểu HĐND chính là chủ thể thực hiện hoạt động giám sát, quyết định chất lượng, hiệu quả giám sát. Muốn hoạt động giám sát được thực hiện đúng quy định của pháp luật, kết quả đạt được đúng vai trị nó đảm đương thì trước tiên chủ thể giám sát phải nhận thức đúng về bản chất, vai trò của hoạt động giám sát cũng như trách nhiệm của chủ thể giám sát mà bản thân đang đảm nhiệm. Cùng với đó người đại biểu HĐND phải có đầy đủ tiêu chuẩn được pháp luật quy định, có năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát. Có được năng lực thì mới biết cách tổ chức hoạt động giám sát, chỉ ra được hạn chế, bất cập trong q trình giám sát và phải có bản lĩnh, có trách nhiệm với cử tri, với nhân dân mới dám đưa ra những kết luận khách quan, thẳng thắn, yêu cầu đối tượng giám sát khắc phục hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về những vấn đề chưa đúng pháp luật. Nói cách khác, các đại biểu HĐND phải có đủ tâm, đủ tài và đủ tầm.
57
Thứ sáu, sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện hoạt động giám sát của HĐND. Hoạt động giám sát của HĐND được thực hiện trên phạm vi rộng, với nhiều lĩnh vực. Để thực hiện giám sát, HĐND có thể mời Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tham gia hoạt động giám sát. Vì vậy sự phối hợp của các cơ quan này trong hoạt động giám sát rất quan trọng. Khi phối hợp tích cực, các cơ quan này có thể bố trí người có chun mơn, năng lực tham gia thành viên đồn giám sát, đóng góp vào kết quả, chất lượng giám sát, từ đó mang lại hiệu lực, hiệu quả giám sát. Khi khơng phối hợp, các cơ quan này có thể từ chối khơng tham gia giám sát của HĐND hoặc bố trí cán bộ khơng có đủ năng lực tham gia hoạt động giám sát, và nhân lực tham gia đó sẽ khơng đóng góp được gì cho hoạt động giám sát, thậm chí có thể làm ảnh hưởng khơng tốt tới quá trình giám sát của HĐND.
Thứ bảy, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát của HĐND, bao gồm nhân lực, vật lực, thời gian...để phục vụ hoạt động giám sát. Nhân lực ở đây chính là cơng tác tham mưu, phục vụ của Văn phòng HĐND và UBND và đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên của Văn phòng. Thực tế hoạt động giám sát của HĐND cho thấy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND có sự đóng góp quan trọng của Văn phòng và đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên tham mưu, giúp việc HĐND. Đối với HĐND cấp tỉnh, mặc dù số lượng đại biểu chuyên trách có tăng nhưng mỗi Ban của HĐND chỉ có 2 lãnh đạo Ban chuyên trách, với phạm vi, lĩnh vực mỗi Ban phụ trách rộng, các Ủy viên còn lại hoạt động kiêm nhiệm. Đối với HĐND cấp huyện, cấp xã số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách rất ít, Ủy viên các Ban, các đại biểu HĐND còn lại đều hoạt động kiêm nhiệm, thời gian giành cho hoạt động HĐND khơng nhiều, do đó các chun viên của Văn phịng chính là người tham mưu giúp HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức phục vụ các cuộc giám sát, đảm bảo điều kiện để hoạt động giám sát đạt kết quả tốt; trong một số cuộc giám sát, chuyên viên của Văn phòng cũng được bố trí tham gia thành viên của các cuộc giám sát.
Bên cạnh đó, để thực hiện hoạt động giám sát của HĐND, phải bố trí thời gian, kinh phí, trang thiết bị để thực hiện giám sát, phương tiện đi giám sát...Để đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát, cần tính đến hai mặt của đầu tư chi phí cho hoạt động
58
giám sát. Một là, phải đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND theo yêu cầu của nội dung hoạt động. Việc đầu tư thỏa đáng sẽ có tác động tích cực nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. Ví dụ đối với đại biểu HĐND cấp huyện đang công tác tại cơ quan cấp xã, khi tham gia hoạt động giám sát trên địa bàn huyện, xa nơi cư trú của đại biểu, nếu khơng bố trí được phương tiện đi giám sát, ngồi sinh hoạt phí theo quy định chung hiện nay, HĐND huyện nên hỗ trợ thêm kinh phí chi xăng xe đi lại cho đại biểu đó. Hai là, đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND phải tối ưu, tức là đủ mức cần thiết, trên cơ sở tiết kiệm, chống lãng phí.