HỒN THIỆN QUY TRÌNH GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác giám sát của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư công trường hợp huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

4.2. HỒN THIỆN QUY TRÌNH GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Thực tế cho thấy, để hoạt động giám sát đạt chất lượng, các ban HĐND cần làm tốt các bước, từ khâu chuẩn bị, lựa chọn nội dung đến tiến hành giám sát, xây dựng báo cáo kết quả giám sát và theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Bước 1, chuẩn bị cho cuộc giám sát. Việc lựa chọn nội dung giám sát phải phù hợp, thiết thực và đúng thời điểm, vừa bảo đảm các ban có được thơng tin để thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp, vừa kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc mà các cấp, ngành đang gặp phải.

Kế hoạch và thông báo giám sát phải rõ ràng, cụ thể, cần thiết có thể xây dựng đề cương báo cáo, các mẫu, biểu thống kê số liệu chi tiết bảo đảm thu thập đủ các thông tin phục vụ nội dung giám sát. Thơng báo cần có thời gian thích hợp để cơ quan, đơn vị chuẩn bị và hoàn thành báo cáo giám sát đầy đủ, chất lượng.

Thành viên của đoàn giám sát phải được cung cấp đầy đủ thông tin, đầu tư nghiên cứu kỹ báo cáo của cơ quan chịu sự giám sát và các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung giám sát. Sau khi nhận được báo cáo, Trưởng ban có thể tự mình hoặc phân công thành viên ban, hoặc đề nghị lãnh đạo ngành tham gia đoàn giám sát nghiên cứu kỹ các kiến nghị của đơn vị, địa phương, chuẩn bị sẵn câu trả lời để khi làm việc nội dung nào trả lời được thì trả lời đơn vị.

Bước 2, tiến hành giám sát: thành phần đoàn giám sát nên tổ chức gọn nhẹ, chỉ mời đại diện các ngành và thành viên ban được phân công phụ trách lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát. Tùy từng nội dung giám sát, ban quyết định có đi thực tế tại một số cơ sở nhằm tìm hiểu, nắm bắt tình hình để có thơng tin sát thực hơn. Lưu ý khi đi thực tế cần chuẩn bị các mẫu, biểu điều tra xã hội học, máy quay phim, chụp ảnh để có thể thu thập được các thơng tin, tư liệu, hình ảnh thực tế phục vụ cho việc tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát cũng như phục vụ cho hoạt động chất vấn khi cần thiết. Cuối buổi làm việc, trên cơ sở các ý

53

kiến của cuộc họp, Trưởng đồn giám sát nên có kết luận đối với từng vấn đề cụ thể. Bước 3, thông báo kết quả giám sát. Sau từng cuộc giám sát, ban phải có thơng báo kết quả bằng văn bản gửi cho cơ quan, đơn vị và các thành phần liên quan. Trong đó, nêu rõ đánh giá của ban về những mặt làm được, chưa được, phân tích nguyên nhân, hạn chế, lưu ý những giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới; đồng thời có kiến nghị cụ thể đối với các cấp, các ngành hữu quan nhằm giúp cơ quan, đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Bước 4, theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của các cơ quan, đơn vị. Đây là bước quan trọng khẳng định cuộc giám sát, khảo sát có thành cơng hay khơng. Tuy nhiên, đây lại là bước khó khăn nhất, các ban phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu các cơ quan hữu quan giải quyết các kiến nghị triệt để, đến nơi đến chốn. Đây là công việc dễ đụng chạm, dễ mất lòng đòi hỏi ban phải thận trọng, chính xác trong phát hiện và kiến nghị xử lý vấn đề; đồng thời phải có bản lĩnh, kiên trì, mềm dẻo trong theo dõi, đơn đốc việc giải quyết các kiến nghị. Các ban phải bám vào quy định của pháp luật, chủ trương của Huyện ủy, nghị quyết của HĐND huyện cũng như tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Thường trực HĐND, các thành phần liên quan và cử tri để kiên quyết theo đuổi việc thực hiện các kiến nghị. Cần thiết có thể tái giám sát việc thực hiện kết quả giám sát, hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND.

Bước 5, kết hợp khảo sát, giám sát với chất vấn. Thời gian qua, các ban HĐND đã kết hợp khá tốt hoạt động khảo sát, giám sát với hoạt động chất vấn và thấy rằng việc kết hợp này thực sự là một giải pháp để sớm giải quyết các kiến nghị sau giám sát của ban. Các ban HĐND đã lựa chọn những vấn đề khó nhất, nóng nhất từ hoạt động giám sát, khảo sát,... hoặc vấn đề ban kiến nghị đã lâu chưa thấy giải quyết, hoặc giải quyết chưa thoả đáng. Để việc chất vấn được tiến hành đạt hiệu quả, chất lượng, bước tiếp theo là phải thu thập đầy đủ và nghiên cứu kỹ các thông tin liên quan đến nội dung chất vấn. Trước khi kỳ họp diễn ra, tại cuộc họp thơng qua báo cáo thẩm tra, tập thể ban có thể bàn bạc, thảo luận, thống nhất phân công các thành viên tham gia chất vấn, bảo đảm phối hợp ăn ý. Nếu câu trả lời chưa thỏa đáng, các thành viên khác tiếp tục truy vấn, phối hợp cùng làm rõ vấn đề. Lãnh đạo ban tham gia dự thảo nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp để có ý kiến

54

trực tiếp về các nội dung cơ quan trả lời chất vấn đã cam kết. Sau chất vấn và trả lời chất vấn, tập thể ban và các thành viên được phân công theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác giám sát của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư công trường hợp huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)