Thang đo Sự quan tâm đến sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 50)

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo hiệu

chỉnh/bổ sung Nguồn

QTSK1 Tôi nghĩ mình là người rất có ý thức về sức khỏe

Giữ nguyên Nguyễn

Xuân Cường và

cộng sự (2014) QTSK2 Tôi quan tâm đến sức khỏe của

mình

QTSK3

Tơi quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có một nguồn thu nhập ổn định khi về già

Tôi quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để được chăm sóc sức khỏe

Nguồn: Tác giả đề xuất

Thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

Thang đo Ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Mai (2015) gồm 3 biến quan sát. Thang đo sau khi thảo luận, phỏng vấn các thành viên cho điều chỉnh một số từ ngữ và bổ sung 01 phát biểu. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh/bổ

sung Nguồn

YDTG1 Tôi quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tôi quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Nguyễn Tuyết Mai

(2015)

YDTG2

Tôi dự định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới

Tôi dự định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tới

YDTG3

Tơi có kế hoạch tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vì rất thiết thực và cần thiết đối với tôi.

Tôi cảm thấy việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện vì rất thiết thực và cần thiết đối với tôi.

YDTG4

Tôi nghĩ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là quan trọng đối với bản thân và gia đình

Như vậy, tổng số thang đo được đưa vào nghiên cứu chính thức là 23 thang đo. Trong đó, thơng qua thảo luận nhóm có tiến hành bổ sung 04 thang đo, điều chỉnh từ ngữ 17 thang đo và giữ nguyên 02 thang đo để phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp số lượng thang đo các yếu tố được thể hiện trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Tổng hợp số lƣợng thang đo của các yếu tố

STT Nội dung Thang đo nguyên

gốc

Thang đo khảo sát 1 Thái độ 3 5 2 Chuẩn chủ quan 3 3 3 Kiểm soát hành vi 3 3 4 Sự quan tâm đến sức khỏe 3 3

5 Công tác tuyên truyền 4 5

6 Ý định tham gia bảo

hiểm y tế tự nguyện 3 4

Tổng cộng 19 23

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3 Nghiên cứu định lƣợng

“Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin là khảo sát trực tiếp

thơng qua bảng hỏi. Sau đó, phân tích dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Tác giả sử dụng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) để xác định và phân chia các nhóm yếu tố. Sau đó thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính mơ hình nghiên cứu để xác định mối quan hệ của các yếu tố với ý định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.”

3.3.1 Chọn mẫu

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả ưu tiên chọn mẫu khảo sát cá nhân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai nhưng chưa tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Lý do chọn phương pháp này là vì đối tượng trả lời dễ tiếp cận, tiết kiệm kinh phí.

Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 5:1, nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 1998). Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo công thức N ≥ 5 * x với x là số biến quan sát trong mơ hình.”

“Nghiên cứu gồm có 23 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu

là 115. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy và mang tính đại diện cao hơn, kích thước mẫu nên lớn hơn kích thước tối thiểu nhằm dự phịng cho những trường hợp khơng trả lời hoặc trả lời không đầy đủ. Vì vậy, tác giả thực hiện phát 200 bảng hỏi.

3.3.2 Q trình thu thập thơng tin

Bảng hỏi được gửi đến từng đối tượng khảo sát, trên bảng hỏi đã thể hiện bảo mật cho người trả lời và chỉ sử dụng thơng tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Bảng hỏi không thu thập thông tin về họ tên, địa chỉ của người tham gia khảo sát để tránh trường hợp trả lời khơng khách quan, chính xác nội dung câu hỏi.

3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

“Sau khi việc thu thập dữ liệu được hoàn tất, những khảo sát khơng đạt

u cầu sẽ được rà sốt để loại bỏ, tiếp theo sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

3.4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng công cụ Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:

Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát

thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 trở lên là sử dụng được. Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn thì xuất hiện hiện tượng trùng lắp trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, các nghiên cứu còn phải sử dụng thêm hệ số tương quan biến tổng (Iterm – Total correlation). Hệ số tương quan biến – tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với cá biến khác trong nhóm càng cao. Những biến nào có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo phương pháp phân tích nhân tố chính Principal Component Analysis cùng với phép xoay Varimax với các biến quan sát đủ điều kiện.

Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện với các mục tiêu (1) Đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát; (2) Đánh giá độ phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu của biến độc lập, nhằm xem xét mức độ độc lập của từng khái niệm trong mối liên hệ với các khái niệm nghiên cứu.

Theo Hair (2010) để mơ hình EFA đảm bảo độ tin cậy thì cần: (1) Kiểm định tính phù hợp của EFA bằng cách sử dụng thước đo KMO (Kaise- Meyer – Olkin measure). Giá trị KMO phải thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1 cho dữ liệu phân tích thực tế; (2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát bằng cách dựa vào giá trị kiểm định Barlett; và (3) Kiểm định mức độ giả thích của biến quan sát bằng cách sử dụng phương sai trích (% cumulative

variance) với trị số phương sai trích phải lớn hơn 50%. Đồng thời trích xuất nhân tố theo hệ số Eigen phải lớn hơn 1.0 nhằm đảm bảo mỗi nhân tố trích xuất đều đảm bảo khả năng giải thích phương sai của ít nhất 01 biến quan sát.

3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính

“Phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm xác định tầm quan trọng của

các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Quá trình phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính được thực hiện qua các bước:”

“Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với

biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan.

“Bước 2: Xây dựng và kiểm định mơ hình hồi quy

Phân tích hồi quy nhằm khẳng định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến biến phụ thuộc.

Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

“Chương 3 tác giả tập trung trình bày về phương pháp nghiên cứu

thơng qua việc mơ tả quy trình nghiên cứu, các bước nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu thơng tin, sử dụng phương pháp định tính và định lượng để hồn chỉnh mơ hình, xây dựng thang đo, mã hóa các câu hỏi, xác định cỡ mẫu khảo sát. Giới thiệu sơ lược kỹ thuật và yêu cầu phân tích dữ liệu phần mềm SPSS.”

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu gồm thông tin mẫu khảo sát, kết quả kiểm định thang đo, kết quả mơ hình hồi quy, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và phần cuối chương là thảo luận kết quả nghiên cứu.

4.1 Tình hình thực hiện mua bảo hiểm y tế của ngƣời dân trên địa bàn Thành phố Long Khánh Thành phố Long Khánh

Thành phố Long Khánh nằm ở giữa về phía Đơng của tỉnh Đồng Nai và là một thành phố nằm trên cửa ngõ vào Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp huyện Xn Lộc; phía Tây giáp huyện Thống Nhất; phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ; phía Bắc giáp huyện Định Quán. Tổng diện tích tự nhiên là 192 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên tồn tỉnh gồm 15 xã, phường. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thì dân số của thành phố là hơn 172 ngàn người. Với lợi thế là vị trí cửa ngõ giao thơng của vùng, liên kết với khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thông qua các tuyến đường sắt, quốc lộ 1, các tuyến cao tốc, thành phố Long Khánh có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, kinh tế của Thành phố tăng trưởng đạt trên 6.5%/năm, đời sống nhân dân được nâng lên, trình độ dân trí, ý thức người dân khơng ngừng được nâng cao trong đó có lĩnh vực Bảo hiểm y tế.

Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh, năm 2018 tồn huyện có 111.146 người có thẻ Bảo hiểm y tế, so với năm 2017 tăng 2.5% tuy có tăng nhưng chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm y tế nên tham gia khá đầy đủ, hiện nay cũng còn nhiều đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp chưa tham gia Bảo hiểm y tế do chủ sử dụng lao động chưa chủ động tham gia cho người lao động.

Đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi do Ủy ban nhân dân cấp xã làm đầu mối trong việc lập danh sách. Hiện nay, theo quy định pháp luật đã thực hiện dịch vụ liên thơng thủ tục hành chính về cấp khai sinh – cấp số định danh – cấp thẻ bảo hiểm y tế và nhập khẩu cho trẻ dưới 06 tuổi nên cơ bản đảm bảo số lượng và được cấp thẻ kịp thời. Tuy nhiên, một số xã còn còn chậm trễ trong việc lập danh sách dẫn đến việc cấp thẻ chưa kịp thời.

Bảng 4.1: Tình hình tham gia Bảo hiểm y tế tại thành phố Long Khánh

STT Đối tƣợng Số lƣợng tham gia (ngƣời)

1 Công chức, viên chức 3,505

2 Trẻ em dưới 6 tuổi 15,448

3 Học sinh 25,956

4 Người nghèo và người dân tộc 682

5 Người cận nghèo 292

6 Người có cơng 838

7 Thân nhân người có cơng, tham gia

kháng chiến 1,571

8 Bảo trợ xã hội 4,132

9 Hưu trí, mất sức 489

10 Thân nhân Cơng an 202

11 Hộ gia đình 44,513

12 Thân nhân Quân đội 24

13 Người lao động làm việc trong các

doanh nghiệp nhà nước 612

14 Người lao động làm việc trong doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7,723

15 Người nước ngoài 106

16 Người lao động trong doanh nghiệp

ngoài quốc doanh, kinh doanh cá thể 4,192 17 Cán bộ xã, phường, không chuyên trách,

Hội đồng nhân dân 649

18 Khối ngồi cơng lập 212

Theo chỉ tiêu được giao, năm học 2017-2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo phải vận động, tuyên truyền học sinh, sinh viên tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 98% trở lên số học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chỉ đạo, vận động học sinh, sinh viên tham gia tại các điểm trường trên địa bàn. Tính đến tháng 9/2018, học sinh, sinh viên tồn thành phố có thẻ 25,956 em đạt 83.91% , tăng 7.90% so với năm học trước.

Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua thì đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế tự nguyện có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ Bảo hiểm y tế tự nguyện vẫn còn thấp so với Bảo hiểm y tế và số người chưa tham gia Bảo hiểm y tế còn cao. Điều này cho thấy còn một bộ phận rất lớn người dân tại thành phố Long Khánh vẫn chưa tiếp cận được chính sách Bảo hiểm y tế tự nguyện. Nguyên nhân tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia Bảo hiểm y tế còn thấp chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn (khơng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn… để được ngân sách nhà nước hỗ trợ); nhận thức người dân cịn hạn chế nên khơng tham gia Bảo hiểm y tế. Chất lượng khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuy có nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là y tế tuyến xã.

4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 4.2.1 Thống kê mẫu khảo sát 4.2.1 Thống kê mẫu khảo sát

Nghiên cứu gồm có 23 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 115. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy và mang tính đại diện cao hơn, kích thước mẫu nên lớn hơn kích thước tối thiểu nhằm dự phịng cho những trường hợp khơng trả lời hoặc trả lời khơng đầy đủ. Vì vậy, tác giả thực hiện phát 200 bảng hỏi. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 200 phiếu. Sau khi kiểm tra có 07 phiếu khơng đạt yêu cầu . Như vậy, tổng số phiếu đạt yêu cầu để thực hiện phân tích dữ liệu là 193 phiếu.

Kết quả cho thấy trong 193 người dân được khảo sát thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, với số lượng là 109 nam chiếm 56.48% và nữ

giới là 84 người, chiếm 43.52%. Kết quả này cho thấy quan sát ngẫu nhiên lấy từ cộng đồng dân cư có sự cân bằng về giới tính.

Hình 4.1: Tỷ lệ ngƣời đƣợc khảo sát phân theo giới tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về đặc điểm độ tuổi, kết quả cho thấy người dân ở nhóm tuổi từ 45 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.31%; kế tiếp là những người thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 33.68%. Ngồi ra có gần 17% người được phỏng vấn trên 60 tuổi và gần 12.5% người được phỏng vấn dưới 30 tuổi.

Hình 4.2: Tỷ lệ ngƣời đƣợc khảo sát phân theo độ tuổi

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về đặc điểm trình độ học vấn, hầu hết những người tham gia khảo sát đều có trình độ từ Trung học cơ sở trở lên. Trong đó, có 104 người dân có

Nam Nữ

trình độ Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 55.89%, 55 người dân có trình độ Trung học phổ thơng chiếm tỷ lệ 28.49% và 14 người có trình độ Trung cấp/Cao đẳng. Ngồi ra, có 5 trường hợp chưa qua đào tạo với tỷ lệ 2.59%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)