Giá trị trung bình của yếu tố Quan tâm sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 61)

Nội dung phát biểu Trung bình

Tơi nghĩ mình là người rất có ý thức về sức khỏe 3.40

Tơi quan tâm đến sức khỏe của mình 3.45

Tôi quan tâm đến việc tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

để được chăm sóc sức khỏe 3.39

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.5 cho thấy đối với nhóm yếu tố liên quan đến Quan tâm sức khỏe. Trong 3 ý kiến thì có 2 ý kiến là “Tơi nghĩ mình là người rất có ý thức

nguyện để được chăm sóc sức khỏe” có mức giá trị trung bình, cịn ý kiến

“Tơi quan tâm đến sức khỏe của mình” có giá trị trung bình cao nhất với 3.45 điểm.

- Kết quả khảo sát yếu tố Công tác tuyên truyền

Bảng 4.6 cho thấy tất cả các phát biểu liên quan đến Công tác tuyên truyền đều nhận được nhiều sự đồng tình của người dân. Điều này đúng với thực tế công tác tuyên truyền về Bảo hiểm y tế tự nguyện được hiểu là các hoạt động quảng bá, hướng đến việc nhận biết, làm gia tăng sự quan tâm của người dân đến Bảo hiểm y tế tự nguyện. Phát biểu “Tôi hiểu các quy định về

Bảo hiểm y tế tự nguyện thông qua những người đã tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện” đạt giá trị trung bình cao nhất là 3.63.

Điều này đúng với thực tế tại địa phương, bên cạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng, thì Thành phố Long Khánh cịn tập trung cho công tác tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về bảo hiểm y tế.

Bảng 4.6: Giá trị trung bình của yếu tố Cơng tác tun truyền

Nội dung phát biểu Trung bình

Tơi đã được nghe nói về Bảo hiểm y tế tự nguyện thông qua

loa phát thanh ở xã; đài phát thanh và truyền hình 3.45 Tôi đã được biết về Bảo hiểm y tế tự nguyện thông qua tuyên

truyền của nhân viên đại lý thu Bảo hiểm y tế tại xã. 3.50

Tôi hiểu các quy định về Bảo hiểm y tế tự nguyện thông qua

những người đã tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện 3.63

Các hội, đồn thể cho tơi biết nhiều về Bảo hiểm y tế tự

nguyện khi hội họp 3.55

Việc tuyên truyền về Bảo hiểm y tế tự nguyện tác động tích

cực đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện 3.60

- Kết quả khảo sát yếu tố Ý định trả lời

Như đã nêu ở trên, ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chịu sự ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thống kê điểm trung bình của ý định tham gia theo các đặc điểm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn…

Ở Hình 4.5 tiến hành thống kê đánh giá điểm trung bình ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân theo các đặc điểm giới tính. Qua thống kê cho thấy, phụ nữ có ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện cao hơn nam giới. Điều này đúng với thực tế vì phụ nữ ở khu vực nông thôn thường xuyên lao động nặng nhọc nên sức khỏe thường xuyên bị ảnh hưởng nên họ rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, với tâm lý chăm lo sức khỏe cho bản thân và gia đình nên phụ nữ có nhu cầu tìm hiểu việc tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Hình 4.5: Trung bình ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện phân theo giới tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành đánh giá ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân theo độ tuổi thể hiện ở Hình 4.6. Kết quả cho thấy người dân ở độ tuổi từ 45-60 tuổi có ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện nhiều nhất, kế đến là người dân ở độ tuổi trên 60 tuổi. Khi càng già, người dân càng chú ý nhiều đến sức khỏe và các phương tiện để chăm sóc sức khỏe bản thân.

YDTG1 YDTG2 YDTG3 YDTG4

Nam 3.02 3.03 3.03 3.08 Nữ 3.23 3.33 3.36 3.37 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4

Hình 4.6: Trung bình ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện phân theo độ tuổi

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tiếp theo, Hình 4.7 cho thấy người dân có trình độ trung cấp, cao đẳng rất quan tâm đến việc tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện điều này có thể giải thích là do họ hiểu biết được các ưu điểm, lợi ích của việc tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng chưa có cơ hội, điều kiện để tiếp cận dịch vụ.

Hình 4.7: Trung bình ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện phân theo trình độ đào tạo 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 YDTG1 YDTG2 YDTG3 YDTG4

YDTG1 YDTG2 YDTG3 YDTG4

Trên 60 tuổi 3.05 3.19 3.15 3.16

Từ 45-60 tuổi 3.25 3.34 3.29 3.37

Từ 30-45 tuổi 3.05 3.02 3.04 3.08

Dười 30 tuổi 2.96 3.01 3.03 3.04

YDTG1 YDTG2 YDTG3 YDTG4

Chưa qua đào tạo, tiểu học 2.87 3.01 3.05 3.04

Trung học cơ sở 2.96 3.02 3.04 3.03 Trung học phổ thông 3.12 3.05 3.07 3.09 Trung cấp, Cao đẳng 3.34 3.4 3.38 3.37 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo

4.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến độc lập Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Biến

Giá trị trung bình nếu loại

biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha khi loại biến Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Thái độ = 0.804

THADO1 8.59 6.004 .626 .750

THADO2 8.54 6.229 .585 .770

THADO3 8.55 5.925 .605 .761

THADO4 8.61 5.907 .655 .736

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Chuẩn chủ quan = 0.712

CCQ1 7.27 2.167 .527 .628

CCQ2 7.34 2.152 .546 .603

CCQ3 7.37 2.402 .522 .635

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Kiểm soát hành vi = 0.742

KSHV1 7.07 2.365 .601 .617

KSHV2 7.11 2.650 .553 .675

KSHV3 7.12 2.512 .551 .677

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quan tâm sức khỏe = 0.829

QTSK1 6.83 2.149 .698 .752

QTSK2 6.79 2.228 .657 .792

QTSK3 6.85 2.024 .706 .744

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Công tác tuyên truyền = 0.828

TT1 14.28 6.223 .576 .808

TT2 14.23 5.979 .647 .787

TT3 14.09 5.835 .665 .781

TT4 14.18 6.594 .683 .785

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo lần lượt là: yếu tố “Chuẩn chủ quan” là 0.712; yếu tố “Kiểm soát hành vi” là 0.742; yếu tố “Quan tâm sức khỏe” là 0.829; yếu tố “Công tác tuyên truyền” là 0.828.

Riêng đối với yếu tố “Thái độ” khi kiểm tra lần 1 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.742 nhưng có biến THADO5 có hệ số tương quan biến tổng là 0.162 < 0.3 nên loại biến này. Tiến hành kiểm định lại lần 2, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0.804 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 nên đủ điều kiện để phân tích EFA ở bước tiếp theo. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập được thể hiện ở Bảng 4.7.

4.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc

Thang đo “Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện” được đo lường bởi 4 biến quan sát bao gồm: YDTG1, YDTG2, YDTG3 và YDTG4 . Dựa vào kết quả phân tích tại Bảng 4.8, hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện” là 0.845 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ các biến.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS

Biến

Giá trị trung bình nếu loại

biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha khi loại biến YDTG1 9.54 3.760 .663 .812 YDTG2 9.49 3.584 .652 .816 YDTG3 9.48 3.407 .696 .797 YDTG4 9.44 3.446 .717 .788 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.845

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá các thành phần thang đo của các biến độc lập độc lập

Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha của 5 biến độc lập: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát hành vi, Sự quan tâm đến sức khỏe và Công tác tuyên truyền. Ban đầu thang đo của 5 thành phần này có 19 biến quan sát. Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha thì cịn 18 biến đủ điều kiện (loại biến THADO5). Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát này theo các thành phần.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ 1 cho thấy hệ số KMO= 0.813 tuy nhiên biến TT4 cùng tải lên 2 nhân tố nên sẽ xem xét loại hai biến này và tiến hành phân tích lại EFA lần 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ 2 được thể hiện ở Bảng 4.9.

Kết quả phân tích cho thấy

- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.817 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig = 0.0000 < 0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

- Phương sai trích lũy tiến bằng 68.831 thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 68.831% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá.

- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 5 bằng 1.036 > 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 5, hay kết quả phân tích cho thấy có 5 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.6, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này thể hiện.

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo biến độc lập Biến Nhân tố Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 THADO1 .763 THADO2 .756 THADO3 .756 THADO4 .748 TT2 .791 TT3 .782 TT5 .741 TT1 .714 QTSK3 .852 QTSK1 .842 QTSK2 .813 KSHV1 .802 KSHV2 .768 KSHV3 .745 CCQ2 .777 CCQ1 .774 CCQ3 .686 Phương sai trích lũy tiến (%) 29.348 41.610 51.239 59.734 65.831 Hệ số Eigenvalue 4.989 2.085 1.637 1.444 1.036 Hệ số KMO = 0.817

Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig. = 0.000

5 nhân tố đƣợc xác định có thể đƣợc mơ tả nhƣ sau:

- Nhân tố 1: gồm 4 biến quan sát THADO1, THADO2, THADO3, THADO4. Các biến này cấu thành nhân tố Thái độ. Các biến quan sát này đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 2: gồm 4 biến quan sát TT2, TT3, TT5, TT1. Các biến này cấu thành nhân tố Công tác tuyên truyền. Các biến quan sát này đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 3: gồm 3 biến quan sát QTSK3, QTSK1, QTSK2. Các biến này cấu thành nhân tố Quan tâm sức khỏe. Các biến quan sát này đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 4: gồm 3 biến quan sát KSHV1, KSHV2, KSHV3. Các biến này cấu thành nhân tố Kiểm soát hành vi. Các biến quan sát này đều có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 5: gồm 3 biến quan sát CCQ2, CCQ1, CCQ3. Các biến này cấu thành nhân tố Chuẩn chủ quan. Các biến quan sát này đều có hệ số tải lớn hơn 0.6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

Thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện gồm 4 biến quan sát. Sau khi đạt độ tin cậy bằng kiểm tra Cronbach’s Alpha, thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện vẫn cịn 4 biến quan sát.

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định lại mức độ hội tụ của các biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các thang đo thuộc nhân tố Ý định tham gia có kết quả ở Bảng 4.10.

- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.819 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig = 0.0000 < 0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

- Phương sai trích lũy tiến bằng 68.368 thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 68.368% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá.

- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 1 bằng 2.735 > 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 1, hay kết quả phân tích cho thấy có 1 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.8, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các này thể hiện.

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo thành phần Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

Biến quan sát Nhân tố

1 Tôi cảm thấy việc tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện mang

lại nhiều ý nghĩa cho bản thân 0.813

Tôi nghĩ tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện là quan trọng đối

với bản thân và gia đình 0.805

Tơi dự định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời

gian tới 0.837

Tôi quan tâm đến việc tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện 0.851 Phương sai trích = 68.368%

Hệ số Eigenvalue = 2.735 Hệ số KMO = 0.819

Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig. = 0.0000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS

4.5 Phân tích hồi quy

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 5 yếu tố tác động đến Ý định tham gia Bảo hiểm y tế của người dân. Tiếp theo, nghiên cứu phân tích hồi quy nhằm xác định sự tương quan tuyến tính và mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia Bảo hiểm y tế của người dân

Phân tích hồi quy được thực hiện giữa biến phụ thuộc là Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện và các biến độc lập như: (1) Thái độ (THADO),

(2) Chuẩn chủ quan (CCQ), (3) Kiểm soát hành vi (KSHV), (4) Quan tâm sức khỏe (QTSK), (5) Công tác tuyên truyền (TT).

4.5.1 Kiểm định tƣơng quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả thực hiện phân tích tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập để xem xét mối quan hệ giữa các biến với nhau thông qua ma trận tương quan với giá trị kiểm định là hệ số tương quan Pearson. Kết quả phân tích tương quan thể hiện trong Bảng 4.11.

Theo kết quả, các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc, trong đó hệ số tương quan giữa Quan tâm sức khỏe với Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện đạt cao nhất với giá trị 0.561; hệ số tương quan giữa Kiểm soát hành vi với Ý định tham gia Bảo hiểm y tế đạt giá trị thấp nhất với giá trị 0.231. Ngoải ra, giữa các biến độc lập cũng có mối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)