Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 40 - 44)

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu - Thái độ

Thái độ được xem là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi của con người (Ajzen, 1991; Olsen, 2002). Theo lý thuyết về hành vi dự định, thái độ khơng quyết định hành vi trực tiếp; đúng hơn, nó tác động đến ý định hành vi, ảnh hưởng đến hành vi của con người. Vì vậy, thái độ đối với một hành vi là tiền đề của ý định hành vi. Thái độ đối với hành vi được xác định bởi một đánh giá thuận lợi hoặc bất lợi của từng cá nhân về

H1 (+) H3 (+) H2 (+) H4 (+) H5 (+) Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi Sự quan tâm đến sức khỏe Công tác tuyên truyền Thái độ Ý định mua Bảo hiểm y tế tự nguyện

kết quả liên quan đến hành vi. Nó tăng lên khi các cá nhân nhận thấy họ có nhiều nguồn lực và sự tự tin hơn (Ajzen, 1985; Hartwick & Barki, 1994; Lee & Kozar, 2005).

Nếu người dân đánh giá rằng việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là hữu ích đối với họ, thì theo lý thuyết, mức độ quan tâm đối với tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ mạnh hơn. Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014); Nguyễn Tuyết Mai (2015); Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) và Brahmana và cộng sự (2018) đã tìm thấy tác động của thái độ đối với ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Do vậy, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:

H1: Thái độ tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

- Chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan thể hiện là các niềm tin của một người về liệu có ai đó có ý nghĩa (với anh ta hoặc cô ta) nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta nên hay không nên thực hiện một hành vi nào đó. Những người có ý nghĩa là những người mà các sở thích của họ về hành vi của anh ta hoặc cô ta trong lĩnh vực này là quan trọng đối với anh ta hoặc cô ta (Eagly và Chaiken, 1993). Thái độ ủng hộ của những người ảnh hưởng càng mạnh sẽ có nhiều khả năng tác động đến việc ủng hộ tham gia.

Chih – Hsuan Huang và cộng sự (2015) cho rằng, chuẩn chủ quan cũng là tiền đề của ý định hành vi trong lý thuyết của hành vi dự định. Một chuẩn chủ quan được khái niệm hóa như là áp lực xã hội mà người tiêu dùng cảm nhận việc có nên thực hiện một hành vi hay không. Hành vi có nhiều khả năng bị thay đổi khi các cá nhân nhận thấy rằng nó phải tuân theo một quy tắc chủ quan nhất định. Một số nghiên cứu cho rằng áp lực xã hội chẳng hạn như ý kiến của các thành viên trong gia đình, quan điểm của bạn bè, hàng xóm sẽ ảnh hưởng đến hành vi.

Oskamp và cộng sự (1991) tin rằng tồn tại mối quan hệ tích cực của gia đình, bạn bè người thân - được xem như là chuẩn chủ quan – lên hành động mua bảo hiểm tự nguyện. Hơn nữa, chuẩn chủ quan được xem là một động lực thúc đẩy việc tham gia bảo hiểm (Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018; Brahmana và cộng sự, 2018). Do vậy, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:

H2: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Kiểm soát hành vi

Ajzen (1991) đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận như là niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực hiện một hành vi. Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ hội thì người đó cảm thấy càng có ít các cản trở đối với việc thực hiện hành vi và do đó sự kiểm sốt hành vi của người đó càng lớn. Ajzen (1991) cho rằng các nhân tố kiểm sốt có thể là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức…) hoặc bên ngồi người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác). Do vậy, giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

H3: Kiểm soát hành vi tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện

- Sự quan tâm đến sức khỏe

Ý thức sức khỏe cao dẫn đến sự quan tâm cao đối với việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có lợi cho sức khỏe trong hiện tại cũng như trong tương lai. Điều này phù hợp với các khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe trên thế giới. Olsen (2002) cho rằng sự quan tâm có thể được xác định bởi thái độ (tích cực hay tiêu dực), ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, và sự quan tâm sức khỏe của người dân. Ý thức và sự quan tâm về sức khỏe cũng đã được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện (Nguyễn Xuân Cường và cộng sự, 2014; Nguyễn Tuyết Mai, 2015; Lê Cảnh

Bích Thơ và cộng sự, 2016; và Brahmana và cộng sự, 2018). Điều này cũng phù hợp với thưc tế, những người từ tuổi trung niên trở đi, họ thường quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn so với những người trẻ tuổi. Do đó, giả thuyết H4 được phát biểu như sau:

H4: Sự quan tâm đến sức khỏe tác động tích cực (+) đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Công tác tuyên truyền

Tuyên truyền về Bảo hiểm y tế tự nguyện được hiểu là các hoạt động quảng bá, hướng đến việc nhận biết, làm gia tăng sự quan tâm của người dân đến Bảo hiểm y tế tự nguyện. Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014); Lê Cảnh Bích Thơ và cộng sự (2016); Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) đều minh chứng là công tác tuyên truyền tác động tích cực đến ý định tham gia Bảo hiểm. Do đó, giả thuyết H5 được phát biểu như sau:

H5: Cơng tác tun truyền tác động tích cực (+) đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

“Chương này tác giả trình bày về các khái niệm bảo hiểm y tế tự nguyện, ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Dựa trên lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) và các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014); Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) và Brahmana và cộng sự (2018) làm cơ sở cho việc nghiên cứu, có chọn lọc, bổ sung các yếu tố cho phù hợp với thực tế công tác bảo hiểm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát hành vi, Sự quan tâm đến sức khỏe và Công tác tuyên truyền.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Đồng thời, nêu lên cách xác định mẫu nghiên cứu, cách thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu nghiên cứu.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)