Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Lý thuyết ủy nhiệm (hay còn gọi là Lý thuyết đại diện) đƣợc xem là nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về kế toán. Nội dung của lý thuyết này đề cập đến

mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên đƣợc ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Theo hợp đồng, bên đƣợc ủy nhiệm đại diện cho bên ủy nhiệm thực hiện một số công việc, bao gồm thẩm quyền ra quyết định kinh tế thay. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng, mặc dù ủy nhiệm đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm, nhƣng việc tồn tại một mâu thuẫn trong mối quan hệ này là điều khó tránh khỏi khi cả hai bên đều theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của riêng mình. Để giải quyết mâu thuẫn này cần có chế độ đãi ngộ thích hợp cho ngƣời đƣợc ủy nghiệm, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với ngƣời ủy nhiệm để hạn chế những hành vi tƣ lợi, khơng bình thƣờng…

Ngƣời đƣợc ủy nhiệm thƣờng có kiến thức chuyên môn hơn ngƣời ủy nhiệm. Hoạt động chuyên môn hàng ngày đều do họ thực hiện. Khi kiến thức càng cao thì khả năng ngƣời đƣợc ủy nhiệm lợi dụng ngƣời ủy nhiệm khi hoạt động giám sát không hiệu quả. Bell & Carcello (2000) cho rằng, trong các tổ chức có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành vi tƣ lợi của những ngƣời đƣợc ủy nhiệm. Do đó, cần thiết phải có một hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ quyền lợi của ngƣời ủy nhiệm trong vấn đề xung đột lợi ích với ngƣời đƣợc ủy nhiệm.

Theo lý thuyết ủy nhiệm, BCTC là công cụ giám sát hiệu quả điều hành của nhà quản lý, còn nhà quản lý dùng BCTC để thuyết phục chủ ở hữu rằng họ đã điều hành một cách hiệu quả nhất (Watson & cộng sự, 2002). Từ lý luận này, tác giả cho rằng yếu tố Quản trị có tác động đến CLTT BCTC. Thơng qua các chính sách kế tốn, các nhà quản lý có thể tác động vào việc xử lý TTKT nhằm tạo ra một hình ảnh khơng đúng với thực tế của doanh nghiệp và sử dụng nó cho những hành vi tƣ lợi của mình. Do đó, cần thiết có một cơ chế giám sát từ phía bên trong nhằm hạn chế hành vi gian lận, không tn thủ quy định của kế tốn. Bên cạnh đó các cơng ty kiểm tốn cũng đóng một vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và cung cấp thơng tin kế bởi vì các cơng ty kiểm tốn có thể giúp các DN thực hiện hiệu quả các chính sách về giá phí, chi phí, lƣu chuyển tiền tệ; kiểm tra và giám sát. Lý thuyết ủy nhiệm cũng đƣa ra quan điểm rằng tính độc lập của các thành viên trong ban quản

trị càng cao thì hiệu quả giám sát càng gia tăng (Nicholson và Kiel, 2007). Epstein và Roy (2010) cũng đƣa ra đề xuất HĐQT cần thƣờng xuyên nâng cao những kỷ năng và kiến thức để duy trì hiệu quả hoạt động của cơng ty trƣớc những biến động của thị trƣờng.

Lý thuyết ủy nhiệm khi đƣợc sử dụng trong luận văn này đã giúp tác giả hình dung đƣợc các nhân tố Bộ máy quản trị, hành vi điều chỉnh lợi nhuận, hệ thống KSNB và kiểm toán độc lập có mối quan hệ với CLTT BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)