Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc xây dựng đầu tiên bởi George Akerlof vào năm 1970. Kể từ khi đƣợc giới thiệu, khái niệm về thơng tin bất cân xứng đã đóng một vai trị quan trọng trong nghiên cứu kế tốn tài chính (Glosten & Spatt, 2005; Healy & Palepu, 2001; theo Harakeh, 2017). Scott (2015) cho rằng sự bất cân xứng thông tin chắc chắn là khái niệm quan trọng nhất của lý thuyết kế tốn tài chính. Lý thuyết này có đƣợc vai trị quan trọng của nó trên thị trƣờng tài chính từ thực tế là mức độ nghiêm trọng của thơng tin bất cân xứng có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của thị trƣờng (Harakeh, 2017).

Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng sự bất cân xứng thông tin chịu tác động từ việc công bố các thơng tin BCTC, từ đó tác động đến đến các quyết định kinh tế của những ngƣời tham gia thị trƣờng. Hai đối tƣợng chính của thơng tin bất cân xứng là đối tƣợng bên trong (có nhiều thơng tin) và đối tƣợng bên ngồi (có ít thơng tin hơn, hoặc có đƣợc thơng tin nhƣng khơng chính xác). Trong thị trƣờng vốn, thông tin bất cân xứng tồn tại vì hai vấn đề chính: rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi.

Vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi đối tƣợng bên trong lạm dụng các

nguồn lực của công ty để phục vụ lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi nhà quản lý – có đƣợc nhiều thơng tin từ sự trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty –có sự tƣ lợi mà các HĐQT, hoặc chủ sở hữu, nhà đầu tƣ…- những ngƣời khơng có đƣợc nhiều thơng tin, hoặc có đƣợc thơng tin BCTC không đáng tin cậy. Vấn đề rủi ro đạo đức

sẽ càng nghiêm trọng nếu các đối tƣợng bên ngồi khơng có đủ thơng tin để ngăn chặn kịp thời (Harakeh, 2017). Do đó, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn chặn vấn đề này.

Vấn đề lựa chọn bất lợi phát sinh khi một bên trong giao dịch kinh tế có ít

thơng tin hoặc có sự kỳ vọng về thơng tin khơng chính xác. Trong thực tế, vấn đề này phát sinh khi các tổ chức tín dụng, ngân hàng, cơng ty bảo hiểm… tiếp nhận thông tin về kế hoạch kinh doanh và trả phƣơng án trả nợ …không chính xác từ phía doanh nghiệp. Trong thị trƣờng chứng khoán, lựa chọn bất lợi xảy ra khi các nhà đầu tƣ định giá cổ phiếu khơng chính xác khi có sự kỳ vọng về giá cổ phiếu khơng hợp lý. Lựa chọn bất lợi gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tƣ và phân bổ vốn, từ đó gây tổn thất nặng nề cho xã hội (Harakeh, 2017).

Từ những lập luận trên, tác giả cho rằng cần thiết phải có một hệ thống giám sát và những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự gian lận trong các BCTC. Theo đó, khi dƣa vào bài nghiên cứu này, lý thuyết thông tin bất cân xứng giúp tác giả hình thành nên ý tƣởng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, vai trò của hệ thống

KSNB có tác động đến CLTT BCTC.

2.3.3 Lý thuyết tam giác gian lận (The Fraud Triangle)

Lý thuyết tam giác gian lận đƣợc phát triển đầu tiên bởi nhà nghiên cứu tội phạm học ngƣời Mỹ - Donald R. Cressey (1953), khi ông thực hiện nghiên cứu hành vi tham ô và biển thủ của tội phạm kinh tế. Mơ hình này sau đó đƣợc phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Rasha Kassem & Andrew Higson, 2012; Roden & các cộng sự, 2016…).

Theo Cressey, tam giác gian lận trình bày 3 nhân tố dẫn đến hành vi gian lận, bao gồm: Áp lực, cơ hội và thái độ.

Áp lực: những bế tắc trong cuộc sống cá nhân nhƣ khó khăn về tài chính,

rạn nức trong mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời làm thuê… tạo ra những áp lực.. Áp lực làm phát sinh hành vi gian lận, bất kể đó là nhân viên, ngƣời quản lý hay tổ chức.

Cơ hội: khi đã bị áp lực, gặp cơ hội thuận lợi thì sẽ thực hiện hành vi gian lận. Cơ hội đến từ việc có khả năng có đƣợc các thơng tin dẫn tới gian lận, hoặc kỹ năng thực hiện các gian lận.

Thái độ: không phải bất kỳ ai khi gặp phải áp lực và cơ hội cũng đều thực

hiện hành vi gian lận. Việc thực hiện hành vi gian lận cịn phụ thuộc vào thái độ, cá tính của từng cá nhân, ngƣời quản lý hoặc tổ chức.

Khi vận dụng vào bài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy lý thuyết tam giác gian lận có thể áp dụng để đánh giá tác động của yếu tố Hạn chế của ngành thủy

sản và hành vi điều chỉnh lợi nhuận - vấn đề nhạy cảm không phải ai cũng can

đảm thừa nhận nhƣng không phải không hiện hữu trong thực tiễn - đến CLTT BCTC.

2.3.4 Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory)

Rogers vào năm 1976 đã định nghĩa khuếch tán là quá trình mà sự đổi mới đƣợc truyền đạt thông qua nhiều cách thức giữa các thành viên của một hệ thống xã hội. Trong đó, đổi mới là một ý tƣởng, một cách thực hành hoặc một cảm nhận là mới bởi cá nhân hay đơn vị. Ryan và Gross (1943) đƣa ra năm bƣớc cho việc áp dụng thành cơng sự đổi mới, đó là: ý thức, sự quan tâm, đánh giá, thử nghiệm và tiếp nhận (Rogers, 1976, theo Shalini S. Gopalkrishnan, 2013).

Nghiên cứu của Doms, Dunne và Troske (1997) cho thấy kỹ năng (đo bằng trình độ hoặc mức lƣơng) là yếu tố quyết định của việc áp dụng công nghệ mới (Toshihiko Mukoyama, 2003). Ballantine & cộng sự (1998) cũng nhận thấy rằng sự thiếu sót về kỹ năng con ngƣời đã dẫn đến việc vắng mặt chiến lƣợc về thông tin kế toán trong các DN (Ismail, 2009). De Guinea & cộng sự (2005) cho rằng những thực thể trung gian nhƣ nhà cung cấp phần mềm, các nhà tƣ vấn, cơ quan chính phủ có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc khuếch tán thơng tin kế toán (Ismail 2009). Sự hỗ trợ của của nhân tố này giúp làm giảm bớt sự thiếu sót về kiến thức và kỹ thuật có liên quan đến xử lý công tác KT mà các DN thƣờng gặp. Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật khi đƣợc sử dụng trong luận văn này đã giúp tác giả hình thành nên ý tƣởng về tác động của các nhân tố nhƣ Năng lực

nhân viên kế tốn; Cơng cụ hỗ trợ (Cơng nghệ thơng tin, Phần mềm kế tốn, Nhà

cung cấp phần mềm, Cơ quan thuế…) đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung dàn bài thảo luận cho phần nghiên cứu định tính đƣợc trình bày tiếp ở chƣơng 3.

2.3.5 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)

Lý thuyết ngẫu nhiên đƣợc sử dụng nhƣ một cách tiếp cận để nghiên cứu hành vi của tổ chức, giải thích cách mà các yếu tố ngẫu nhiên nhƣ cơng nghệ, văn hóa và mơi trƣờng bên ngồi ảnh hƣởng đến thiết kế và chức năng của các tổ chức. Lý thuyết này đƣa ra giả định rằng khơng có một loại cấu trúc tổ chức nào có thể áp dụng nhƣ nhau cho tất cả các tổ chức. Thay vào đó, hiệu quả tổ chức phụ thuộc vào sự tƣơng thích hoặc phù hợp giữa cơng nghệ, biến động môi trƣờng, quy mô của tổ chức, các chức năng của tổ chức và hệ thống thơng tin của nó (Islam & Hui Hu, 2012).

Lý thuyết ngẫu nhiên đƣợc sử dụng làm nền tảng trong nhiều nghiên cứu kế toán để lý giải mối quan hệ giữa các nhân tố nhƣ Quy mô doanh nghiệp, hiệu quả của hệ thống KSNB, Kiểm tốn độc lập, Trình độ của nhân viên, Hỗ trợ của nhà quản trị… đến hiệu quả của cơng tác kế tốn trong các DN (Ahmad & Zabri, 2015).

Trong kế toán quản trị, lý thuyết này cũng cho rằng, không thể xây dựng một mơ hình kế tốn quản trị khn mẫu áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp việc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ sản xuất và chiến lƣợc tổ chức trong từng giai đoạn (Đào Thị Minh Tâm, 2014). Với đặc điểm ngành thủy sản nói chung, ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng ln phải đối mặt những khó khăn, rào cản về giá cả và thuế, chất lƣợng sản phẩm, thị trƣờng cạnh tranh, yêu cầu công nghệ, yếu tố đầu vào phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu,… địi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cơng tác kế tốn, phƣơng pháp kế tốn phù hợp để tối thiểu chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng…

Khi vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng các yếu tố nhƣ công cụ hỗ trợ (cơng nghệ thơng tin, phần mềm kế tốn…), trình độ của nhân viên kế tốn, hệ thống KSNB, kiểm toán độc lập và Hạn chế của ngành thủy sản có ảnh hƣởng đến CLTT BCTC.

2.4 Các giả thuyết dự kiến

Từ các nghiên cứu trƣớc đã đƣợc điểm qua ở chƣơng 1 kết hợp với các thông tin đã đƣợc phân tích ở cơ sở lý thuyết, kế thừa mơ hình nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), tác giả tổng hợp giả thuyết dự kiến gồm 6 nhân tố tác động đến CLTT BCTC: Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập, và đề xuất thêm 1 nhân tố là Hạn chế của ngành thủy sản. 7 giả thuyết dự kiến đƣợc tóm tắt trong bảng 2.1 nhƣ sau:

Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp

STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều tác động

1 Bộ máy quản trị Lý thuyết ủy nhiệm Cùng chiều 2 Năng lực nhân viên kế

toán

Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Lý thuyết ngẫu nhiên;

Lý thuyết tam giác gian lận

Cùng chiều

3 Hành vi điều chỉnh lợi

nhuận Lý thuyết ủy nhiệm; Lý thuyết thông tin bất cân xứng Ngƣợc chiều 4 Công cụ hỗ trợ Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật;

Lý thuyết ngẫu nhiên Cùng chiều 5 Hệ thống kiểm soát

nội bộ

Lý thuyết ủy nhiệm;

Lý thuyết thông tin bất cân xứng;

Lý thuyết ngẫu nhiên Cùng chiều 6 Kiểm toán độc lập Lý thuyết ủy nhiệm; Lý thuyết ngẫu nhiên Cùng chiều

7 Hạn chế của ngành thủy sản

Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết tam giác gian lận Ngƣợc chiều

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã phân tích 5 lý thuyết nền tảng quan trọng liên quan đến nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp là: Lý thuyết đại diện, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết tam giác gian lận, Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật, và Lý thuyết ngẫu nhiên.

Trên cơ sở phân tích các lý thuyết nền tảng, kết hợp với các nghiên cứu đã phân tích ở chƣơng 1, tác giả đã hình thành nên nhiều ý niệm về các nhân tố có ảnh hƣởng đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp. Các nhân tố đƣợc đề xuất bao gồm: Bộ máy quản trị; Năng lực nhân viên kế tốn; Hành vi điều chỉnh lợi nhuận; Cơng cụ hỗ trợ (đƣợc tác giả nhóm lại từ các yếu tố: Cơng nghệ thơng tin, Phần mềm kế toán, Nhà cung cấp phần mềm, Cơ quan thuế…) ; Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập, Hạn chế của ngành thủy sản. Trong đó, ngoại trừ nhân tố Hạn chế của ngành thủy thủy sản là nhân tố mới đƣợc đề xuất, các nhân tố còn lại đƣợc tác giả kế thừa từ mơ hình nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016). Ngồi ra chƣơng này cũng giúp tác giả dự đoán đƣợc chiều tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng sau.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung chủ yếu của chƣơng 3 là diễn giải các công việc cần thực hiện của phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm nghiên cứu định tính và định lƣợng. Mục tiêu chƣơng này là đề xuất thang đo và xây dựng các giả thuyết về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong mơ hình nghiên cứu đƣợc đề xuất ở chƣơng 2.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu chung đƣợc trình bày tại hình 3.1 dƣới đây: Mục tiêu

nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu định lƣợng Nghiên cứu tổng quan, cơ

sở lý thuyết Nghiên cứu định tính

Xây dựng mơ hình giả thuyết và thang đo dự

kiến

Thảo luận với chuyên gia

Xây dựng mơ hình giả thuyết và thang đo

chính thức Khảo sát Kiểm định thang đo Kiểm định mơ hình

giả thuyết Kết quả nghiên cứu

Hàm ý chính sách

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả lựa chọn phƣơng pháp hỗn hợp (bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng) cho nghiên cứu này.

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: đây là bƣớc nghiên cứu sơ bộ. Trong bƣớc này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia để xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, lựa chọn mơ hình và điều chỉnh cho phù hợp với đối tƣợng là các doanh nghiệp thủy sản. Đây là cơ sở để tác giả thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho phần nghiên cứu định lƣợng.

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: tác giả xác định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức, tiến hành khảo sát. Sau đó đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tiếp đến xây dựng mơ hình hồi quy đa biến để đánh giá và đo lƣờng sự tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính hƣớng đến mục tiêu xây dựng thang đo đo lƣờng CLTT BCTC và xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.

Đối tƣợng tham gia thảo luận là các chuyên gia (8 chuyên gia) trong lĩnh vực kế tốn, đang cơng tác tại các trƣờng đại học, cao đẳng, cơ quan thuế; kế toán trƣởng, nhân viên tín dụng tại ngân hàng từng làm việc với doanh nghiệp thủy sản.

Công cụ để thảo luận là dàn bài thảo luận. Trong phần này, trong bảy nhân tố đƣợc đề xuất, có một nhân tố là đặc thù riêng của nghiên cứu là: Hạn chế của ngành thủy sản. Tác giả xin ý kiến các chuyên gia để có cơ sở cho việc ra quyết định có nên đƣa thêm nhân tố này vào mơ hình hay khơng. Ngồi ra, trong dàn bài thảo luận, tác giả thiết kế thêm câu hỏi mở với nội dung là “Ngồi các nhân tố trên, cịn có nhân tố nào có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau hay khơng? Vì sao?”.

3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

3.4.1 Xác định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu chính thức

Từ cơ sở lý thuyết và sau khi thảo luận, tác giả đã tổng hợp đƣợc tổng cộng 7 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC. Từ đây, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức nhƣ sau:

Hình 3.2 Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Cà Mau

Sau khi hình thành mơ hình nghiên cứu, luận văn kiểm định 7 giả thuyết:

: Bộ máy quản trị có tác động cùng chiều với với CLTT BCTC.

: Năng lực nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều với CLTT BCTC : Hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động ngược chiều với CLTT BCTC : Cơng cụ hỗ trợ có tác động cùng chiều với CLTT BCTC

: Hệ thống KSNB có tác động cùng chiều với CLTT BCTC : Kiểm tốn độc lập có tác động cùng chiều với CLTT BCTC

: Hạn chế của ngành thủy sản có tác động ngược chiều với CLTT BCTC

Bộ máy quản trị Năng lực nhân viên kế toán Hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Cơng cụ hỗ trợ Hệ thống kiểm sốt nội bộ

Kiểm tốn độc lập

Chất lƣợng thơng tin báo cáo tài chính

Hạn chế của ngành thủy sản 𝐻 𝐻 𝐻 𝐻 𝐻 𝐻 𝐻

3.4.2 Xác định thang đo chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)