Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 75 - 83)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng

4.2.5 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá chất lƣợng

lƣợng thơng tin báo cáo tài chính

Kiểm định sự khác biệt trung bình giúp xác định xem có sự khác biệt trung bình biến định lƣợng đối với các giá trị khác nhau của một biến định tính hay khơng. Kiểm định Independent-samples t-test đƣợc sử dụng để kiểm định sự khác biệt trung bình với trƣờng hợp biến định tính có 2 giá trị. Trƣờng hợp biến định tính có 3 giá trị trở lên, ta sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai Anova.

Trong phân tích này, hệ số cần quan tâm là hệ số Sig. Giả thuyết đặt ra là khơng có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tƣợng về mức độ quan

trọng của các yếu tố. Nếu hệ số sig. ≤ 0,05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ giả thuyết , tức có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tƣợng về mức độ quan trọng của các nhân tố. Nếu Sig > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết .

4.2.5.1 Thời gian thành lập và CLTT BCTC

Biến thời gian thành lập là biến định tính có 3 giá trị (dƣới 2 năm, từ 2 đến 5 năm, trên 5 năm), phép kiểm định thích hợp đƣợc sử dụng là phân tích Anova.

Giả thuyết : khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về CLTT BCTC giữa nhóm các DN có thời gian thành lập khác nhau.

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 1

Levene Statistic Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig.

,425 2 179 ,654

Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai (Levene’s Test) ở bảng 4.12 cho giá trị Sig.= 0,654 >0,05 nên phƣơng sai các nhóm khơng khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, ta sử dụng kết quả sig. kiểm định F ở bảng Anova

Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định ANOVA 1

Loại biến thiên Tổng biến thiên Bậc tự do df Trung bình biến thiên

F Sig.

Giữa nhóm ,020 2 ,010 ,046 ,955 Trong nhóm 39,090 179 ,218

Total 39,110 181

Kết quả kiểm định Anova ở bảng 4.13 cho giá trị Sig. = 0,955 > 0.05, nhƣ vậy giả thuyết không bị bác bỏ, hay khơng có khác biệt CLTT BCTC giữa các doanh nghiệp có thời gian thành lập khác nhau.

4.2.5.2 Loại hình doanh nghiệp và CLTT BCTC

Biến loại hình doanh nghiệp là biến định tính có bốn giá trị (DNTN, Cơng ty TNHH tƣ nhân, Công ty cổ phần khơng có vốn nhà nƣớc, Cơng ty cổ phần có vốn nhà nƣớc), phép kiểm định thích hợp đƣợc sử dụng là phân tích Anova.

Giả thuyết : khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về CLTT BCTC giữa nhóm các DN có loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 2

Levene Statistic Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig. 1,435 3 178 ,234

Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai (Levene’s Test) ở bảng 4.14 cho giá trị Sig.= 0,234 >0,05 nên phƣơng sai các nhóm khơng khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, ta sử dụng kết quả sig. kiểm định F ở bảng Anova

Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định ANOVA 2

Loại biến thiên Tổng biến thiên Bậc tự do df Trung bình biến thiên

F Sig.

Giữa nhóm ,702 3 ,234 1,085 ,357 Trong nhóm 38,408 178 ,216

Total 39,110 181

Kết quả kiểm định Anova ở bảng 4.15 cho giá trị Sig. = 0,357 > 0,05, nhƣ vậy giả thuyết khơng bị bác bỏ, hay khơng có khác biệt CLTT BCTC giữa các doanh nghiệp có loại hình doanh nghiệp khác nhau.

4.2.5.3 Lĩnh vực kinh doanh và CLTT BCTC

Biến lĩnh vực kinh doanh là biến định tính có bốn giá trị (chế biến, thƣơng mại, chế biến và thƣơng mại, nuôi trồng và chế biến), phép kiểm định thích hợp đƣợc sử dụng là phân tích Anova.

Giả thuyết : khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về CLTT BCTC giữa nhóm các DN có lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 3

Levene Statistic Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig. ,894 3 178 ,445

Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai (Levene’s Test) ở bảng 4.16 cho giá trị Sig.= 0,445 > 0,05, nên phƣơng sai các nhóm khơng khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, ta sử dụng kết quả sig. kiểm định F ở bảng Anova

Bảng 4.17 : Kết quả kiểm định ANOVA 3

Loại biến thiên Tổng biến thiên Bậc tự do df Trung bình biến thiên

F Sig.

Giữa nhóm 2,187 3 ,729 3,514 ,016 Trong nhóm 36,923 178 ,207

Total 39,110 181

Kết quả kiểm định Anova ở bảng 4.17 cho giá trị Sig. = 0,016 < 0.05, nhƣ vậy giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là có khác biệt chất lƣợng thơng tin BCTC giữa các doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Biểu đồ (hình 4.2) cho thấy nhóm Thƣơng mại có chất lƣợng thơng tin BCTC tốt hơn các nhóm cịn lại.

4.3 Bàn luận về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC ở các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, tác giả cho rằng vẫn còn các nhân tố khác chƣa đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu này. Dựa vào kết quả phân tích, mức độ tác động của các nhân tố đƣợc xếp theo thứ tự giảm dần nhƣ sau: (1) Năng lực nhân viên kế toán, (2) Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, (3) Công cụ hỗ trợ, (4) Bộ máy quản trị, (5) Hệ thống kiểm soát nội bộ, (6) Hạn chế của ngành thủy sản(7) Kiểm toán độc lập.

Đầu tiên, bàn về tác động của nhân tố Năng lực nhân viên kế toán đến CLTT BCTC. Ý tƣởng về nhân tố này đƣợc hình thành từ Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật, trong đó, thiết sót những kỹ năng dẫn đến thiếu sót thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp (Ismail, 2009). Thực tế khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên kế tốn có kiến thức, kỹ năng ứng dụng các kiến thức, ngun tắc kế tốn vào cơng tác kế tốn thực tế thì CLTT BCTC đƣợc nâng cao. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này tác động cùng chiều đến CLTT BCTC với = 0,339. Điều này cho thấy mối quan tâm và sự đánh giá cao của các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đến năng lực của nhân viên kế tốn.

Nhân tố thứ hai có tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau là nhân tố Hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Lý thuyết ủy nhiệm và Lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết tam giác gian lận là nguồn gốc hình thành nên ý tƣởng về nhân tố này. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng mẫu thuẫn trong việc theo đuổi lợi ích riêng giữa ngƣời ủy nhiệm và ngƣời đƣợc ủy nhiệm đã dẫn đến việc các nhà quản lý sử dụng các chính sách kế tốn, tác động vào việc xử lý TTKT nhằm tạo ra một hình ảnh khơng đúng với thực tế của doanh nghiệp và sử dụng nó cho những hành vi tƣ lợi của mình. Bên cạnh đó, lý thuyết thơng tin bất cân xứng cũng cho rằng những ngƣời trực tiếp điều hành các hoạt động của cơng ty thƣờng có nhiều thơng tin hơn so với các đối tƣợng khác, họ sử dụng những thông tin này để tác động vào các quyết định kinh tế, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả

đầu tƣ và phân bổ vốn, từ đó gây tổn thất nặng nề cho xã hội (Harakeh, 2017). Lý thuyết tam giác gian lận cũng cho rằng khi một cá nhân hoặc tổ chức gặp áp lực và cơ hội, thái độ phù hợp sẽ thực hiện hành vi gian lận. Phân tích hồi qui cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận là nhân tố tác động mạnh thứ hai gây ra tác dụng tiêu cực, làm giảm CLTT BCTC các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau với β= - 0,328.

Nhân tố thứ ba là nhân tố Cơng cụ hỗ trợ, khi nói về lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật, De Guinea & cộng sự (2005) cho rằng những thực thể trung gian, bao gồm các nhà cung cấp phần mềm, các nhà tƣ vấn, cơ quan chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch tán thơng tin kế tốn (Ismail 2009). Nhân tố này có vai trị hỗ trợ, giúp làm giảm bớt sự thiếu sót về kiến thức và kỹ thuật có liên quan đến xử lý công tác KT mà các DN thƣờng gặp. Lý thuyết ngẫu nhiên cũng cho rằng công nghệ khi kết hợp một cách phù hợp với các điều kiện hoạt động khác chính là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong công tác kế toán (Ahmad & Zabri, 2015). Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) và một số nhà nghiên cứu khác cũng chứng minh đƣợc vai trị của phần mềm kế tốn đối với CLTT BCTC các DN Việt Nam. Phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này có mức tác động lớn thứ 3, cùng chiều với CLTT BCTC các DN thủy sản ở Cà Mau với = 0,229.

Nhân tố thứ tƣ là Bộ máy quản trị, phân tích hồi quy nhân tố này cho kết quả = 0,207, cho thấy việc gia tăng chất lƣợng của nhân tố này dẫn đến kết quả tích cực cho CLTT BCTC. Nhân tố này đƣợc giải thích bởi Lý thuyết Ủy nhiệm, trong đó lý thuyết này đề cao tính độc lập giữa các thành viên trong ban quản trị trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh ngƣời quản lý cần thƣờng xuyên nâng cao kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để hạn chế những rủi ro trong cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng việc các nhà quản lý sử dụng BCTC để làm cơ sở cho việc ra các quyết định kinh tế cũng góp phần rất lớn trong việc đảm bảo việc nâng cao CLTT BCTC.

Nhân tố thứ năm tác động đến CLTTT BCTC trong nghiên cứu này là nhân tố Hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhân tố này đƣợc đề cập đến nhiều trong lý

thuyết Ủy nhiệm, Lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết ngẫu nhiên. Trong đó, các lý thuyết đều đề cập đến vai trò của hệ thống KSNB trong việc giám sát hiệu quả hoạt động, hạn chế rủi ro về gian lận ở bên trong doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC, với = 0,130. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau chƣa thực sự đánh giá cao vai trò của nhân tố này đối với CLTT BCTC.

Nhân tố thứ sáu là nhân tố Hạn chế của ngành thủy sản. Yếu tố này đƣợc đề xuất từ việc vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên, với việc lý giải mối quan hệ giữa môi trƣờng hoạt động của tổ chức, yếu tố cơng nghệ,…với hiệu quả hoạt động kế tốn của doanh nghiệp. Và từ nội dung của lý thuyết tam giác gian lận, tác giả cho rằng ngành thủy sản ln phải đối mặt với vơ số những khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, yêu cầu thƣờng xuyên cải tiến công nghệ với nguồn vốn đầu tƣ cực lớn, yêu cầu cao về các tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, rào cản về thuế quan và giá cả…địi hỏi doanh nghiệp phải có phƣơng pháp kế tốn thích hợp để tối thiểu chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng…. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy yếu tố này có tác động ngƣợc chiều đến CLTT BCTC với ( = - 0,098).

Nhân tố cuối cùng là nhân tố Kiểm toán độc lập. Đƣợc đề xuất từ lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết ngẫu nhiên, lý giải mối quan hệ giữa vai trị kiểm tốn độc lập với CLTT BCTC bằng việc đƣa ra các lý lẽ về vai trị của nhân tố này. Đó là vai trị kiểm sốt, từ phía bên ngoài doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro về gian lận, đồng thời giảm thiểu chi phí phát sinh nhằm giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa ngƣời ủy nhiệm và ngƣời đƣợc ủy nhiệm. Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ quan tâm đến kiểm tốn độc lập là khơng cao. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC, với = 0,095.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Kết quả nghiên cứu định tính tác giả đã tổng hợp và nhận đƣợc sự đồng thuận của các chuyên gia cho 7 nhân tố tác động đến CLTT BCTC, bao gồm: (1) Bộ máy quản trị, (2) Năng lực nhân viên kế toán, (3) Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, (4) Công cụ hỗ trợ, (5) Hệ thống KSNB, (6) Kiểm toán độc lập, (7) Hạn chế của ngành thủy sản. Trong đó, Hạn chế của ngành thủy sản đƣợc xác định là đặc thù riêng của nghiên cứu này.

Tiếp đến, tác giả mô tả các đặc điểm của 182 mẫu nghiên cứu thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp thống kê mô tả. Sau đó tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha cho kết quả dao động từ 0,798 đến 0,843, cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các điều kiện quy định để đánh giá EFA đều thỏa mãn, các thang đo đều đạt đƣợc giá trị phân biệt lẫn giá trị hội tụ. Mơ hình nghiên cứu đƣợc đƣa vào phân tích gồm 7 biến độc lập (7 nhân tố) và 1 biến phụ thuộc (CLTT BCTC).

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 nhân tố đều có tác động đến CLTT BCTC, trong đó 5 nhân tố tác động cùng chiều đến CLTT BCTC gồm : Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế tốn, Cơng cụ hỗ trợ, Hệ thống KSNB, Kiểm toán độc lập; 2 nhân tố tác động ngƣợc chiều đến CLTT BCTC bao gồm: Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và Hạn chế của ngành thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 75 - 83)