CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HTKSNB
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về HTKSNB tại Việt Nam
Tại Việt Nam nhiều tác giả cũng đã quan tâm đến đề tài nghiên cứu về HTKSNB. Dưới đây là một vài nghiên cứu điển hình:
Bùi Thị Minh Hải (2011), Hồn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, tác giả đã khảo sát các yếu tố của KSNB bao gồm: MTKS, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm sốt tại các doanh nghiệp may mặc. Mục đích của tác giả là tìm hiểu về thực trạng HTKSNB tại các doanh nghiệp may mặc. Từ đó đánh giá ưu nhược điểm, tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những nhược điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại các doanh nghiệp ngành may mặc. Qua đó tác giả cũng đưa ra được những kiến nghị với các cơ quan nhà nước và hiệp hội dệt may Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành có thể phát triển kinh doanh và hồn thiện HTKSNB của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Vũ Thu Phụng (2016), Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam. Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu đã khám phá ra được 20 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt động của EVN. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã xây dựng được mơ hình khung KSNB gồm 5 thành phần, mười nhân tố và 49 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt động của EVN cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động. Tác giả cũng nhận thấy rằng trong 5 thành phần cấu thành nên KSNB thì các nhân tố thuộc thành phần ĐGRR và HĐGS là chưa được xây dựng và thiết kế trong HTKSNB của EVN dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của EVN không được như mục tiêu mong đợi. Hiệu quả hoạt động của EVN phụ thuộc lớn vào vai trò quyền hạn của HĐTV, người quản lý chịu trách nhiệm nhận dạng, phân tích rủi ro và truyền thơng bên ngồi của EVN.
Nguyễn Hồng Phương Thanh (2017), Kiểm sốt nội bộ theo COSO 2013 và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, Hội kế toán và kiểm toán
Việt Nam. Tác giả thống kê các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đê khẳng định
về mối quan hệ chặt chẽ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Những yếu kém, hạn chế của HTKSNB sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một vài yếu kém của HTKSNB như không thực hiện nhận
dạng, đánh giá rủi ro, khơng có các biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, thiếu các dữ liệu, thơng tin thích hợp cho q trình ra quyết định, thiếu sự phân chia trách nhiệm, ủy quyền phê duyệt. Tác giả khẳng định tầm quan trọng của HTKSNB và sự cần thiết phải hoàn thiện. Cuối cùng tác giả đưa ra một vài giải pháp nhằm tăng tính hữu hiệu của HTKSNB để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp. Các giải pháp liên quan đến năm thành phần của HTKSNB. Để HTKSNB hữu hiệu và hiệu quả thì tùy thuộc vào từng loại hình, đặc điểm kinh doanh để có thể vận dụng linh hoạt khuôn mẫu lý thuyết COSO 2013 hướng tới sử dụng nguồn lực hiệu quả, tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
Ngơ Thanh Thủy (2017), Giải pháp hồn thiện HTKSNB của tập đoàn điện lực Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tình, thu thập dữ liệu thơng qua phiếu điều tra khảo sát để tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng của 5 thành phần HTKSNB bao gồm: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS tại EVN, từ đó phân tích ưu điểm và nhược điểm, tìm hiểu nguyên nhân của những nhược điểm, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp để hoàn thiện HTKSNB với điểm trọng tâm hướng đến kiểm soát, ngăn ngừa các rủi ro trọng yếu tác động đến việc đạt được mục tiêu của EVN.
Nguyễn Thị Kim Anh (2018), Bàn về KSNB và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tác giả sử dụng kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ giữa HTKSNB với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những rủi ro trong kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt được mục tiêu hoạt động hiệu quả. Tác giả cho rằng muốn HTKSNB của doanh nghiệp hữu hiệu thì từng thành phần của KSNB phải hoạt động hiệu quả bao gồm: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS.