Báo cáo Coso2013 về KSNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HTKSNB

2.4. Báo cáo Coso2013 về KSNB

Cách đây 20 năm, khi nền kinh tế của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, số lượng các công ty ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì xuất hiện ngày càng nhiều những vụ gian lận gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Xây dựng một HTKSNB là vấn đề được quan tâm. Đã có rất nhiều tranh cãi vì thiếu các tiêu chuẩn để đo lường tính hữu hiệu của nó. Trong bối cảnh này Ủy Ban COSO đã ra đời, đây là một ủy ban nhằm hỗ trợ cho Uỷ Ban Treadway phòng chống gian lận trên BCTC. Sau một thời gian dài làm việc đến năm 1992, COSO đã phát hành báo cáo chính thức và đây cũng là tài liệu đầu tiên đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB.

Tuy nhiên bước vào những năm đầu thế kỷ 21, khi mơi trường kinh doanh có sự thay đổi đáng kể, sự tồn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, sự kỳ vọng ngăn ngừa và phát hiện các gian lận trên BCTC ngày càng cao, và điều đặc biệt là sự phát triển tồn cầu của nền cơng nghệ 4.0. Tồn cầu hóa kinh tế u cầu tính minh bạch về các thông tin cao, ngày càng nhiều các đối tượng bên ngoài sử dụng BCTC để ra các quyết định kinh tế. Lúc này, sau 20 năm ra đời, báo cáo COSO 1992 khơng cịn phù hợp nữa. Để đáp ứng cho những nhu cầu trên, năm 2013, COSO đã cập nhật khung tích hợp KSNB để giúp các doanh nghiệp tổ chức, xây dựng và hoàn thiện HTKSNB. Mục tiêu của báo cáo COSO 2013 nhằm thiết lập các khuôn mẫu lý thuyết, đưa ra các hướng dẫn về quản

trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và biện pháp giảm thiểu gian lận từ đó giúp tổ chức cải thiện được hiệu quả hoạt động và gia tăng hoạt động giám sát. Về cơ bản, Coso 2013 vẫn duy trì những khái niệm cơ bản về KSNB và cung cấp cho ba mục tiêu: hoạt động hiệu quả, BCTC trung thực hợp lý và tuân thủ các quy định, pháp luật, HTKSNB được cấu thành từ năm thành phần tích hợp như trên bản gốc COSO 1992 bao gồm: MTKS, ĐGRR, HĐGS, TT&TT, HĐGS, bên cạnh đó báo cáo đã bổ sung thêm các nội dung mới để phù hợp với môi trường kinh doanh trong bối cảnh ngày nay.

Báo cáo Coso2013 gồm 3 phần: Phần đầu tiên trình bày tổng quan về khung KSNB dành cho BGĐ, quản lý cấp cao, HĐQT… Phần thứ hai là khung tích hợp KSNB, mơ tả 5 thành phần của KSNB và 17 nguyên tắc bổ sung cho năm thành phần cấu thành nên HTKSNB, đưa ra phương hướng cho tất cả các nhà quản lý trong việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Phần cuối cùng là công cụ minh họa để đánh giá một HTKSNB, đưa ra các tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB.

17 nguyên tắc hỗ trợ cho 5 thành phần về KSNB theo báo cáo Coso2013

MTKS

MTKS hữu hiệu cần đáp ứng năm nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đơn vị, tổ chức phải cam kết nhằm đảm bảo chính trị và giá

trị đạo đức.

Nguyên tắc 2: HĐQT thể hiện sự độc lập với người quản lý va đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại đơn vị.

Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của HĐQT, nhà quản lý xây dựng cơ cấu,

các cấp bậc bao cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nhân lực thông qua thu hút,

phát triển và giữ chân những cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu thiết lập.

Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro hữu hiệu cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau

Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho

việc nhận dạng và ĐGRR liên quan đến việc đạt được mục tiêu.

Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu của đơn vị và phân tích rủi ro để quản trị rủi ro.

Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi ĐGRR đe dọa đến

việc đạt được mục tiêu.

Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng

đáng kể đến HTKSNB.

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát hữu hiệu cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các HĐKS để giảm thiểu rủi ro

xuống ngưỡng rủi ro có thể chấp nhận được.

Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các HĐKS chung đối với công

nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 12: Đơn bị triển khai các HĐKS thơng qua chính sách và thủ tục

kiểm sốt.

Thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông hữu hiệu cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thơng tin thích hợp

và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành và KSNB.

Nguyên tắc 14: Đơn vị thực hiện truyền thông trong nội bộ các thông tin cần

thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của HTKSNB.

Nguyên tắc 15: Đơn vị truyền thơng với bên ngồi các vấn đề có tác động

Hoạt động giám sát

Giám sát hữu hiệu cần tuân thủ theo 2 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của HTKSNB hiện hữu và hoạt động hữu hiệu.

Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về HTKSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hoạt động sủa chữa, bao gồm các nhà quản lý cấp cao và HĐQT khi cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ của HTKSNB và mục tiêu hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu đều đưa tới kết luận rằng có mối quan hệ mật thiết giữa HTKSNB, các yếu tố cấu thành nên HTKSNB bao gồm: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động được đo lường bằng các chỉ số tài chính ROA, ROI. Nếu HTKSNB yếu kém, lỏng lẻo, có nhiều hạn chế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại nếu HTKSNB hữu hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo ra nhiều giá trị. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện hệ thống hóa khung lý thuyết về KSNB theo Coso 2013 bao gồm 17 nguyên tắc cần thiết để xây xây dựng và vận hành HTKSNB hữu hiệu và hiệu quả góp phần giúp đơn vị đạt được ba mục tiêu chính: mục tiêu hoạt động, báo cáo và tuân thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)