2.3 Những nhân tố tác động đến CPSDV của các DN
Nghiên cứu các yếu tố ảnh huởng đến chi phí sử dụng nợ đã đƣợc xác định trong các nghiên cứu trƣớc đây (Bhojraj và Sengupta, 2003; Dhaliwal và cộng sự, 2008;Boubakri và Ghouma, 2010; Bliss và Gul, 2012), ở cấp độ công ty, nhiều nghiên cứu sử dụng các đặc trƣng trong quản trị công ty nhƣ sở hữu tập trung, CEO kiêm nhiệm, sự độc lập của hội đồng quản trị, chi phí đại diện hay các đặc trƣng của công ty nhƣ quy mô, tăng trƣởng doanh thu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn, dịng tiền, tỷ lệ tài sản hữu hình, tuổi, tỷ lệ giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách để nghiên cứu sự tác động của các nhân tố này đến chi phí sử dụng nợ. Các nhân tố tác động đến CPSDV của các DN đã đƣợc các tác giả nghiên cứu nhƣ:
2.3.1 Quy mô (SIZE)
Nghiên cứu của Fama và French (1993) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô công ty, tỷ lệ giá trị sổ sách với giá trị thị trƣờng, đòn bẩy, lợi nhuận cổ phiếu trên thị trƣờng vốn Hoa Kỳ với CPSDV, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, tỷ lệ sổ sách trên thị trƣờng có khả năng giải thích lợi nhuận cổ phiếu từ đó ảnh hƣởng đến CPSDV của DN.
Các nghiên cứu trƣớc đây cũng chỉ ra rằng chi phí vốn tƣơng quan với quy mơ DN (Botosan & Plumlee, 2005), quy mô công ty đƣợc đo bằng logarit tự nhiên của giá trị thị trƣờng của các cổ phiếu phổ thông của các DN này.
Farkhondeh Beigi, Mohsen Hosseini, Siavash Qodsi (2016) cho rằng cơng ty lớn có rủi ro vỡ nợ thấp hơn do vậy mà CPSDV cũng thấp hơn. Tuy nhiên, các công ty lớn cũng có thể phải chịu ảnh hƣởng từ sự quan liêu, hệ thống tổ chức phân cấp, do đó ngƣời cho vay cảm thấy rủi ro nhiều hơn, làm tăng CPSDV.
2.3.2 Tăng trƣởng doanh thu (SGROW)
Một cơng ty có mức tăng trƣởng doanh thu cao sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp, do đó chi phí sử dụng nợ giảm (Bliss và Gul, 2012). Cơ hội tăng trƣởng của DN thƣờng đƣợc đo lƣờng bởi giá trị thực trên sổ sách thể hiện tỷ lệ giữa giá trị thị trƣờng, giá
trị kế toán của nguồn vốn DN. Điều này đƣợc dự báo là tạo ra một sự sụt giảm tổng nợ trong cấu trúc vốn của DN, tƣơng ứng với mức độ thông tin bất cân xứng của bên cho vay. Do đó, đặc điểm này đƣợc dự báo là có mối tƣơng quan đồng biến đến CPSDV, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng cao hơn thƣờng dẫn đến một CPSDV cao hơn.
2.3.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Theo lý thuyết M&M các DN có khả năng sinh lời lớn thƣờng sử dụng nợ nhƣ một rào chắn thuế thu nhập DN, do vậy chi phí sử dụng nợ của các DN này cũng cao hơn.
Dhaliwal và cộng sự (2008) giải thích rằng các cơng ty có lợi nhuận cao sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp, do do CPSDV sẽ giảm.
2.3.4 Hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách (MB)
Nghiên cứu của Botosan và Plumlee, (2005) chỉ ra rằng chi phí vốn tƣơng quan với tỷ lệ giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách, hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách đƣợc tính là logarit tự nhiên của giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu so với tỷ lệ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu.
Dhaliwal và cộng sự (2008) cho rằng hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách thể hiện cho cơ hội tăng trƣởng. Hệ số càng cao thì cơng ty sẽ càng có nhiều cơ hội tăng trƣởng, vì vậy rủi ro vỡ nợ sẽ thấp, từ đó làm giảm chi phí sử dụng nợ của DN.
2.3.5 Đòn bẩy (LEV)
Mối quan hệ cùng chiều giữa địn bẩy, chi phí sử dụng nợ đã đƣợc tìm thấy ở các nghiên cứu trƣớc đây (Rajan, 1994; Berger &Udell, 2006; Fortin, 2004), điều này phản ánh sự thật là đòn bẩy của cơng ty càng cao thì rủi ro mà công ty đang phải đối mặt sẽ càng cao. Do đó, mối quan hệ cùng chiều giữa địn bẩy, chi phí sử dụng nợ đƣợc kỳ vọng. Hơn thế nữa, lý thuyết đánh đổi cũng cho rằng mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ, địn bẩy là mối quan hệ cùng chiều. Lý thuyết này lập luận rằng các cơng ty có mức độ địn bẩy càng cao sẽ càng đối mặt với chi phí kiệt quệ
tài chính càng lớn, điều này sẽ dẫn đến khả năng phá sản. Nếu công ty nhận thức đƣợc sự rủi ro đang tồn tại, với bất cứ lý do nào, ngƣời cho vay sẽ có yêu c u mức lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp lại rủi ro mà công ty đang đối mặt.
Địn bẩy tài chính của DN có tác động phức tạp đến quyết định tín dụng, ảnh hƣởng đến CPSDV. Một mặt, địn bẩy tài chính giảm cho thấy các hạn chế lớn hơn trong việc quản lý tiền mặt của DN đƣợc quyết định bởi các quy định thanh tốn từ hợp đồng tín dụng, tạo ra rủi ro lớn hơn đối với các khoản vay trong tƣơng lai, thƣờng sẽ làm tăng mức chi phí sử dụng tín dụng trong tƣơng lai. Mặt khác, sự tồn tại mối quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng cho thấy một dấu hiệu tốt cho các nhà đ u tƣ, cho rằng các nhà kiểm toán độc lập bên ngồi đƣợc lập nên bởi các thể chế tài chính, là bằng chứng cho việc bất cân xứng thông tin thấp hơn trong mối quan hệ với bên cho vay.
2.3.6 Dòng tiền (CFO)
Theo lý thuyết đại diện, nếu thị trƣờng không hiệu quả, các nhà quản lý của các cơng ty có dịng tiền càng lớn sẽ có khả năng sử dụng mức độ lợi nhuận giữ lại lớn hơn để né tránh các ảnh hƣởng từ các nguồn tài trợ bên ngoài, nói cách khác, các cơng ty sẽ hạn chế tiếp cận với các khoản tài trợ bởi vay nợ cũng nhƣ vốn chủ sở hữu. Hơn thế nữa, các công ty càng có dịng tiền càng dƣ thừa sẽ ƣu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ của công ty, khi các nguồn tài trợ nội bộ không thể sử dụng để tài trợ cho các dự án cũng nhƣ trang trải chi phí thì khi đó cơng ty sẽ sử dụng các nguồn tài trợ bởi vay nợ. Mặt khác, các cơng ty có dịng tiền dƣ thừa càng lớn sẽ càng có tỷ lệ rủi ro phá sản, tài chính kiệt quệ thấp do đó chi phí sử dụng nợ sẽ thấp hơn. Điều này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm của Rajan(1994), Hooks (2003), Pittman và Fortin (2004), Hyytinen và Pajarinen (2007).
2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Từ việc trình bày hệ thống các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện liên quan đến đề tài CPSDV của DN, cũng nhƣ các nội dung cơ sở lý thuyết cũng nhƣ các lý thuyết nền về CPSDV của công ty, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu
những nhân tố ảnh hƣởng đến CPSDV của các DN bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán VN gồm 6 biến độc lập gồm: Quy mô (SIZE); Tăng trƣởng doanh thu (SGROW); Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); Hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách (MB); Đòn bẩy (LEV); Dòng tiền (CFO), 1 biến phụ thuộc là CPSDV cho các DN thuộc nhóm ngành BĐS trên TTCK VN. Cụ thể, căn cứ xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất nhƣ sau:
Bảng 2.1: Căn cứ đề xuất mơ hình nghiên cứu
STT Nhân tố Căn cứ đề xuất
1 Quy mô Farkhondeh Beigi, Mohsen Hosseini, Siavash Qodsi (2016)
2 Tăng trƣởng doanh thu Abbas, N., Ahmed, H., Malik, Q. A., & Waheed, A. (2018)
3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Abbas, N., Ahmed, H., Malik, Q. A., & Waheed, A. (2018)
4 Hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách
Abbas, N., Ahmed, H., Malik, Q. A., & Waheed, A. (2018)
5 Đòn bẩy Farkhondeh Beigi, Mohsen Hosseini, Siavash Qodsi (2016)
6 Dòng tiền (Lambert, R., Leuz, C. and Verrecchia, R. E. (2007)
Mơ hình nghiên cứu đƣợc thể hiện theo hình vẽ dƣới đây: