CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Các lý thuyết nền
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm
Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa ngƣời chủ, ngƣời đƣợc ủy nhiệm nhân danh ngƣời chủ thực hiện các công việc trong phạm vi đƣợc giao phó, các bên đều cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình. Lý thuyết ủy nhiệm này đƣợc nghiên cứu, phát biểu bởi Jensen, Meckling năm 1976.
Jensen, Meckling (1976) mô tả mối quan hệ ủy nhiệm giữa ngƣời chủ, nguời đƣợc ủy nhiệm nhân danh chủ thực hiện các công việc trong phạm vi đƣợc giao phó, các bên đều cố gắng theo đuổi tối đa hóa lợi ích riêng. Bên cạnh mối quan hệ giữa chủ công ty, nhà quản lý, lý thuyết ủy nhiệm còn đề cập tới mối quan hệ của một bên là chủ nợ, một bên là DN. Chủ nợ, với tƣ cách là ngƣời sở hữu nguồn vốn, cho phép DN vay nợ, sử dụng nguồn tiền ấy theo các điều khoản đã đƣợc thiết lập trên hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng đƣợc xây dựng dựa rất nhiều vào các thông tin cung cấp trên BCTC trong đó có các chỉ tiêu lợi nhuận của DN, nên mang tới một hệ quả là DN muốn vay vốn thuận lợi, thành cơng có thể sẽ thực hiện các hoạt động gian lận hoặc thủ thuật kế tốn nhằm điều chỉnh BCTC có lợi nhất cho DN. Trƣớc điều này, chủ nợ buộc phải kiểm tra tình hình hoạt động của DN, yêu c u cung cấp BCTC trung thực, hợp lý, hoặc ra các điều khoản khắt khe trong hợp
đồng, cũng nhƣ có thể thiết lập mức lãi suất cao đối với các DN đƣợc cho là có mức rủi ro cao, đó đƣợc xem là hình thức bảo vệ bằng giá (chi phí giám sát) trong lý thuyết ủy nhiệm.
Đối với các công ty cổ ph n, dƣới sức ép từ phía cổ đơng, cổ tức, nhà quản lý cũng có thể có những hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tạo ra ph n dƣ chi trả cổ tức, bóp méo thơng tin trên BCTC. Trong trƣờng hợp công ty làm ăn thua lỗ, nguồn vốn vay rất có thể bị thâm hụt, rủi ro ph n lớn bị đẩy sang cho chủ nợ, việc gia tăng lãi cho vay, giảm kỳ hạn cho vay có thể xảy ra nhƣ một tín hiệu của việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng.
Lý thuyết này đƣợc đƣa vào nghiên cứu nhằm giải thích sự tác động của nhân tố tăng trƣởng doanh thu, địn bẩy tài chính ảnh hƣởng đến CPSDV của DN.
2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Gearge Akerlof (1970) giải thích nhiều vấn đề trong kinh tế một cách tổng quát , mở rộng lý thuyết nhằm lập luận thông tin là không cân xứng, nghĩa là trên thị trƣờng thực tế có một số ngƣời sẽ có thơng tin tốt hơn ngƣời còn lại, hay ngƣời mua, ngƣời bán có các thơng tin khác nhau thì sẽ xảy ra hiện tƣợng thông tin bất cân xứng. Thơng tin bất cân xứng là tình trạng thơng tin khơng đ y đủ, khơng kịp thời, khơng tin cậy, khơng chính xác, khơng tiếp cận dễ dàng đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đ u tƣ trên thị trƣờng.
Trong phạm vi luận văn này, lý giải về việc cơng bố thơng tin ra bên ngồi của DN bất động sản cho các bên c n sử dụng BCTC, chính vì vậy chất lƣợng báo cáo tài chính tốt hay xấu thì cũng đều ảnh hƣởng đến quyết định đ u tƣ hay cho vay hay không. Công bố thông tin công khai để giảm bất cân xứng thơng tin có thể giảm chi phí vốn bằng cách thu hút gia tăng đ u tƣ từ các nhà đ u tƣ lớn do thanh khoản chứng khốn tăng, do vậy, các cơng ty lớn sẽ cơng bố thêm thơng tin vì điều này có lợi cho họ. Lý thuyết này đƣợc đƣa vào nghiên cứu nhằm giải thích sự tác động của nhân tố quy mơ DN đến CPSDV.
Lý thuyết này cho rằng có một cơ cấu vốn tối ƣu mà thơng qua đó có thể làm tăng giá trị DN bằng cách sử dụng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phù hợp. Điều đ u tiên trong lý thuyết này xem xét đến là cơ cấu vốn tối ƣu sẽ phải có sử dụng nợ để giảm CPSDV chung của DN (WACC), vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn CPSDV chủ sở hữu. Lý do để lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu cho rằng chi phí sử dụng nợ thấp hơn CPSDV chủ sở hữu đó là khoản tiết kiệm thuế. Khi DN sử dụng nợ thì chi phí lãi phải trả đƣợc ghi nhận vào chi phí trƣớc thuế nên làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm thuế thu nhập DN; còn lợi nhuận mà DN chia cho chủ sở hữu lấy từ lợi nhuận sau thuế nên không tạo ra đƣợc khoản tiết kiệm thuế.
Tuy nhiên, lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu cũng khuyến cáo rằng khi tăng mức độ sử dụng nợ (hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên) thì rủi ro cũng gia tăng, nhà đ u tƣ sẽ gia tăng suất sinh lời yêu c u. Lúc đ u, khi sự gia tăng suất sinh lời yêu c u của nhà đ u tƣ vẫn chƣa thể xóa bỏ hồn tồn lợi ích từ khoản tiết kiệm thuế nói trên, việc sử dụng nợ vẫn còn đƣợc xem là một nguồn vốn với chi phí rẻ hơn thì CPSDV chung của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm khi gia tăng sử dụng nợ. Đến một mức độ sử dụng nợ nhất định nào đó, sự gia tăng suất sinh lời yêu c u của nhà đ u tƣ ―xóa‖ đi tồn bộ lợi ích của việc sử dụng nợ, lúc này CPSDV chung sẽ bắt đ u có xu hƣớng tăng lên khi DN tăng sử dụng nợ.
2.3 Những nhân tố tác động đến CPSDV của các DN
Nghiên cứu các yếu tố ảnh huởng đến chi phí sử dụng nợ đã đƣợc xác định trong các nghiên cứu trƣớc đây (Bhojraj và Sengupta, 2003; Dhaliwal và cộng sự, 2008;Boubakri và Ghouma, 2010; Bliss và Gul, 2012), ở cấp độ công ty, nhiều nghiên cứu sử dụng các đặc trƣng trong quản trị công ty nhƣ sở hữu tập trung, CEO kiêm nhiệm, sự độc lập của hội đồng quản trị, chi phí đại diện hay các đặc trƣng của công ty nhƣ quy mô, tăng trƣởng doanh thu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn, dịng tiền, tỷ lệ tài sản hữu hình, tuổi, tỷ lệ giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách để nghiên cứu sự tác động của các nhân tố này đến chi phí sử dụng nợ. Các nhân tố tác động đến CPSDV của các DN đã đƣợc các tác giả nghiên cứu nhƣ:
2.3.1 Quy mô (SIZE)
Nghiên cứu của Fama và French (1993) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô công ty, tỷ lệ giá trị sổ sách với giá trị thị trƣờng, đòn bẩy, lợi nhuận cổ phiếu trên thị trƣờng vốn Hoa Kỳ với CPSDV, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, tỷ lệ sổ sách trên thị trƣờng có khả năng giải thích lợi nhuận cổ phiếu từ đó ảnh hƣởng đến CPSDV của DN.
Các nghiên cứu trƣớc đây cũng chỉ ra rằng chi phí vốn tƣơng quan với quy mô DN (Botosan & Plumlee, 2005), quy mô công ty đƣợc đo bằng logarit tự nhiên của giá trị thị trƣờng của các cổ phiếu phổ thông của các DN này.
Farkhondeh Beigi, Mohsen Hosseini, Siavash Qodsi (2016) cho rằng cơng ty lớn có rủi ro vỡ nợ thấp hơn do vậy mà CPSDV cũng thấp hơn. Tuy nhiên, các cơng ty lớn cũng có thể phải chịu ảnh hƣởng từ sự quan liêu, hệ thống tổ chức phân cấp, do đó ngƣời cho vay cảm thấy rủi ro nhiều hơn, làm tăng CPSDV.