Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5.1 Định hướng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua BĐS liên kết tại ngân
tại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM
5.1.1/ Tập trung xử lý các khoản nợ vay mua BĐS quá hạn và nợ xấu
Các khoản vay mua BĐS liên kết thường có thời gian ân hạn gốc cũng như hỗ trợ lãi suất từ chủ đầu tư cho khách hàng. Việc ân hạn gốc và hỗ trợ lãi suất thường kéo dài từ một năm đến một năm rưỡi. Sau khoảng thời gian trên, việc quá hạn khoản vay đối với khách hàng xảy ra một cách thường xuyên. Đa phần khách hàng thờ ơ hoặc thiếu quan tâm đến việc vay vốn vì nghĩ cịn thời gian ưu đãi. Bên cạnh đó, chủ đầu tư thực hiện khơng đúng cam kết đối với khách hàng và ngân hàng. Từ đó, các khoản vay vốn mua BĐS liên kết dễ bị quá hạn hoặc thậm chí là chuyển nợ xấu. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là quyết liệt
trong việc thu hồi nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ nhóm 2. Các Chi nhánh và Phịng giao dịch cần chú trọng đến cơng tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, việc siết chặt các điều khoản cấp tín dụng, giao khốn chỉ tiêu thu hồi nợ theo tháng, theo quý.
5.2.2/ Tăng trưởng tín dụng đảm bảo hiệu quả và an toàn
Việc tăng trưởng nhanh chóng ln mang lại tiềm ẩn những rủi ro phát sinh trong tương lai. Ngân hàng HDBank đang xây dựng lộ trình cấp tín dụng dựa trên những thuận lợi, những khó khăn của nền kinh tế từ đó đưa cách ứng phó linh hoạt, kịp thời. Bên cạnh đó, việc khuyến khích thu hồi vốn vay trước hạn đối với các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tình hình kinh doanh có dấu hiệu sa sút để từng bước chấm dứt mối quan hệ tín dụng với các khách hàng yếu kém. Ngồi ra, việc phịng quản lý rủi ro và trung tâm xử lý nợ được quan tâm từ ban lãnh đạo hội sở HDBank đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác phịng ngừa rủi ro cũng như từng bước hồn thành các nền tảng của Hiệp ước Basel II. Phòng quản lý rủi ro và trung tâm xử lý nợ là nền tảng giúp cho các chi nhánh, phịng giao dịch trong hệ thống xử lý các món nợ xấu, nợ quá hạn một cách hợp lý, tiết kiệm thời gian.
5.2.3/ Những mặt đạt được trong công tác cho vay mua BĐS liên kết tại ngân hàng TMCP Phát Triển TP Hồ Chí Minh hàng TMCP Phát Triển TP Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, về mặt chuyên môn, nghiệp vụ HDBank đã không ngừng cải cách sản phẩm cũng như quy trình xử lý của mình. Việc áp dụng ân hạn gốc và cam kết hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mua BĐS liên kết cho khách hàng trong thời gian 6 tháng đến 2 năm. Việc này giúp khách hàng không chịu quá nhiều áp lực trong thời gian đầu để thoải mái nhất kiếm thêm thu nhập để đáp ứng đầy đủ sau thời gian này. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với sự phân loại rõ ràng từng đối tượng vay vốn, ngành nghề kinh doanh cũng như xác định hệ số an toàn vốn đối với khoản vay của từng loại khách hàng. Việc báo cáo q trình thu hồi nợ xấu, cơng tác khắc phục nợ xấu phát sinh cũng được thực hiện hàng tháng, hàng quý cũng được chú trọng tại HDBank. Công tác cấp tín dụng đi kèm với mua bảo hiểm tài sản đảm bảo không những giúp cho ngân hàng HDBank có thêm thu nhập cũng như đảm bảo được một phần khi có vấn đề xảy ra với tài sản
đảm bảo trong tương lai.Việc tối thiểu phí phạt trả nợ trước hạn cũng giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái và hợp lý hơn trong vấn đề lựa chọn sản phẩm tại HDBank. Sự đa dạng trong sản phẩm cũng giúp khách hàng có cái nhìn khách quan và tự tin lựa chọn phương án vay vốn của mình sao cho phù hợp với thu nhập của mình. Dù đã có sự thành cơng nhất định trong thời gian gần đây nhưng các sản phẩm cho vay BĐS liên kết vẫn có một số nhược điểm. Hiện nay, việc bán bảo hiểm đi kèm với một khoản vay tại các ngân hàng đang trở thành một xu thế. Khơng chỉ tăng thêm phí dịch vụ cho ngân hàng mà nó cịn bảo đảm được rủi ro sau này đối với khoản vay.Đó chính là bảo hiểm tín dụng. Việc HDBank nên áp dụng bảo hiểm tín dụng vào các khoản vay là điều cần thiết. Nó sẽ đảm bảo một phần nào đó rủi ro của khách hàng chịu phải khi khơng cịn khả năng kiếm thu nhập để thanh toán phần vay cho ngân hàng. Hơn nữa, việc ân hạn gốc và hỗ trợ lãi suất của ngân hàng cần linh hoạt và thêm thời gian hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Việc hỗ trợ lãi suất cho khoản vay của khách hàng tại ngân hàng là việc thỏa thuận của CĐT với ngân hàng khi đưa ra chính sách vay thay vì chiết khấu cao hoặc tặng các phần quà giá trị. Việc hỗ trợ lãi suất tùy thuộc vào khâu thẩm định khách hàng và sự chọn lựa của các ĐVKD trong việc cấp tín dụng và hỗ trợ lãi suất lâu dài nhằm tạo dựng niềm tin cũng như hướng tới việc tư vấn thêm các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng và nhóm khách hàng liên quan trong thời gian lâu dài. Cuối cùng, việc phân nhỏ các phòng ban quản lý, bộ phận phụ trách riêng biệt phù hợp giúp các phịng ban có trách nhiệm và làm việc một cách hiệu quả hơn
5.2 Giải pháp, chiến lược nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua BĐS liên kết tại HDBank mua BĐS liên kết tại HDBank
5.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng trong cơng tác thẩm định
Việc đánh giá khả năng hiện tại và các vấn đề có thể phát sinh của khách hàng trong việc hồn trả nợ vay là q trình thẩm định cực kỳ quan trọng cần có thời gian để các CVQHKH phân tích và đưa ra quyết định. Việc kiểm tra thông tin một cách kỹ lưỡng từ khách hàng giúp ngân hàng có thể hạn chế được các rủi ro tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời.
Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố như là: trình độ chuyên môn của người thẩm định, nguồn thông tin thu thập về khách hàng được cấp tín dụng và các cơng cụ được sử dụng trong quá trình thẩm định. Để nâng cao được chất lượng trong thẩm định, ngân hàng cần đưa ra được chiến lược phù hợp như là:
Phân tích cần kết hợp hài hịa giữa phân tích định lượng và phân tích định tính. Việc đánh giá các số liệu mà khách hàng cung cấp cũng như dự đoán sơ bộ về các yếu tố vĩ mô kinh tế, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…để đưa ra những nhận định về các rủi ro tiềm tàng và có phương án kiểm sốt, hạn chế các rủi ro đó cho ngân hàng.
Khi thẩm định một khách hàng và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng đó thì ngân hàng cần phải xác định khả năng chấp nhận mức độ rủi ro từ phía khách hàng trong thời gian bao lâu. Định kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng, ngân hàng cần đánh giá lại mức độ rủi ro từ phía khách hàng thơng qua việc trả nợ của khách hàng, việc kinh doanh có sự biến động hay khơng, việc tài sản có thay đổi hay khơng để từ đó đưa ra mức cấp tín dụng phù hợp hoặc có thể thu hồi vốn tín dụng đã cấp trước thời hạn.
Khi cấp tín dụng, CVQHKH cần phân tích kỹ các khoản dư nợ còn tồn đọng của khách hàng tại các TCTD khác. Việc nhận định các khoản nợ có thể bị chuyển quá hạn tại các TCTD và khả năng của khách hàng về việc trả nợ tại các TCTD khác nói riêng và chính ngân hàng HDBank. Từ đó, CVQHKH cần ràng buộc một số điều kiện khác trước khi cấp tín dụng để tổng hạn mức của
khách hàng được cấp tại HDBank và các TCTD khác phù hợp với nguồn thu nhập thực tế của khách hàng nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
5.2.2 Tăng cường giám sát mục đích sử dụng vốn
Nghiệp vụ giải ngân đối với các khoản vay mua BĐS liên kết cần được kiểm tra kỹ lưỡng các chứng từ giải ngân để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và phương thức chuyển khoản cho các bên thụ hưởng cũng phải được biết đến và thông qua bởi Ban lãnh đạo cùng với kế tốn trưởng. Ngồi ra, quá trình giám sát khách hàng có sử dụng vốn sau khi cho vay giúp cho các ĐVKD phát hiện được những rủi ro trong q trình trả nợ của khách hàng để có những giải pháp kịp thời hạn chế rủi ro. Vì thế, chủ trương của HDBank luôn chú trọng đẩy mạnh cơng tác giám sát q trình sử dụng vốn của khách hàng nên hạn chế cho vay và thu hồi vốn đối với những khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Tại ĐVKD, các CVQHKH thực hiện giám sát việc sử dụng vốn của chính khách hàng trong các khoản thời gian linh động như 3 tháng, 6 tháng. Đối với các khoản nợ quá hạn, các CVQHKH cần thực hiện việc giám sát thu hồi vốn đối với các khách hàng này tối thiểu 1 tháng 1 lần để nắm bắt kịp thời thực trạng của khách hàng nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục sớm. Việc trên không chỉ giúp ĐVKD đánh giá lại kỹ hơn về nguồn thu nhập thực tết, việc vay vốn đúng mục đích của khách hàng. Các CVQHKH cũng như Trưởng Bộ Phận quản lý cần kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn, kiểm tra trực tiếp tại nhà ở, nơi làm việc cũng như là cơ sở kinh doanh của khách hàng, tránh tình trạng kiểm tra mang tính lơ là, thiếu trách nhiệm chỉ qua loa, sơ sài trên giấy tờ. Các CVQHKH cần đề xuất các cơng việc, ghi chép q trình làm việc với khách hàng qua các biên bản làm việc tại nhà hoặc cơ sở kinh doanh của khách hàng cho cấp lãnh đạo nắm bắt và chỉ đạo nhằm tăng sự hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn. Cuối cùng, các CVQHKH phối hợp cùng với bộ phận kế toán cần theo dõi nguồn tiền cam kết lợi nhuận của CĐT cũng như khách hàng một cách chặt chẽ để
tư vấn cho khách hàng gửi tiết kiệm hoặc thanh tốn khoản vay nhằm tăng thu phí dịch vụ cũng như đảm bảo vốn sử dụng đúng mục đích.
5.2.3/ Đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến phương thức cho vay
Bên cạnh một mức cho vay hợp lý, nếu muốn thu hút được khách hàng thì khơng thể bỏ qua sự đa dạng sản phẩm cho vay và phương thức cho vay phù hợp với các quy định của NHNN. Việc đa dạng hóa sản phẩm là một yêu cầu thiết yếu nhưng không phải đơn giản để thực hiện. Q trình tìm tịi, nghiên cứu để sáng tạo sản phẩm mới sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh, sự phát triển cho vay mua BĐS liên kết. Sản phẩm mới ở đây có thể là sản phẩm mới hoàn toàn hoặc cải tiến từ những sản phẩm cũ đã có. Bởi vì thế, việc phân tích ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm cũ để bổ sung những đặc tính, cơng dụng mới cho sản phẩm cũ sẽ tạo nên một sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn, hồn thiện hơn và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, các ĐVKD phải đề ra các hình thức cho vay mua nhà mới bên cạnh những hình thức cho vay mua nhà cũ, chẳng hạn như cho vay góp vốn mua nhà đất, vay bù đắp, chuyển nhượng bất động sản để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong từng phân khúc thị trường. Ngồi ra, các ĐVKD phải đóng góp các vấn đề bất cập, các phát sinh gây ra rủi ro trong cơng tác thẩm định cấp tín dụng cho KHCN. Bên cạnh đó, việc đưa ra những chiến lược chung cho Hội sở đề xuất đến Ban Lãnh Đạo là việc cần thiết nhằm tạo thành một khối thống nhất trong toàn hệ thống HD Bank
5.2.4 Kiểm soát cơ chế đối với nhân viên ngân hàng
Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mọi quy trình, nhất là đối với ngân hàng. Cán bộ, nhân viên là bộ mặt của ngân hàng quyết định đến kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, ngân hàng HDBank đã tổ chức các buổi kick off, khóa học đào tạo, thi nghiệp vụ nhằm giúp nhân viên có được sự nhận diện, đối mặt với toàn bộ các phát sinh trong quá trình thẩm định khách hàng, thu hồi và quản lý nợ, thái độ phục vụ khách hàng, các kiến
thức căn bản về dịch vụ mà HDBank cung cấp. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đột xuất đối với các CVQHKH tại từng ĐVKD giúp ngân hàng HDBank có sự khảo sát thực tế trong quá trình nâng bậc hoặc hạ bậc.Sự quan tâm đối với cán sự quản lý trung cấp qua các lớp học bồi dưỡng cán bộ, các lớp học quản lý để nâng cao nghiệp vụ một cách chuyên sâu nhằm đáp ứng phù hợp với áp lực cơng việc cấp trên đề ra. Ngồi ra, việc treo các giải thưởng đối với các nhân viên ưu tú cũng như là đưa ra các hình phạt đối các cán sự làm sai gây thất thoát đối với ngân hàng HDBank. Việc truy cứu trách nhiệm, bắt bồi thường đối với các khoản vay không thu hồi được nợ đối với nhân viên sẽ giúp cho ngân hàng HDBank kiểm sốt chặt chẽ q trình cho vay trong đó có cả việc cho vay mua BĐS liên kết.
5.2.5 Nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý nợ xấu và nợ quá hạn.
Quá trình xử lý nợ quá hạn và nợ xấu là việc cực kỳ khó khăn trong các nghiệp vụ mà các CVQHKH tại HDBank. Việc xử lý này khơng được nóng vội mà cần phải xử lý linh hoạt và theo trình tự. Đối với các khoản vay mua BĐS liên kết, việc nợ quá hạn thường xảy ra hàng loạt. Các khoản vay này thường là cho vay theo lô. Các ĐVKD cũng như các CVQHKH cần lên kế hoạch tiếp xúc làm rõ thực tế kinh doanh của khách hàng, thái độ và niềm tin của khách hàng với HDBank cũng như CĐT, sự hợp tác của khách hàng. Qua đó, các ĐVKD cần đưa ra các phương án giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Đối với các khách hàng có nguồn thu nhập khả thi, có khả năng vực dậy khi bị ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi, các ĐVKD cần thẩm định cho vay lại, cho vay bổ sung thêm với điều kiện bổ sung tài sản thế chấp. Đối với các khách hàng trây lỳ, không khả năng chi trả, các ĐVKD cần có biện pháp thu hồi sớm qua việc tự động rao bán tài sản thế chấp, bán qua trung tâm đấu giá, nếu các khoản nợ quá hạn chuyển nợ xấu thì các ĐVKD cần củng cố hồ sơ sớm để khởi kiện qua thi hành án, tòa án để sớm thu hồi nợ. Thông thường, các cơ quan chức năng như thi hành án, tòa án xử lý các hồ sơ khởi kiện rất lâu và rườm rà. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như hoạt động của các ĐVKD tại HDBank. Đối với các khoản vay nợ xấu có tài sản đảm bảo xuống cấp, các ĐVKD cần trình các cấp ban ngành liên quan cũng như ban lãnh đạo của HDBank để được trùng tu, sửa chữa khang trang tài sản đảm bảo nhằm tăng giá trị để thu hồi đủ vốn gốc và lãi quá hạn. Đối với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo chưa hồn
thiện pháp lý (cho vay mua BĐS liên kết là Codotel) thì cần lên kế hoạch làm việc với chủ đầu tư các dự án liên kết đó để thảo luận về việc bán lại các căn hộ đã cho vay để thu hồi một phần gốc và lãi quá hạn. Cuối cùng, các ĐVKD cần thực hiện một cách nghiêm túc và đúng đắn trong quá trình phân loại nợ cũng như trích lập dự phịng thơng qua việc đánh giá các khoản nợ thông qua việc thu hồi nợ, việc lãi treo, nợ tồn đọng, các hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng tín