Kiểm định bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi tổ chức trong các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh đồng nai (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định mơ hình nghiên cứu

4.3.1. Kiểm định bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Kiểm định mơ hình lý thuyết được tiến hành thơng qua phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu gồm tất cả 5 nhân tố (khái niệm) được đưa vào phân tích SEM gồm: COM - Truyền đạt thông tin trong tổ chức; UNC - Nhận thức không chắc chắn của nhân viên đối với sự thay đổi trong tổ chức; STR - Căng thẳng trong công việc của nhân viên khi có sự thay đổi trong tổ chức; ACS - Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức dựa trên tình cảm; và RTC - Sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi trong tổ chức.

Hình 4.2 - Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

4.3.1.1 Kiểm định độ phù hợp mơ hình lý thuyết.

Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy:

 Giá trị thống kê Chi – bình phương = 397.142, df = 146 tại giá trị thống kê P-

value = 0.00 < 0.5; đạt yêu cầu.

 Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do: CMIN/df = 1.614 < 2; đạt yêu cầu.

 Các hệ số TLI = 0.955; CFI = 0.960; GFI = 0.905 > 0.9; đạt yêu cầu.

 Hệ số RMSEA = 0.045 < 0.08, đạt yêu cầu.

4.3.1.2 Kiểm định giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu

Tổng hợp kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được trình bày tại Bảng 4.25 dưới đây.

Bảng 4.25 Bảng hệ số ước lượng chuẩn hoá, sai lệch chuẩn, mức ý nghĩa để kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mơ hình SEM.

Giả thuyết Mối quan hệ

Mức ước lượng – Beta (β) Sai lệch chuẩn - S.E. Giá trị tới hạn - C.R. P-value H1 COM  UNC -0.118 0.053 -2.218 0.027 H2 UNC  RTC 0.231 0.080 2.906 0.004 H3 UNC  STR 0.305 0.066 4.638 *** H4 STR  RTC 0.221 0.076 2.893 0.004 H5 UNC  ACS -0.214 0.075 -2.865 0.004 H6 ACS  RTC -0.178 0.060 -2.956 0.003

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

Kết quả SEM đo lường mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình được trình bày trong Bảng 4.25. Kết quả trên cho thấy giá trị ước lượng các mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (P-value < 5%). Như vậy các kết quả đo lường được chấp nhận đạt kỳ vọng về lý thuyết. Cụ thể:

Chấp nhận giả thuyết H1 về mối quan hệ ngược chiều giữa truyền đạt thông tin và

nhận thức không chắc chắn của nhân viên đối với sự thay đổi trong tổ chức với giá trị ước lượng trọng số hồi quy β = -0.118 (nhỏ hơn 0); mức sai lệch chuẩn (S.E) là 0.053; tại giá trị thống kê P-value = 0.027<0.5. Như vậy nếu truyền đạt thơng tin tăng 1 lần thì nhận thức khơng chắc chăn của nhân viên về thay đổi tổ chức sẽ giảm 0.118 lần.

Chấp nhận giả thuyết H2 về mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức không chắc

chắn của nhân viên đối với sự thay đổi trong tổ chức và sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi trong tổ chức với giá trị ước lượng trọng số hồi quy β = 0.231 (lớn

hơn 0); mức sai lệch chuẩn (S.E) là 0.08 tại giá trị thống kê P-value = 0.004<0.5. Như vậy, khi nhân thức không chắc chắn của nhân viên về thay đổi tổ chức tăng 1 lần sẽ kéo theo sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi tổ chức tăng 0.231 lần.

Chấp nhận giả thuyết H3 về mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức không chắc

chắn của nhân viên đối với sự thay đổi trong tổ chức và căng thẳng trong công việc của nhân viên khi có sự thay đổi trong tổ chức với giá trị ước lượng trọng số hồi quy

β = 0.305 (lớn hơn 0); mức sai lệch chuẩn (S.E) là 0.066 tại giá trị thống kê P-value

= *** (bé hơn 0.001) < 0.5. Có nghĩa là nếu nhận thức không chắc chắn của nhân viên về thay đổi tổ chức tăng 1 lần thì căng thẳng trong cơng việc sẽ tăng 0.305 lần.

Chấp nhận giả thuyết H4 về mối quan hệ cùng chiều giữa căng thẳng trong công

việc của nhân viên khi có sự thay đổi trong tổ chức và sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi trong tổ chức với giá trị ước lượng trọng số hồi quy β = 0.221 (lớn hơn 0); mức sai lệch chuẩn (S.E) là 0.076 tại giá trị thống kê P-value = 0.004 <0.5. Có nghĩa là nếu căng thẳng trong cơng việc tăng 1 lần thì sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi trong tổ chức cũng tăng lên 0.221 lần.

Chấp nhận giả thuyết H5 về mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức không chắc

chắn của nhân viên đối với sự thay đổi trong tổ chức và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức dựa trên tình cảm với giá trị ước lượng trọng số hồi quy β = -0.214 (nhỏ hơn 0); mức sai lệch chuẩn (S.E) là 0.075 tại giá trị thống kê P-value = 0.004 <0.5. Có ý nghĩa là khi nhận thức không chắc chắn của nhân viên đối với thay đổi tổ chức tăng lên 1 lần thì mức độ gắn kết của họ với tổ chức dựa trên tình cảm sẽ giảm đi 0.214 lần.

Chấp nhận giả thuyết H6 về mối quan hệ giữa sự gắn kết của nhân viên đối với tổ

chức dựa trên tình cảm và sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi trong tổ chức

với giá trị ước lượng trọng số hồi quy β = -0.178 (nhỏ hơn 0); mức sai lệch chuẩn

của nhân viên đối với tổ chức dựa trên tình cảm của họ tăng lên 1 lần thì sẽ giúp giảm bớt sự kháng cự của họ đối với thay đổi tổ chức 0.178 lần.

4.3.1.3 Ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap

Kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap nhằm đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mơ hình thơng qua kiểm định lại xem các hệ số hồi quy trong mơ hình SEM có được ước lượng tốt hay khơng. Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trị là đám đông. Trong nghiên cứu này, phương pháp Bootstrap được thực hiện với số mẫu lặp là 500 lần. Kết quả Bootstrap được trình bày tại Bảng 4.26

Bảng 4.26 - Kết quả ước lượng Bootstrap với số mẫu lặp N = 500

Mối quan hệ

Uớc lượng từ

mẫu ban đầu Uớc lượng Bootstrap

R p SE SE- SE Mean Bias SE- Bias CR UNC <--- COM -0.118 0.027 0.066 0.002 -0.144 0.004 0.003 1.333 STR <--- UNC 0.305 *** 0.064 0.002 0.299 -0.005 0.003 -1.667 ACS <--- UNC -0.214 0.004 0.066 0.002 -0.179 0.002 0.003 0.667 RTC <--- UNC 0.231 0.004 0.089 0.003 0.195 -0.006 0.004 -1.500 RTC <--- STR 0.221 0.004 0.075 0.002 0.193 0 0.003 0.000 RTC <--- ACS -0.178 0.003 0.065 0.002 -0.181 0.002 0.003 0.667

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả: Ghi chú: SE: Sai lệch chuẩn ước lượng Bootstrap; SE-SE: sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Mean: trung bình ước lượng Bootstrap; Bias: chênh lệch giữa ước lượng hệ số hồi quy Mean và giá trị hệ số hồi quy Estimate khi chạy khơng có Bootstrap; SE-Bias: sai lệch chuẩn của Bias; CR: tỷ lệ giá trị tới hạn = Bias chia SE-Bias.

Từ kết quả ước lượng Bootstrap với số mẫu lặp N = 500 trình bày tại Bảng 4… cho thấy giá trị CR đều nhỏ hơn 1.96 (do 1.96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức 0.975; nghĩa là 2.5% một phía và 5% cho cả 2 phía do đó CR nhỏ hơn 1.96 suy ra P-value >

5%). Như vậy, ta có thể kết luận là các ước lượng trong mơ hình ban đầu so với các ước lượng từ mơ hình ước lượng bằng Bootstrap là khơng có thay đổi, do đó các ước lượng mơ hình SEM lý thuyết chuẩn hố ban đầu có thể tin cậy được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự kháng cự của nhân viên đối với thay đổi tổ chức trong các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh đồng nai (Trang 95 - 100)