Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 26 - 30)

Có nhiều ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, chẳng hạn “ thu ngân sách nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu ngân sách nhà nước “( Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng, 2009, trang 176) . Ngoài ra theo tác giả Dương Thị Bình Minh thì thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ hiện đại hóa trong thanh tốn và hạch tốn, trình độ nhận thức của dân chúng ( trình độ nhận thức càng cao thì ý thức chấp hành pháp luật càng tốt do đó nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện thu ngân sách), năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước, hiệu quả hoạt động của chính phủ.( Dương Thị Bình Mình, 2005, trang 80- 83)

Theo các bài nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước tác giả tổng hợp được thì các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước, bao gồm : - Yếu tố GDP Bình Quân : Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sach nhà nước đã được sử dụng trong rất nhiều bài nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước. Yếu tố này thể hiện mức độ phát triển của một quốc gia, một khu vực, yếu tố này càng cao chứng tỏ khu vực hay quốc gia này có trình độ phát triển cao và ngược lại . Khi mức độ phát triển càng cao, thu nhập người dân càng cao thì nguồn thu của ngân sách quốc gia sẽ cao tương ứng.

Có nhiều định nghĩa về GDP , theo giải thích tại Niên giám thơng kê Việt Nam năm 2016 thì :

GDP ( Tổng sản phẩm trong nước ) là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá hiện hành và giá so sánh . Có 3 phương pháp tính :

Phương pháp sản xuất : Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm .

Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định . Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian . Giá trị tăng thêm được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.

Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm . Giá cơ bản khơng bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp khơng do người sản xuất trả khi bán hàng .

Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế VAT được khấu trừ hay thuế được khấu trừ tương tự . Giá sản xuất khơng bao gồm chi phí vận tải và phí thương mại khơng do người sản xuất chi trả khi bán hàng .

Các phương pháp tính GDP :

Phương pháp thu nhập : Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai , mày móc . Theo phương pháp này , tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố ( 1) Thu nhập của người lao động từ sản xuất ( bằng tiền và hiện vật ) ; (2) Thuế sản xuất ; (3) Khấu hao tai sản cố định dung trong sản xuất ; (4) Thặng dư sản xuất .

Phương pháp sử dụng cuối cùng : Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố : Tiêu dung cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; Tích lũy tài sản ( Cố định, lưu động, quý hiếm ) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ .

Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành thường được dung để nghiên cứu cơ cấu kinh tế , mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất , mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách .

( Trích trang 155-156 Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016 )

Yếu tố GDP bình quân được sử dụng rất nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001).

- Yếu tố tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP : Yếu tố này thường được sử dụng trong các bài nghiên cứu để giải thích mức độ dễ thu thuế trong việc hành thu vào ngân sách nhà nước. Do chính sách miễn giảm đối với số thu thuế từ nông nghiệp cũng như sự gia tăng của các ngành thương mại , dịch vụ và công nghiệp trong nền kinh tế nên tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm trong quy mô của nền kinh tế điều này dẫn đến yếu tố này thường ảnh hưởng ngược chiều với số thu ngân sách . Yếu tố này được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2010), bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001).

- Tỷ trọng Độ mở thương mại/GDP : Yếu tố này thể hiện độ cởi mở của nền kinh tế, được tính bằng tổng giá trị nhập cộng với giá trị xuất khẩu chia cho GDP . Sự gia tăng của tỷ trọng độ mở thương mại thường sẽ tác động tích cực đến nguồn thu ngân sách nhà nước bởi vì khi thực hiện chính sách cởi mở hơn của nền kinh tế, trong gia đoạn đầu nguồn thu thuế có thể giảm do chính sách khuyến khích xuất khẩu cũng như giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết thương mại buộc nhà nước tăng các khoản thu khác để bù đắp thiếu hụt nguồn thu, tuy nhiên khi doanh

thu xuất khẩu và nhập khẩu tăng thì các sắc thuế thu trong nội địa sẽ tăng và số thu ngân sách nhà nước sẽ tăng tương ứng . Yếu tố này được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001).

- Số chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách :

Theo định nghĩa về chi ngân sách nhà nước thì : Chi ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp , cơ quan, đơn vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước , bao gồm các khoản : Chi đầu tư phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng , an ninh , đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước , chi trả nợ nhà nước, chi viện trợ nước ngoài , các khoản chi khác . ( Trang 157 sách niên giám thống kê 2016 của Tổng cục thống kê )

Sự gia tăng quy mô nền kinh tế luôn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, các khoản chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thường được dùng phần lớn để chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế tiếp tục phát triển . Yếu tố này trước đây đã được sử dụng trong bài nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2010).

- Yếu tố giáo dục hay trình độ dân trí : Để cơng tác thu thuế của một quốc gia hay một vùng diễn ra tốt đẹp thì phụ thuộc rất nhiều ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có pháp luật thuế của người nộp thuế. Trình độ dân trí cao thường có ý thức chấp hành pháp luật tốt và muốn có trình độ dân trí cao thì yếu tố hỗ trợ từ các khoản chi cho giáo dục từ ngân sách rất quan trọng góp phần nâng cao dân trí cho tồn xã hội từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của xã hội . Do đó để nghiên cứu sự tác động của giáo dục đến số thu ngân sách nhà nước, tác giả sử dụng biến đại diện là số chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước để nghiên cứu sự tác động của giáo dục đến số thu ngân sách với kỳ vọng yếu tố này có tác động tích cực đến số thu ngân sách . Yếu tố này đã được sử dụng trong bài nghiên cứu trước của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010).

- Số lượng doanh nghiệp : Người nộp thuế chính là đối tượng tạo nên nguồn thu thuế cho ngân sách , người nộp thuế có thể doanh nghiệp hoặc cá nhân . Trong cơ cấu nguồn thu của Việt Nam nguồn thu từ đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn . Doanh nghiệp được thực hiện nghiên cứu trong đề tài được định nghĩa là “ Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch tốn kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi hoặc theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài, bao gồm các loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi “ ( trích trang 273 Niên giám thống kê năm ) . Đây là lực lượng chính tạo nên số thu cho ngân sách nhà nước, yếu tố này đã được đưa các bài nghiên cứu trước đây của Trần Văn Vũ (2010), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016).

- Lạm phát : Yếu tố thường được sử dụng để đánh giá tác động của lạm phát đến số thu ngân sách và được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) . Yếu tố này đã được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001).

- Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)