KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 69 - 71)

3. Hạn chế của đề tài và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo

KẾT LUẬN CHUNG

Ngân sách nhà nước có vai trò là cực kỳ quan trọng đối với các tỉnh thành Miền Đơng Nam Bộ nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung, ngân sách nhà nước khu vực này không những đảm bảo hoạt động cho bộ máy hành chính của khu vực, đảm bảo nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, nhu cầu chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội và bổ sung các quỹ dự trữ của bản thân khu vực Đông Nam Bộ mà còn gánh trách nhiệm chi này cho rất nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam . Bởi vì khu vực Miền Đơng Nam Bộ chỉ có 06 tỉnh thành nhưng tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia là hơn 50 % trong suốt từ năm 2005 đến 2017, trong đó riêng thành phố Hồ Chí Minh số thu ngân sách chiếm hơn 30 % tổng số thu ngân sách của Việt Nam . Mặt khác hiện tại trong 63 tỉnh thành tại Việt Nam thì chỉ có 08 tỉnh thành là tự chủ được ngân sách tức số thu ngân sách lớn hơn số chi ngân sách cịn các tỉnh thành cịn lại thì thu ngân sách khơng đủ cho chi ngân sách và phải cần có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương để bù đắp cho sự thiếu hụt này . Vì vậy theo bản thân suy nghĩ, nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách tại khu vực các tỉnh Miền Đông Nam Bộ là đề tài rất thiết thực .

Tổng hợp từ các cơ sở lý thuyết, các bài nghiên cứu định lượng trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài, tác giả xây dựng các yếu tố có khả năng tác động đến số thu ngân sách bao gồm các yếu tố : Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành (GDP) ; Tỷ trọng sản phẩm trong nước khu vực nông nghiệp GDP ; Ty trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách; Số chi cho giáo dục từ ngân sách; Số lượng doanh nghiệp cuối cùng là Lạm phát đại diện là chỉ số giá CPI . Kết quả hồi quy cho thấy Tổng sản phẩm theo giá hiện hành ,Chi cho giáo dục, Số lượng doanh nghiệp và Lạm phát có ý nghĩa thống kế . Tỷ trọng Nông nghiệp/ GDP; Tỷ trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách khơng có ý nghĩa thống kê .

Từ kết quả hồi quy của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số biện pháp để cải thiện số thu ngân sách tại khu vực các tỉnh thành Miền Đơng Nam Bộ, qua đó để có thể phát triển nguồn thu ngân sách một cách bền vững, tránh trường hợp huy

động vào ngân sách một tỷ lệ quá cao so với GDP khiến cho người nộp thuế khó có khả năng thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến các mặt kinh tế xã hội hoặc tỷ lệ huy động vào ngân sách trên GDP thấp khiến nhà nước thất thu và không đủ nguồn chi để thực hiện các chức năng của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)