Hàm ý chính sách và các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 64 - 68)

Từ mơ hình nghiên cứu và kết quả hồi quy của đề tài cho thấy thu ngân sách sẽ được cải thiện đáng kể từ việc tăng thu nhập bình bình quân đầu người, tăng số lượng doanh nghiệp và tăng chi cho giáo dục, các yếu tố cịn chưa có tác động đến thu ngân sách trong mơ hình nghiên cứu của đề tài . Từ kết quả này , tác giả đề xuất các chính sách sau :

- Tiếp tục cải thiện GDP bình quân của khu vực : Để thực hiện được điều này các cấp chính quyền khu vực tỉnh thành Đông Nam Bộ cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tại khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực . Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, mời gọi đầu tư vào các dự án trong khu vực, Kiểm soát và hạn chế ô nhiễm nhằm tránh các tác động xấu của q trình cơng nghiệp hóa đến đến mơi trường . Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các chương y tế cộng đồng, triển khai các chương trình đào tạo để nâng cao năng suất lao động cho người lao động.

- Khuyến khích ngƣời dân thành lập thêm nhiều doanh nghiệp trên địa

bàn : Muốn số lượng doanh nghiệp của nền kinh tế gia tăng ( trong đó có khu vực

Đơng Nam Bộ ) thì nhà đầu tư phải thấy được hiệu quả từ việc bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp từ đó mới tạo ra thu nhập cho bản thân cũng như để đóng góp cho xã hội . Để đạt được điều này thì vai trị của Nhà nước là rất quan trọng, phải tạo môi trường kinh doanh thơng thống, xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như tình hình kinh tế xã hội, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp an tâm đầu tư và sản xuất kinh doanh . Các cơ quan cấp phép các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ nên tiếp tục rà soát, bải bõ hoặc đề xuất bãi bỏ các thủ tục đầu tư không cần thiết, cắt giảm tối đa các chi phí khơng cần thiết trong q trình xin phép đầu tư . Tiếp tục đề xuất với trung ương để bãi bỏ và giảm bớt các thủ tục hành chính khơng cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cho kinh tế tư nhân phát triển .

-Cải thiện hiệu quả công tác chi cho đầu từ phát triển : Khu vực kinh tế

Đông nam bộ là khu vực kinh tế đặc biệt quan trọng của đất nước , có tỷ trọng đóng góp cho ngân sách bình qn hơn 50% tổng thu ngân sách do đó địi hỏi khu vực này phải có một sự đầu tư tương xứng cho cơ sở hạ tầng để làm nguồn lực cho sự phát triển của khu vực trong thời gian sắp tới . Hệ số hồi quy của biến chi đầu tư cho phát triển khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy sự kém hiệu quả trong việc chi đầu tư phát triển từ ngân sách và khoản chi này không tập trung nhiều cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong vực này .

Mặt khác một yếu tố khác có ảnh hưởng rất mạnh đến việc tăng trưởng GDP là trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng . Cơ sở hạ tầng yếu kém thì sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của GDP, vì vậy việc chi đầu tư phát triển từ ngân sách nên chỉ tập trung cho chi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm, chỉ nên đầu tư vào các dự án khi xác định dự án đó thực sự sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển tránh đầu tư lãng phí, tràn lan để sử dụng có hiệu quả của nguồn tài chính cơng . Ngồi ra trong cơ cấu chi cho đầu tư phát triển nên giảm bớt chi cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước ( ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động để cung cấp dịch vụ cơng ) vì theo các báo cáo gần đây tỷ lệ lợi nhuận khu vực kinh tế tư nhân luôn hiệu quả hơn khu vực kinh tế nhà nước chứng tỏ việc sử dụng vốn khu vực tư hiệu quả hơn .Việc này cũng sẽ tạo một mơi trường kinh doanh bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp từ đó thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triền hơn.

-Tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục : Thông qua việc đầu tư cơ sở vật

chất cho ngành giáo dục, nâng cao tiền lương cho giáo viên, giảng viên , công chức, viên chức ngành giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục các cấp . Khuyến khích mọi người tự học tập để hình thành một xã hội học tập, thơng qua đó sẽ cao thêm trình độ dân trí, trình độ hiểu biết của người dân góp phần nâng cao ý thức của người dân trong mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có ý thức chấp hành pháp luật thuế .

-Các biện pháp để đảm bảo tăng thu cũng nhƣ cân đối nguồn thu ngân sách :

Hệ số hồi quy của tỷ trọng độ mở thương mại (TTDMTM) là dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê trong khoản thời gian từ 2005 đến 2017 là do : Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện cam kết của các hiệp định thương mại nên phải tiến hành cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu dẫn đến số thuế Giá trị gia tăng khâu nhập khẩu và thuế Tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu cũng giảm theo do các khoản thu này được tính dựa trên trị giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu . Mặt khác do chính sách khuyến khích đầu tư nên chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách giãn, giảm và miễn thuế điển hình là thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) . Thuế suất thuế TNDN phổ thông đã được giảm từ 32% năm 2008 xuống còn 20 % năm 2016, ngồi ra cịn có mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi cộng với việc miễn hoặc giảm thuế TNDN khi nhà dầu tư đầu tư mới vào các khu công nghiệp, khu chế xuất hay đầu tư vào một số ngành nghề ưu đãi ( ví dụ như ngành cơng nghệ thông tin ) và những yếu tố này đang tác động lớn đến số thu ngân sách khu vực Đông Nam Bộ trong khi đó chỉ tiêu thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu cơng . Vì vậy để đảm bảo tăng thu cũng như cân đối ngân sách, theo tác giả, về chính sách thuế các nhà hoạch định chính sách khu vực cần thực hiện các biện pháp sau :

- Cơ quan quản lý thuế tại các tỉnh thành Đông Nam Bộ nên đề xuất với chính phủ tăng thuế suất thuế GTGT, chuyển một số mặt hàng chịu thuế suất 5% sang 10 %, chuyển một số nhóm mặt hàng đang chịu thuế GTGT sang chịu thuế TTĐB để đảm bù đắp số thu giảm đi từ khâu nhập khẩu

- Quản lý chặt hơn việc kê khai thuế, kiểm tra, thanh tra thuế bởi vì khi doanh thu xuất khẩu tăng thì tổng doanh thu sẽ tăng . Mặc dù thuế khâu xuất nhập khẩu giảm nhưng các sắc thuế trực thu và gián thu của các hoạt động nội địa có liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ tăng do tổng doanh thu tăng do đó phải tập trung quản lý để tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Nhanh chóng đề xuất với Chính Phủ và Quốc Hội sớm ban hành luật Thuế tài sản . Thông qua việc áp dụng sắc thuế này sẽ buộc các chủ sở hữu phải sử dụng hiệu quả bất động sản của mình, tránh được sự lãng phí của cải xã hội cũng như hiện tượng đầu cơ bất động sản cũng như gia tăng nguồn thu cho ngân sách .

- Tăng cường công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân : Khi Việt Nam thực hiện các cam kết theo các hiệp ước thướng mại quốc tế đã ký thì hàng hóa từ các nước nhập khẩu rất nhiều về Việt Nam, ngược lại hàng hóa từ Việt Nam đi các nước sẽ dễ dàng hơn do bị áp thuế nhẹ hơn khi nhập khẩu vào các nước có ký hiệp định thương mại . Việc này sẽ tạo nhiều việc làm hơn, khối lượng hàng hóa sản xuất nhiều hơn, quy mơ nền kinh tế gia tăng, thu nhập người dân cũng sẽ gia tăng tương ứng . Khi thu nhập bình quân người dân tăng thì thuế Thu nhập cá nhân sẽ tăng do đó Nhà nước nên tập trung hơn nữa cho việc quản lý và khai thác nguồn thu này bởi vì hiện tại nguồn thu này đang bị bỏ sót và thất thu rất nhiều, vì vậy nên tăng cường công tác quản lý thuế đối với khu vực hộ kinh doanh các thể, tăng cường công tác quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền cơng bằng việc khuyến khích và có các biện pháp chế tài phù hợp sao cho doanh nghiệp trong nước khi thanh toán các khoản tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác đều phải thanh toán qua ngân hàng . Đây là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thể đối chiếu với các hồ sơ khai thuế TNCN nhằm tránh gian lận từ đó góp phần tăng tỷ trọng thu của sắc thuế này cho ngân sách trong khu vực.

- Tiếp tục nâng cải thiện hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nƣớc nhà

nƣớc : Tiếp tục nâng cao trình độ cơng chức , nâng cao chất lượng môi trường làm

việc của công sở và thu nhập công chức để công chức yên tâm công tác bởi vì mọi chủ trương cải cách của chính phủ có đạt được kết quả mong muốn hay khơng thì yếu tố con người ( công chức thực thi ) ln nắm vai trị quyết định.

Cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp ở đây gọi chung là người nộp thuế, làm sao cho người nộp thuế thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề kinh doanh cũng như chấp hành pháp luật thuế . Bởi vì suy cho cùng ngân sách có được phần lớn cũng chính là nhờ sự đóng góp của người nộp thuế và tất nhiên việc đóng này là phải đúng theo quy định của pháp luật, muốn vậy chính phủ phải làm tốt vai trị của mình để tạo cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật rõ ràng để mọi cá nhân và tổ chức kinh doanh yên tâm phát triển .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)