3.1 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm trong nƣớc :
Theo nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2015) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 cho thấy tăng trưởng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến số thu ngân sách còn tăng tưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp , tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng trưởng dân số trung bình, tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước chưa có ảnh hưởng đến số thu ngân sách.
Nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013 ) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố tác động đến tổng số thu thuế của các quốc gia Đông nam á trong đó có Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 cho thấy thu nhập bình quân đầu người và độ mở thương mại có tác động đến số thu ngân sách ( tác động cùng chiều ) trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp , ngành công nghiệp trong GDP và lạm phát khơng có tác động đến số thu ngân sách tại các quốc gia này.
Nghiên cứu của Trần Mạnh Khương ( 2016 ) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước tại 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2005 đế năm 2014 cho thấy GDP bình quân đầu người, tỷ lệ thu chi ngân sách, số lượng doanh nghiệp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có tác động đến số thu ngân sách, các yếu tố tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, mở cửa thương mại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh khơng có tác động đến số thu ngân sách.
3.2 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm nƣớc ngoài :
- Nghiên cứu của Cheliah ( 1971) nghiên cứu xu hướng thu thuế tại các nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng ngành khoáng sản, tỷ trọng xuất khẩu khơng bao gồm khống sản có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế, trong khi đó tỷ tỷ trọng ngành nông nghiệp có tác động ngược chiều đến số thu thuế, thu nhập bình qn đầu người khơng có tác động đến số thu thuế .
- Nghiên cứu của Tanzi ( 1992 ) nghiên cứu chính sách tài khóa trong các nền kinh tế đang chuyển đổi, kết quả nghiên cứu cho thấy ngành khoáng sản và tỷ trọng xuất khẩu khơng bao gồm khống sản có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế, ngược lại thu nhập bình qn đầu người khơng có tác động đến số thu thuế.
Theo kết quả nghiên cứu của Leuthold ( 1991 ) về đóng góp của thuế tại các nền kinh tế đang phát triển, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng mậu dịch tác động cùng chiều đến số thu thuế , trong khi đó tỷ trọng nơng nghiệp tác động ngược chiều đến số thu thuế còn tỷ tỷ trọng ngành khoáng sản và viện trợ nước ngồi khơng tác động đến số thu thuế.
Nghiên cứu của Stotsky và Wolde Mariam ( 1997) nghiên cứu tác động thuế ở châu phi khu vực cận Sahara, kết quả nghiên cứu cho thấy số thu thuế có tác động cùng chiều với tỷ trọng xuất khẩu và thu nhập bình qn đầu người và có tác động ngược chiều đối với tỷ trọng ngành nơng nghiệp và tỷ trọng ngành khống sản .
Nghiên cứu của Ghara ( 1998 ) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách kinh tế và tham nhũng đến số thu thuế, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố GDP bình quân người, độ mở thương mại, tỷ trọng xuất khẩu, tình trạng khu vực khai khống dầu mỏ và phi dầu mỏ, cải cách cấu trúc và phát triển nhân lực có tác động cùng chiều đến số thu thuế; các yếu tố tỷ trọng ngành nơng nghiệp, tỷ trọng ngành khống sản, lạm phát và tham nhũng có tác động ngược chiều đến số thu thuế và tỷ lệ thay đổi điều khoản mậu dịch, tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái thực, thay đổi nợ nước ngồi/GDP khơng có tác động đến số thu thuế .
Nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010) nghiên cứu nỗ lực thu thuế của 96 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2016 cho thấy mối liên cùng chiều hê giữa số thu thuế/GDP với mức độ phát triển ( GDP bình quân dầu người ), độ mở thương mại ( Nhập khẩu và xuất khẩu /GDP) , giáo dục ( chi tiêu cho giáo dục/GDP) và mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát, phân phối thu nhập ( hệ số GINI) , tỷ trọng ngành nông nghiệp/GDP và tham nhũng với số thu ngân sách .
Nghiên cứu của Piancastelli (2001) dựa trên dữ liệu của 75 nước phát triển và đang phát triển cho thấy thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng ngành cơng nghiệp và độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến số thu ngân sách trong khi đó tỷ trọng ngành nơng nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế.