TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao động lực phụng sự công của công chức tại uỷ ban nhân dân quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Qua các nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến động lực PSC của công chức, viên chức có sự khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế và quy định của mỗi quốc gia.

Kovach (1987) khảo sát về các yếu tố tạo động lực đối với nhân viên cho thấy có sự thay đổi qua các năm, cụ thể năm 1946 các yếu tố được nhân viên đánh giá cao theo thứ tự là: đánh giá cao cơng việc đã hồn thành; cảm giác được ở trên mọi thứ; giúp đỡ các vấn đề cá nhân; an tồn việc làm; tiền lương tốt; cơng việc thú vị; khuyến khích và tăng trưởng trong tổ chức; sự trung thành với nhân viên; điều kiện

làm việc tốt và kỷ luật. Tuy nhiên, cũng với bảng câu hỏi tương tự năm 1986 đã cho ra kết quả khác, các yếu tố nhân viên ưu tiên là công việc thú vị; đánh giá cao cơng việc đã hồn thành; cảm giác được ở trên mọi thứ; an tồn việc làm; tiền lương tốt; khuyến khích và tăng trưởng trong tổ chức; điều kiện làm việc tốt; sự trung thành với nhân viên; kỷ luật và giúp đỡ các vấn đề cá nhân. Điều này khẳng định yếu tố sự thú vị trong cơng việc ngày càng có tầm quan trọng ảnh hướng đến động lực PSC của nhân viên.

Moynihan và Panley (2007) đã nghiên cứu vai trò của tổ chức trong việc nâng cao động lực PSC. Đối tượng tham gia khảo sát bao gồm các công chức đang làm việc tại các cơ quan dịch vụ nhân sự và y tế nhà nước. Nghiên cứu của tác giả chứng minh động lực phụng sự công của cán bộ, công chức không chỉ là kết quả của nền tảng cá nhân mà cịn là mơi trường tổ chức nơi cá nhân nhận thấy mình trong đó. Qua đó tác giả kết luận các yếu tố như: môi trường và điều kiện làm việc, vai trò của các cấp lãnh đạo trong tổ chức, làm rõ các mục tiêu, trao quyền cho nhân viên hay cho nhân viên quyền tự chủ trong công việc, cơng nhận sự đóng góp của nhân viên có tác động tích cực đến động lực phụng sự cơng. Ngồi ra, nghiên cứu cũng khuyến nghị tổ chức cần giúp nhân viên cảm thấy như thể họ đóng góp ý nghĩa vào các mục tiêu của tổ chức và tăng cường cam kết (Romzek và Hendricks 1982). Một yếu tố quan trọng nữa là việc khuyến khích nhân viên cảm thấy rằng họ đang đóng góp cá nhân cho một tổ chức thực hiện các dịch vụ cơng có giá trị. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh cần cho nhân viên thấy rằng họ có vai trị trung tâm trong tổ chức và đề cao những lợi ích thực sự mà họ đóng góp cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao động lực phụng sự công của công chức tại uỷ ban nhân dân quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)