KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao động lực phụng sự công của công chức tại uỷ ban nhân dân quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Một thang đo có giá trị khi thang đo đó có đủ độ tin cậy. Nghĩa là cho cùng một kết quả khi tiến hành đo lặp đi lặp lại.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến – tổng, để nhằm loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu ra khỏi thang đo.

Phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s alpha:

Hệ số Cronbach’s alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một thang đo. Ngồi ra chúng ta cịn dùng để đánh giá độ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ bên trong nhóm nhân tố đó.

Theo Peterson, 1994 thì hệ số Cronbach’s alpha phải nằm trong giới hạn từ 0,7 đến 1,0. Các trường hợp cỡ mẫu nhỏ hơn thì hệ số tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,6 vẫn có thể được chấp nhận. Đồng thời, giữa các biến quan sát phải có hệ số tương quan giữa các biến và tổng (item-total correlation) đều phải có hệ số lớn hơn 0,3.

Với hệ số được kiểm định bằng công cụ Cronbach’s alpha của thang đo sẽ giúp loại những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả.

Phương pháp phân tích Cronbach’s alpha là thông qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát. Thực tế đây là phép kiểm định độ tương quan lẫn nhau của các biến quan sát trong thang đo thông qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát. Hệ số Cronbach’s alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao.

- Những thang đo có hệ số Cronbach’s alpha trong khoảng từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được.

- Thang đo có hệ số Cronbach’s alpha trong khoảng từ 0,8 – 1,0 được xem là thang đo tốt.

Tuy nhiên đối với các trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới thì thang đo có hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.

Tuy vậy, hệ số này chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay khơng, chứ khơng cho biết cần phải loại bỏ hoặc giữ lại biến quan sát nào. Để giải quyết vấn đề này cần tính tốn và phân tích hệ số tương quan biến – tổng.

Hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation):

Hệ số tương quan biến tổng chính là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Nếu hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Vì vậy, đối với các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 bị xem như là các biến rác và bị loại ra khỏi mơ hình do có tương quan kém với các biến khác trong mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao động lực phụng sự công của công chức tại uỷ ban nhân dân quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)