Bảng thống kê nhân sự chính thức theo độ tuổi năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 8 giai đoạn 2019 2021 (Trang 47 - 54)

Độ tuổi lao động Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Trên 41 tuổi

Số nhân viên (người) 135 81 38

Chiếm tỷ lệ (%) 53.1 31.9 15

(Nguồn: Số liệu phịng Tở chức Hành chính năm 2018)

Qua bảng thống kê 2.6 ta thấy lao động tại MobiFone 8 chủ yếu là lao động trẻ. Độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ đến 53.1%, đây là nguồn lao động trẻ, nhiệt huyết, năng động, ham học hỏi và cống hiến hết mình cho cơng việc. Nguồn lao động tích lũy nhiều kiến thức kinh nghiệm ở độ tuổi từ 31 đến 41 tuổi cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn là 31.9%. Đây là nguồn lao động có kiến thức chuyên môn vững, hiệu quả làm việc cao và ít có ý định thay đởi. Nhóm nhân sự trên 41

t̉i chiếm tỷ lệ thấp, đây là nhóm thâm niên, gắng bó lâu với cơng ty, nắm vững nghiệp vụ và thích hợp hướng dẫn, truyền lửa cho các nhân viên trẻ. Nhìn chung nguồn lao động tại MobiFone 8 khá trẻ, đây là 1 điểm mạnh của công ty nhưng cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có nhiều chính sách nhằm giữ chân họ vì họ rất năng động, dễ bị lôi cuốn bởi các công ty khác.

2.1.2.4 Kết quả kinh doanh của MobiFone 8 giai đoạn 2015-2018

Bảng 2.7: Bảng thống kê số liệu doanh thu các dịch vụ (ĐVT: tỷ đồng) Năm 2015 2016 2017 2018

Doanh thu thuê bao di động 2741 3084 2753 2584

Doanh thu Dịch vụ Giá trị gia tăng

465 865 753 793

Truyền hình 0 32 67 39

Tổng doanh thu 3206 3981 3573 3376

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư – năm 2018)

Qua bảng 2.7 có thể thấy doanh thu từ dịch vụ thuê bao di động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu cũng như trong doanh thu viễn thông của công ty và doanh thu cũng tăng qua các năm. Từ bảng 2.7 cho thấy doanh thu của công ty tăng mạnh giai đoạn 2016 nhưng đến 2017 và 2018 thì doanh thu bắt đầu giảm, đặc biệt 2018 doanh thu giảm 605 tỷ so với 2016. Tuy doanh thu năm 2018 có tăng hơn so với 2015 nhưng xét nhân sự của 2018 cao hơn 15 người so với 2015 nên mức doanh thu trên đầu người vẫn thấp hơn năm 2015. Đây cũng là 1 số liệu đáng quan ngại mà MobiFone 8 cần chú trọng xem xét.

2.2 Tổng quan phương pháp nghiên cứu

Tác giả thực hiện phương pháp định tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên dựa trên việc nghiên cứu các lý thuyết về động lực làm việc.

Phương pháp định lượng: Tác giả tiến hành nghiên cứu thông qua khảo sát, phỏng vấn để nghiên cứu, phân tích các vấn đề về lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho nhân viên tại MobiFone 8. Sau khi có kết quả khảo sát thực tế, tác

giả tiến hành chạy phần mềm SPSS 20.0 để thống kê số liệu về mặt định lượng, tiến hành phân tích sơ bộ về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, từ đó đánh giá ưu nhược điểm của từng yếu tố tại MobiFone 8.

2.2.1 Phương pháp tiếp cận

- Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến động lực làm việc. - Thảo luận nhóm để điều chỉnh và phát triển thang đo. - Tiến hành khảo sát bằng hình thức online.

- Xử lý dữ liệu đã khảo sát: kiểm định sơ bộ thang đo (Crobach Alpha, EFA), thống kê mô tả và hồi quy.

- Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên dựa trên kết quả của việc thống kê mơ tả (trung bình và độ lệch chuẩn). - Dựa trên kết quả thống kê mô tả, hệ số hồi quy và thực tiễn để phân tích ưu,

nhược điểm của từng yếu tố và đề xuất giải pháp phù hợp với định hướng, mục tiêu của MobiFone 8.

2.2.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm gồm 2 nhóm, nhóm lãnh đạo bao gồm 13 thành viên ban giám đốc, trưởng hoặc phó các phịng ban và MobiFone tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An; nhóm nhân viên gồm 12 nhân viên đang làm việc tại 9 phòng ban tại MobiFone 8 và 3 MobiFone tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Việc thảo luận nhóm nhằm mục đích điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và thang đo sao cho phù hợp với ngôn ngữ tiếng việt và thực tế tại cơng ty. Sau khi phỏng vấn, các nhóm phỏng vấn đều đồng ý với các thang đo được đề xuất. Do vậy thang đo chính thức gồm: (1) An tồn cơng việc; (2) Lương, thưởng và chế độ phúc lợi; (3) Điều kiện làm việc; (4) Sự công nhận; (5) Cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp; (6) Mối quan hệ với đồng nghiệp và giám sát. Ta có bảng thang đo và các biến quan sát được mã hóa như trong phụ lục 5.

2.2.3 Nghiên cứu định lượng

2.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu

Phương pháp chọn mẫu áp dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên. Dựa trên phương pháp này, tác giả có thể chọn những phần tử dựa trên sự thuận tiện và dễ tiếp cận. Ở nghiên cứu này, tác giả thực hiện khảo sát những nhân viên hiện tại đang làm việc tại MobiFone 8 bằng hình thức online bởi vì hình thức này tiện lợi và dễ thao tác, số liệu được thống kê rõ ràng.

Theo Bollen (1989) thì tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1. Theo Hair et al (2006) thì sai số mẫu sẽ càng nhỏ nếu tỷ lệ mẫu quan sát so với biến quan càng lớn. Do vậy theo nghiên cứu của đề tài là 33 biến thì số mẫu tối thiểu là 33x5=165. Và tác giả quyết định khảo sát với số mẫu n = 170 mẫu.

2.2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha:

Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha giúp chúng ta tối ưu và loại đi những thang đo, biến quan sát không đạt. Theo nghiên cứu, những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) bé hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 vì Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 là chấp nhận được được (Hoàng Trọng và Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên thông thường, hệ số Cronbach’s Alpha dao động trong khoản 0.6 đến nhỏ hơn 0.95 là phù hợp. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha q thấp thì có thể do câu hỏi được thiết kế đúng nhưng người trả lời bảng câu hỏi chưa tập trung trả lời hay do câu hỏi được thiết kế không liên quan đến đề tài nên người mỗi người trả lời sẽ cho ra những kết quả rất khác nhau. Còn nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn thì có thể ngun nhân là do câu hỏi được thiết kế giống nhau, trùng lắp thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến cũng cần được chú ý. Thường thì sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation), nếu giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach

Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo.

Phương pháp nhân tố khám phá (EFA):

Phương pháp nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá giá trị

phân biệt và giá trị hội tụ. Trong phương pháp phân tích nhân tố EFA, chúng ta cần lưu ý đến các tiêu chuẩn bao gồm: chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s.

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phương pháp phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (được xác định là lớn hơn hoặc bằng 0.5 và bé hơn 1) được xem điều kiện đủ để phương pháp phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì ngược lại là khơng thích hợp với các dữ liệu.

Kiểm định Bartlett’s trong phương pháp phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau (H0: các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể). Nếu giả thuyết H0 khơng được bác bỏ thì phương pháp phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (sig. < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tởng thể (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Theo Hair & ctg (1998, 111) thì hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA trong đó: hệ số tải lớn hơn 0.3 là đạt mức tối thiểu, hệ số tải lớn hơn 0.4 được xem là quan trọng, hệ số tải lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.5. Thang đo được chấp nhận khi tởng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Phương pháp trích “Principal Component Analysis” được sử dụng trong phương pháp phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập. Hệ số eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1.

Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào. Sau khi phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ có 3 bảng:

Bảng tóm tắt mơ hình (Model Sumar𝑦𝑏): dùng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đa biến. Hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) thường từ 50% trở lên là nghiên cứu có thể sử dụng.

Bảng ANOVA: kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tởng thể của mơ hình. Sự phù hợp này mới chỉ thể hiện giữa mơ hình nghiên cứu với tập dữ liệu là mẫu nghiên cứu. Giá trị sig. < 0.05 thì mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.

Bảng Coefficients: Ở bảng này cần lưu ý đến: Giá trị sig. kiểm định từng biến độc lập, sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 có nghĩa là biến đó có ý nghĩa trong mơ hình, ngược lại sig. lớn hơn 0.05, biến độc lập đó cần được loại bỏ. Tiếp theo là hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Cuối cùng là VIF, giá trị này dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Theo lý thuyết nhiều tài liệu viết, VIF < 10 sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nhưng thường thì so sánh VIF với 3.

Thống kê mô tả: Sau khi kiểm tra độ tin cậy giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo, tác giả tiến hành tính độ trung bình của các yếu tố nhằm giá cảm nhận của nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại MobiFone 8.

2.2.3.3 Thang đo khảo sát

Thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5: (1) “Hồn tồn khơng đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Tạm đồng ý”; (4) “Đồng ý”; (5) “Hoàn toàn đồng ý”.

Tác giả sử dụng thang đo này vì đây là thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Việt Nam. Ngoài bảng câu hỏi khảo sát, các biến thuộc thông tin cá nhân được tác giả đo lường bằng thang đo định danh như biến giới tính, nhóm t̉i, nhóm thời gian cơng tác, mức thu nhập, trình độ học vấn. Việc sử dụng thang đo này nhằm mục đích so sánh và phân biệt các nhóm đối tượng trong mẫu nghiên cứu thơng qua đặc tính của họ.

2.3 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên MobiFone 8

2.3.1 Kết quả khảo sát

2.3.1.1 Mô tả mẫu

Tác giả tiến hành khảo sát online và kết quả có 170 cán bộ nhân viên trong MobiFone 8 tham gia thực hiện cuộc khảo sát. Đây là số lượng đảm bảo đúng số mẫu yêu cầu. Vì tác giả thiết kế khảo sát online với chế độ bắt buộc phải trả lời nên 170 phiếu khảo sát đều hợp lệ, khơng có phiếu khơng hợp lệ.

Từ bảng 2.8 biết:

- Tỷ lệ giới tính tham gia khảo sát tương đương nhau, khơng chênh lệch lớn và phù hợp với tỷ lệ dữ liệu thực tiễn ở bảng …

- Về trình độ thì trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất với 74.1%, tiếp đến là tỷ lệ sau đại học với 25.9% vầ còn lại là cao đẳng 2.9%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ thực tế khi đối chiếu với bảng…

- Hai nhóm lương có tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 7 triệu đến dưới 12 triệu và nhóm từ 12 triệu đến dưới 17 triệu với tỷ lệ lần lược là 42.4% và 37.6%. - Xét về t̉i tác thì nhóm có t̉i từ 25 đến dưới 30 t̉i chiếm tỷ lệ cao nhất

với 45.3%, tiếp đến là nhóm t̉i từ 30 t̉i đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 21.2%. Đậy là 2 nhóm t̉i chiếm tỷ lệ lớn với hơn 65% tỷ lệ nhân sự khảo sát. Do vậy cần lưu ý nhóm t̉i này để đưa giải pháp phù hợp.

- Nhóm thâm niên có tỷ lệ lớn nhất là từ 25 đến dưới 30 tuổi với 42.9%, thứ hai là nhóm từ 5 năm đến dưới 10 năm với tỷ lệ 22.4%. Hai nhóm còn lại chiếm lần lược là từ 10 năm và dưới 3 năm chiếm tỷ lệ 14.1% và 20.6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 8 giai đoạn 2019 2021 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)