CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2. Các vấn đề cần quan tâm
3.2.2. Những điểm hạn chế trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nam
Thứ nhất, do tăng trưởng tín dụng nóng mà tài sản có quy đổi rủi ro tăng được xem là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ an toàn vốn cũng như khả năng cân đối vốn của các ngân hàng có chiều hướng giảm trong khi áp lực đáp ứng an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II ln cận kề. Ngồi ra, việc tăng vốn ở một số ngân hàng, đặc biệt là các NHTM Nhà nước hiện đang gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được các đối tác chiến lược phù hợp cũng như không được tạo nhiều điều kiện để thực hiện việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn. Vốn ngân hàng được xem là chỉ tiêu rất quan trọng khi vừa là
nguồn lực cơ bản để giải quyết nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) khi cần, đồng thời thể hiện khả năng chống chịu rủi ro của một ngân hàng. Thứ hai, chất lượng tài sản dù ngày càng được cải thiện nhưng mức độ rủi ro vẫn được xem là khá cao. Chất lượng tài sản thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức trung bình dưới 3%. Nợ xấu tuy đã được cải thiện, tuy nhiên, nếu tính cả trái phiếu VAMC thì số nợ xấu tại một số ngân hàng lớn hơn rất nhiều. Hay nói cách khác, việc xử lý nợ xấu của các NHTM Việt nam, về bản chất, vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Một số ngân hàng đang có tỷ lệ lãi dự thu tương đối lớn, tuy nhiên có thể bằng các nghiệp vụ kế tốn, kỹ thuật của mình, các ngân hàng chưa hạch tốn vào nợ xấu và tài sản xấu. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan khác như sự biến động và bất ổn của nền kinh tế, ảnh hưởng của thiên tai,... thì một số nguyên nhân chủ quan dẫn tới nợ xấu như:
• Về phía khách hàng, do tình hình hoạt động của khách hàng khơng tốt, nguồn vốn trang trải cho hoạt động kinh doanh chính chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, và nguyên nhân quan trọng không kém là các khách hàng ở Việt Nam thường khó khăn trong việc tìm cách thích ứng với mơi trường kinh tế ngày càng thay đổi;
• Về phía ngân hàng, chất lượng thẩm định doanh nghiệp thấp dẫn đến nợ xấu, rủi ro lớn từ sự suy giảm trong đạo đức cán bộ. Ngoài ra, trong một thời gian khá dài, một số ngân hàng bắt kịp với sự phát triển của thị trường bằng cách tăng trưởng tín dụng nóng và đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro nhằm thu được lợi suất sinh lợi cao nhưng tình hình quản trị chưa tốt đã dẫn tới những khoản nợ chưa đạt tiêu chuẩn, nợ xấu. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng vẫn đang chịu gánh nặng tài chính liên quan đến sở hữu chéo vốn là tác nhân chủ yếu gây ra các khoản nợ xấu lớn ở một số NHTM Cổ phần (NHTMCP) trước đây.
Thứ ba, khả năng sinh lời dù được cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của các ngân hàng. Lợi nhuận tăng vượt bậc trong những năm trở lại đây giúp các ngân hàng cải thiện khả năng sinh lời. Tuy nhiên với quy mô vốn và tài sản ngày
càng tăng cũng như tiềm năng hoạt động của nhiều ngân hàng thì mức sinh lời vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu do:
• Về cơ cấu thu nhập, hầu hết các ngân hàng có nguồn thu phụ thuộc vào thu nhập lãi mà chưa thực sự chú trọng khai thác nguồn lợi từ các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng trên nền tảng cơng nghệ cao, có tiềm năng lớn. Trong khi đó khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã giảm mạnh trong vài năm trở lại đây.
• Về cơ cấu chi phí, các ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ thống, đặc biệt là các ngân hàng lớn, đẩy chi phí hoạt động lên cao, trong đó chi phí nhân viên chiếm tỷ lệ rất lớn. Ngồi ra, chi phí dự phịng rủi ro tăng cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới lợi nhuận của các ngân hàng.
Thứ tư, nguồn nhân lực ngân hàng có trình độ cao có thể xem là chưa đủ nếu xét về độ lớn trong hệ thống ngân hàng hiện này. Đội ngũ chuyên gia có khả năng quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, luật lệ quốc tế cịn thiếu rất nhiều. Bên cạnh đó, tư duy làm việc và phương thức làm việc của các nhân viên ngân hàng hiện nay chưa có sự đổi mới và sáng tạo.
Thứ năm, liên quan đến vấn đề tái cơ cấu ngân hàng, đã có nhiều đợt sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các NHTM từ năm 2012 đến nay. Đặc biệt liên quan đến 3 ngân hàng được NHNN mua lại với giá 0 đồng (ngân hàng Đại Dương, ngân hàng Dầu khí tồn cầu và ngân hàng Xây dựng), đây là 3 ngân hàng thua lỗ lớn, có nguy cơ đổ vỡ cao và lâm vào tình trạng phá sản. Việc này đã dẫn đến tổn thất rất lớn khơng chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng mà cịn tạo ra tâm lý lo ngại và nghi ngờ của đại đa số người dân vào hoạt động ngân hàng, khi mà sở hữu chéo vẫn cịn tồn tại, cho vay khơng đủ điều kiện, sự móc nối giữa các lãnh đạo ngân hàng với các doanh nghiệp, các “sân sau” của mình. Hiệu quả từ việc mua lại các NTHM yếu kém với giá 0 đồng và quá trình M&A giữa các NHTM chưa cao. Các ngân hàng 0 đồng đã cải thiện được tính thanh khoản nhưng chưa xử lý được nợ xấu tồn đọng trong ngân hàng. Chưa có nhiều sự thay đổi mang tính tích
cực trong hoạt động M&A giữa các NHTM. Khn khổ pháp lý cịn chưa đầy đủ cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, còn thiếu và chưa đồng bộ. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có sự phối hợp nhất quán trong vấn đề tái cơ cấu, bao gồm NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Cơ chế vận hành của Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” cũng còn chưa đạt hiệu quả cao. Thứ sáu, liên quan đến hệ thống QTRR, hiện nay các NHTM Việt Nam chưa thực sự xây dựng được một hệ thống QTRR đủ mạnh để chống lại các biến cố bất lợi xảy đến với ngân hàng. Do đặc thù của ngân hàng là 70% thu nhập là đến từ hoạt động tín dụng, thậm chí có ngân hàng có tỷ này trên 90%, nên hầu hết các ngân hàng đều tập trung vào cơng tác quản trị rủi ro tín dụng (“RRTD”). Việc các NHTM xem nhẹ cơng tác quản trị các loại rủi ro khác dẫn đến hệ quả là khi thị trường tài chính biến động, mất kiểm sốt, các ngân hàng dễ dàng rơi vào rủi ro thanh khoản (“RRTK”). Những yếu kém trong công tác QTRR tại các NHTM Việt Nam cũng mang nhiều nét tương đồng với tình trạng tại các nước đang phát triển. Hầu hết cơng tác QTRR chỉ mang tính thủ tục nhiều hơn, tính tuân thủ rất thấp và được xem là hoạt động hỗ trợ mà khơng phải là hoạt động chính. Các ngân hàng hiện này đều xây dựng cho mình bộ máy kiểm sốt nội bộ nhưng hiệu quả hoạt động thì chưa cao, nên dẫn đến tình trạng các cán bộ trong ngân hàng cố ý làm sai trong việc lợi dụng các kẻ hở trong QTRR ngân hàng.