CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.3. Vấn đề quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II
3.3.2. Quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II
Như đã đề cập ở phần 2.3.1, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc trưng khác nhau nên việc triển khai thực hiện Basel I trong quản trị ngân hàng là điều tất yếu, và để nâng thêm một bước mới trong QTRR, các NHTM Việt Nam đã được yêu cầu thực hiện Basel II. Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng trên trường quốc tế gần như đã áp dụng thành công Basel II trong QTRR hoạt động ngân hàng và hướng tới triển khai thành cơng Basel III. Do đó, để có thể cạnh tranh, hay dễ dàng hơn là có thể tiếp cận được chuẩn ngân hàng quốc tế, hệ thống NHTM Việt Nam cần phải xây dựng được hệ thống QTRR theo các tiêu chí, chuẩn mực được Basel II đặt ra. Có rất nhiều lợi ích khác nhau từ việc
áp dụng Basel II trong QTRR hoạt động ngân hàng, sau đây là một số lợi ích chính được tác giả tóm lược:
Thứ nhất, Hiệp ước Basel II đặt ra các nguyên tắc chung và bên cạnh đó là các chuẩn mực về giám sát rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Thơng qua việc thiết lập mức an tồn vốn tối thiểu và hệ thống hóa các tiêu chuẩn trong QTRR, theo đó, những khó khăn trong việc đánh giá và KSRR đã được Hiệp ước Basel II góp phần làm giảm nhẹ. Nói cách khác là Hiệp ước Basel II đã tạo điều kiện thuận lợi với những cơ sở vững chắc nhằm tăng cường tính khách quan và hiệu quả cho hoạt động thanh tra và giám sát ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng triển khai Basel II trong QTRR sẽ nâng cao tính an tồn và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh căn bản của mỗi ngân hàng riêng lẻ cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia và hệ thống ngân hàng toàn cầu, nguồn vốn cũng được quản lý một cách hiệu quả hơn. Nguyên nhân là do trình độ quản lý rủi ro được tăng cường, các biện pháp QTRR được áp dụng một cách bài bản theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là xếp hạng nội bộ và mơ hình rủi ro được áp dụng một cách chủ động. Trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM sẽ khơng chỉ dựa vào tài sản bảo đảm mà sẽ kết hợp trong việc khai thác và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Thứ ba, Hiệp ước Basel II giúp đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng. Mọi giao dịch của khách hàng, cũng như mọi hoạt động phát sinh đều sẽ được ngân hàng định lượng rủi ro, từ đó giúp lượng hóa vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Hay nói cách khác, bằng việc áp dụng Basel II, mọi rủi ro đều sẽ được lượng hóa bằng một con số cụ thể để từ đó chỉ ra được số vốn tối thiểu ngân hàng cần bỏ ra để bù đắp được cho rủi ro ngân hàng sẽ gặp phải. Các tổ chức tín dụng trên thế giới đều đã chấp nhận Basel II không chỉ định lượng rủi ro từ quá khứ đến hiện tại mà cịn định lượng được một cách khá chính xác về rủi ro trong tương lai với một mức xác suất chấp nhận được. Mức vốn cần thiết sẽ được ngân hàng đem ra để đối chiếu với kết quả kinh doanh của ngân hàng để đảm
bảo được an toàn trong hoạt động, từ đó sẽ giúp ngân hàng có một cái nhìn khách quan và có thể so sánh được tỷ suất lợi nhuận thu được tương ứng với bao nhiêu mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh.
Thứ tư, Hiệp ước Basel II đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể của hội đồng quản trị và cơ quan quản lý cấp cao của NHTM, do đó tăng cường nguyên tắc của kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước ở các nước khác nhau trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sự phát triển của ngành ngân hàng kéo theo kéo theo sự gia tăng trong rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt, trong đó bao gồm ba rủi ro chính là RRTD, RRTT và RRHĐ. Các rủi ro này ngày càng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó mà các ngân hàng đều đã khơng ngừng cải thiện khả năng QTRR của riêng mình, tuy nhiên vẫn còn chưa hiệu quả nếu xét trong một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng vẫn chiếm khá cao nếu so với các nước khác trong khu vực, vẫn còn tồn tại sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, nhiều vụ án kinh tế lớn bị phanh phui liên quan đến những sai phạm lớn trong ngành ngân hàng, … Do đó cần thiết phải có một chuẩn mực QTRR mang tầm quốc tế được triển khai trong hệ thống QTRR của mỗi ngân hàng. Là một nước với nền kinh tế đang phát triển, Basel II được xem là phù hợp để áp dụng nhằm cải thiện khả năng QTRR và tăng cường khả năng KSRR của ngân hàng.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM