Về phía các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2.2. Về phía các ngân hàng thương mại

Việc đáp ứng vốn theo quy định:

Các NHTM hiện gặp nhiều trở ngại trong việc đáp ứng đủ mức vốn theo quy định. Tiêu chuẩn mà Basel II đưa ra cao hơn trong việc tính tốn mức vốn tối thiểu trên cơ sở phân loại “tài sản có” của ngân hàng theo các nhóm có mức độ nhạy cảm với rủi ro khác nhau. Dự đốn nếu tính tốn theo Thơng tư 41, hệ số an toàn vốn của các NHTM sẽ giảm trong khoảng 30 - 40% so với phương pháp được đề cập đến trong Thông tư 36 và Thông tư 06 trước đây của NHNN. Đây có thể được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà NHNN phải thận trọng khi đánh giá tác mức tác động của Thông tư 41 tới hệ thống ngân hàng Việt Nam và hiện tai đã đưa ra quyết định lui thời điểm hiệu lực của Thông tư này là từ 01/01/2020 (dự kiến ban đầu là năm 2017).

Để có thể tăng vốn điều lệ và phát triển một cách vững chắc, các ngân hàng cần nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh như năng suất làm việc, các thể chế, các yếu tố khách quan và chủ quan khác của nền kinh tế. Trong đó, một trong những cách được ngân hàng hướng tới sử dụng khá nhiều hiện nay là thơng qua thị trường chứng khốn để tăng vốn, tuy nhiên, bài tốn tăng vốn này gặp khá nhiều khó khăn khi mà thị trường chứng khốn Việt Nam luôn biến động mạnh trong những năm trở lại đây, thị trường vẫn chưa hồi phục hoàn toàn từ sau cuộc chấn động tài chính tồn cầu năm 2008 để có thể lấy lại niềm tin của các nhà đầu

tư. Ngồi ra, bất ổn trong tình hình chính trị, kinh tế ở các nước trên thế giới cũng ảnh hưởng khơng kém đến thị trường chứng khốn Việt nam. Bên cạnh đó, một tác nhân khác ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tăng vốn là nợ xấu. Hiện tại, các khoản nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong ngân hàng và chưa được xử lý triệt để, do chi phí trích lập dự phịng rủi ro cho những khoản nợ xấu này vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao nên gây ra tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng, từ đó làm nguồn lợi nhuận giữ lại giảm, dẫn tới giảm khả năng tăng vốn.

Tập hợp và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu:

Để đảm bảo công tác triển khai Basel II được tiến triển một cách xuyên suốt, các ngân hàng cần phải xây dựng được một hệ thống quản lý thông tin hiện đại gắn liền với hệ thống cơ sở dữ liệu tốt và chính xác. Tuy nhiên, các NHTM hiện đang gặp khá nhiều thách thức trong việc tập hợp và chuẩn hóa số liệu. Hiện nay, các NHTM vẫn đang sử dụng nhiều hệ thống khác nhau cùng một lúc như T24 của Temenos, Flexcube của Oracle,… Kết quả là việc các số liệu được trình bày trong các báo cáo tài chính có thể khơng nhất qn, từ đó làm giảm mức độ tin cậy của các dữ liệu thống kê. Để có thể xây dựng thành cơng các mơ hình lượng hóa rủi ro đạt chuẩn của Basel II, các ngân hàng cần phải tích trữ được một khối lượng lớn thơng tin và dữ liệu. Tuy nhiên dữ liệu ở các ngân hàng còn thiếu khá nhiều hoặc ở dạng “thơ”, chưa được đồng bộ hóa hoặc “tinh” hóa đầy đủ trên hệ thống, chưa cập nhật dữ liệu khi lưu trữ trên các hệ thống.

Nguồn lực của ngân hàng thương mại:

Nguồn lực của các NHTM hiện chưa đủ đáp ứng với một nền kinh tế không ngừng phát triển. Basel II mặc dù được triển khai từ nhiều năm qua ở Việt Nam nhưng vẫn đòi hỏi các ngân hàng phải dành nhiều nguồn lực (con người, tài chính) nếu muốn thành cơng. • Khó khăn về tài chính: tùy theo mức độ phức tạp trong quy mơ và năng lực tài chính

của từng ngân hàng, tổng ngân sách để triển khai Basel II có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu USD. Điều này tạo áp lực không nhỏ cho các ngân hàng trong việc lựa chọn thời điểm phù hợp để triển khai, cân nhắc chi phí và lợi ích đạt được nếu tự

triển khai hay thuê tư vấn bên ngoài (các chuyên gia, các tập đoàn tư vấn QTRR), triển khai đồng loạt hay áp dụng từng bước theo từng phân khúc, sản phẩm.

• Khó khăn về nguồn nhân lực: để triển khai tốt Basel II, các ngân hàng phải có được một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, xây dựng phát triển các mơ hình xác suất thống kê, có kiến thức về QTRR, đặc biệt có sự am hiểu về Basel II. Trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực còn rất hạn chế để thực hiện Basel II một cách thành công tại các ngân hàng Việt Nam. Nguyên nhân vì nguồn nhân sự có kinh nghiệm về nội dung này cịn khan hiếm trên thị trường mà chủ yếu được đào tạo, bồi dưỡng dưới sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn tại các ngân hàng.

Ứng dụng các kết quả Basel II vào hoạt động kinh doanh:

Việc ứng dụng các kết quả Basel II vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn gặp nhiều trở ngại. Một số ngân hàng coi việc ứng dụng và triển khai Basel II nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của NHNN mà chưa thực sự gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng (ví dụ: các mơ hình đo lường rủi ro được thiết kế cho mục đích tính tốn vốn, chưa được vận dụng như đầu vào cho quá trình ra các quyết định của lãnh đạo ngân hàng).

Nhận thức của lãnh đạo ngân hàng:

Nhận thức của lãnh đạo ngân hàng còn hạn chế: tại một số ngân hàng hiện nay, việc triển khai Basel II chưa thực sự được chú trọng và chưa nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo từ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Rất nhiều ngân hàng đang coi việc triển khai và ứng dụng Basel II là trách nhiệm của bộ phận, đơn vị QTRR, từ đó dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp làm việc giữa các đơn vị, bộ phận trong tồn ngân hàng. Các chính sách và cơng cụ đo lường rủi ro chưa thực sự được quán triệt triển khai và ứng dụng hiệu quả vào hoạt động ngân hàng.

Việc công khai, minh bạch thông tin:

Ngồi những báo cáo tài chính tương đối chính xác và có độ tin cậy cao do được kiểm tốn, thì NHTM cịn phải thu thập và thống kê rất nhiều mảng số liệu khác. Tuy nhiên, cơ chế kiểm tra, giám sát số liệu còn lỏng lẻo, ảnh hưởng tới chất lượng của báo cáo. Quy trình thu thập các số liệu này thường được ủy quyền xuống cho các đơn vị cơ sở trực thuộc và chi nhánh, sau đó trụ sở chính của các NHTM chỉ thực hiện tổng hợp lại. Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm hạn chế việc tuân thủ công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường đối với các NHTM đó là việc minh bạch hóa thơng tin trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới tính cạnh tranh, bảo mật và kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Đặc biệt liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng:

Thứ nhất, cơng tác quản trị RRTD tại các NHTM cịn nhiều hạn chế bởi hiện nay phần lớn việc phân loại nợ đối với các khoản vay thường dựa trên các thơng số tài chính đơn giản, có tính bề nổi. Các yếu tố định tính quan trọng khác phản ánh đúng bản chất và khả năng thu hồi nợ của khoản vay như tình hình, khả năng kinh tế của khách hàng, mối quan hệ với các bên liên quan, rủi ro về ngành, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro phi tài chính… đều gần như chưa được đưa vào hệ thống tính điểm tín dụng của các NHTM Việt Nam. Vì việc phân loại nợ theo yếu tố định tính phức tạp và đỏi hỏi rất nhiều kinh nghiệm của người thực hiện phân tích nên hầu hết các ngân hàng hiện nay đều thực hiện việc phân loại nợ theo các yếu tố định lượng, chỉ có một số ngân hàng lớn có năng lực tài chính mạnh có xét theo yếu tố định tính khi đánh giá, phân loại nợ khách hàng.

Thứ hai, hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt Nam gặp nhiều hạn chế như:

• Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay phần lớn được xây dựng và thực hiện bằng việc dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của các chuyên gia mà không căn cứ nhiều vào việc thống kê dữ liệu lịch sử và áp dụng các mơ hình kinh tế lượng. Điều này dẫn

tới tính chủ quan trong xếp hạng nội bộ, khơng thực sự chính xác trong việc lượng hóa rủi ro;

• Do đặc thù về quy mô, chất lượng của từng ngân hàng mà mỗi ngân hàng đều tự xây dựng và phát triển một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, khơng có sự thống nhất giữa các ngân hàng, dẫn tới tiêu hao nguồn lực và khơng thể so sánh được tính hiệu quả trong việc đo lường rủi ro giữa các NHTM.

Thứ ba, hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập tại Việt Nam cịn non kém; hệ thống thơng tin cơ sở chưa thực sự đủ lớn, đa dạng và có chất lượng. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng xếp hạng tín dụng tại các NHTM Việt Nam, khi mà hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi NHTM chưa thực sự thống nhất, và cần có một cơ sở tham khảo về xếp hạng tín dụng khách hàng để tham chiếu.

Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế:

Cơ sở vật chất và hệ thống CNTT của các NHTM chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc xây dựng các mơ hình QLRR cao cấp trong hoạt động ngân hàng. Các thông tin, dữ liệu sẽ không được cập nhật kịp thời, dự báo về xu hướng vận động của nền kinh tế sẽ khơng được chính xác. Ngồi ra, tính thơng suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế bị giảm thiểu, dẫn đến hạn chế trong các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Rất nhiều quốc gia đã thực hiện thành công Basel II và đang tiếp tục nâng cấp hệ thống QTRR bằng cách thực hiện Basel III. Đây vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội dành cho các NHTM Việt Nam. Thách thức trong việc cạnh tranh với những ngân hàng lớn mạnh cả về năng lực tài chính và năng lực quản lí trên trường quốc tế. Cơ hội là các NHTM Việt Nam có thể học hỏi các kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để phát huy các điểm mạnh và tránh những điểm hạn chế trong q trình thực thi chuẩn hóa Basel II. Dù trước mắt các NHTM Việt Nam còn rất nhiều thách thức trên con đường thực hiện thành công Basel II, tuy nhiên cũng đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực hiện nay, khi mà 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm Basel II đã khơng ngừng cải thiện, phát triển để đạt được mục tiêu đáp ứng Basel II đề ra; từ đó làm tiền đề để các ngân hàng khác thực hiện theo nhằm tiến tới mục đích cuối cùng là thiết lập được một hệ thống ngân hàng vững chắc. Các NHTM cần có sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để có lộ trình áp dụng phù hợp, đồng thời bản thân ngân hàng cần nỗ lực để đạt được các tiêu chuẩn tài chính quốc tế của Basel II nói riêng và các chuẩn ngân hàng quốc tế nói chung.

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)