CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. Tình hình triển khai Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
4.1.3. Cột trụ thứ ba của Basel II – Thông tin minh bạch theo nguyên tắc thị trường
Về hoạt động công khai, minh bạch thông tin của NHNN: về phía chỉ đạo của NHNN, quy định về việc công bố thông tin của các NHTM thơng qua Báo cáo tài chính được điều chỉnh bởi Quyết định số 02/VBHN-NHNN ban hành ngày 21/01/2015. Đây là văn bản hợp nhất mới nhất về chế độ báo cáo tài chính đối với TCTD, được hợp nhất trên cơ sở quyết định số 16/2007/QĐ- NHNN, thông tư số 49/2014/TT-NHNN, Quyết định số
479/2004/QĐ-NHNN. Nội dung chính của văn bản hợp nhất quy định về phương pháp lập, nội dung trình bày và thời gian công bố định kỳ đối với Báo cáo tài chính của các TCTD. Ngồi ra, thơng tư 36/2014 của NHNN cũng yêu cầu các NHTM phải báo cáo định kì cho NHNN về các chỉ số tài chính để phục vụ cơng tác quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng không yêu cầu các ngân hàng phải công bố thông tin này trên thị trường. Sự trao đổi thông tin về kết quả từng giai đoạn triển khai Basel II tại các NHTM cũng phải được báo cáo trực tiếp cho NHNN nhưng hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, khung pháp lý về cơng khai, minh bạch thơng tin đối với các NHTM vẫn cịn chung chung.
• Quy định về báo cáo định kỳ và đột xuất: để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN, từng bước tiến dần phù hợp với các thông lệ quốc tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-NHNN quy định về báo cáo thống kê. Theo đó, cơng tác thống kê của NHNN đã có bước thay đổi căn bản, dần thể hiện tính ưu việt hơn so với các chế độ báo cáo thống kê trước đây, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế.
• Chế độ truyền thơng, cơng khai thơng tin của NHNN: ngồi ra, cơng tác thơng tin, truyền thơng của NHNN đã có bước chuyển theo hướng chủ động, cơng khai, rõ ràng. Các chủ trương chính sách điều hành của NHNN đã được truyền tải kịp thời tới các đối tượng thơng qua các hình thức truyền thơng đa dạng như bài viết, trả lời phỏng vấn, phóng sự, thơng cáo báo chí, hội thảo, tọa đàm…
• Quy định về thu nhập thông tin về an toàn trong hoạt động ngân hàng: luật và các quy định hiện hành cho phép thanh tra ngân hàng thu nhập thơng tin từ phía các TCTD và nội dung này được thực hiện trong thực tế. Thanh tra ngân hàng có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng hình thức xử phạt với các trường hợp vi phạm yêu cầu cung cấp thông tin từ phía các TCTD. Quy định hiện hành cho phép thanh tra xử phạt đối với trường hợp báo cáo sai sự thật. Các TCTD phải báo cáo thông tin an tồn hoạt động về NHNN Việt Nam, trong đó bao gồm tất cả nội dung
yêu cầu của Basel trừ thơng tin về RRTT. Tuy nhiên, xét trong hồn cảnh hiện tại của Việt Nam, RRTT chưa được coi là trọng yếu. Hiện tại khơng có u cầu hoặc thơng lệ nào yêu cầu tổ chức kiểm toán độc lập kiểm tra hoặc kiểm toán lại một số báo cáo về chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng do các NHTM lập.
• Quy định về kiểm toán độc lập và cơng bố thơng tin về tài chính và hoạt động của TCTD: theo quy định của NHNN, trước khi kết thúc năm tài chính, TCTD, chi nhánh NHNN phải lựa chọn một cơng ty kiểm tốn độc lập đủ điều kiện để tiến hành thực hiển việc kiểm tốn các số liệu của cơng ty mình trong năm tài chính tiếp theo và trong vịng 30 ngày, TCTD, chi nhánh NHNN phải thông báo cho NHNN về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn.
Về phía các NHTM, đã thực hiện cơng khai các thơng tin liên quan đến chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tài sản có rủi ro, các loại dự phịng rủi ro,... Các thơng tin này được thể hiện trong Thuyết minh báo cáo tài chính định kỳ. So với thời điểm trước khi triển khai Basel II, các khoản tiền gửi và cho vay TCTD khác, chứng khoán đầu tư được phân loại cơng khai theo 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Bên cạnh đó, dự phịng rủi ro cho các loại tài sản này cũng được bổ sung chi tiết ngay sau phần thuyết minh về cơ cấu tài sản đó thay vì được gộp chung như báo cáo tài chính cũ. Như vậy, mức độ cơng khai về cơ cấu và mức rủi ro của tài sản trong các NHTM đã tăng lên trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế thì các ngân hàng cần phải cải thiện rất nhiều, đặc biệt về chất lượng thơng tin. Điển hình như thơng tin tín dụng của các ngân hàng hiện nay chỉ đáp ứng được 45% yêu cầu so với chuẩn quốc tế (Theo NHNN, 2016).
Hiện nay 100% các ngân hàng đều có website tiếng Việt, trong số đó, 77% ngân hàng có báo cáo thường niên và báo cáo tài chính được kiểm tốn độc lập (thời kì 2013 - 2016), 63% ngân hàng có báo cáo tình hình quản trị ngân hàng định kỳ và 69% ngân hàng có cơng bố thông tin về quản lý rủi ro.
Như vậy, để thực hiện tốt việc công khai thông tin cần hồn thiện cả về khn khổ pháp lý từ phía NHNN và sự đầu tư, đổi mới về kĩ thuật, cơ chế thông tin minh bạch của các NHTM.
4.2. Những tác nhân trọng yếu ảnh hưởng đến việc áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam