Một số khuyến nghị đối với hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Các vấn đề cần quan tâm

3.2.3. Một số khuyến nghị đối với hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng thương mạ

mại Việt Nam

Qua đánh giá về một số tồn tại và nguyên nhân về những tồn tại trong QTRR của các NHTM, tác giả đề xuất một số vấn đề cần quan tâm như sau:

Đối với các NHTM:

Thứ nhất, cải thiện chỉ tiêu an toàn vốn: các ngân hàng cần tăng vốn tự có để đảm bảo cân đối vốn, đặc biệt đảm bảo hệ số an tồn vốn (“CAR”) theo cách tính mới tại Thơng tư 41/2016/TT-NHNN của NHNN, tiến tới tiệm cận theo các tiêu chuẩn Basel II.

• Mở rộng tín dụng vào những ngành nghề ít rủi ro, có tiềm năng phát triển, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, khai thác tối đa năng lực, thế mạnh của từng địa phương, đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng các cơng trình trọng điểm quốc gia, cơng nghiệp chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các ngành nghề được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do,…. Đây cũng là những đối tượng được khuyến khích phát triển tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng khách hàng vững chắc cho ngân hàng;

• Xây dựng nền tảng khách hàng chiến lược, hồn thiện cơ chế chính sách đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng;

• Bên cạnh việc bán nợ cho các công ty mua bán nợ như VAMC, DATC (Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp), sử dụng dự phịng thì ngân hàng cũng hỗ trợ khách hàng bằng cách đưa ra các giải pháp như xem xét miễn, giảm lãi suất, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nếu cần thiết, cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, hợp tác kinh doanh và hỗ trợ giúp các đối tác tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm dựa trên mạng lưới rộng của ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Thứ ba, đẩy mạnh cơng tác xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ nhằm phát hiện ra những sai sót và tiêu cực trong hoạt động của ngân hàng để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết và chấn chỉnh;

Thứ tư, tích cực áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong giám sát ngân hàng; Thứ năm, cần phải kĩ lưỡng trong việc tính tốn, phân tích các khía cạnh của luật pháp và kinh tế để có thể chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ của ngân hàng.

Đối với NHNN:

• Nhằm tránh rủi ro hệ thống cũng như củng cố hơn nữa lòng tin của người gửi tiền vào các ngân hàng hiện nay, các ngân hàng yếu kém cần được giải quyết dứt điểm trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD mà Quốc hội vừa thơng qua;

• Xây dựng chế tài và hành lang pháp lý nhằm giảm thiểu, xóa bỏ hồn tồn việc sở hữu lũng đoạn, sở hữu chéo vốn là nguyên nhân chủ chốt tạo ra khoản nợ xấu lớn ở một số NHTMCP trước đây và hiện tại vẫn còn là gánh nặng tài chính của nhiều ngân hàng nhỏ.

• Phối hợp với các bộ ngành trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, tiến tới xây dựng thành cơng phương pháp kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ tại các NHTM;

• Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)