CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN
2.1. Lý thuyết chung về tiền ảo và tiền ảo Bitcoin
2.1.2.2. Đặc điểm và cơ chế giao dịch
Đặc điểm
Tác giả tổng hợp đặc điểm của đồng Bitcoin từ nghiên cứu trước của các tác giả Joshua A. Kroll và công sự, (2013), như sau:
Bitcoin được xem là một loại tài sản tương tự như đồng tiền truyền thống (tiền giấy, tiền kim loại) ở một số quốc gia. Khơng thể cầm nắm, nhìn thấy được Bitcoin. Mạng lưới Bitcoin hoàn toàn tự do, không do bất cứ một cơ quan nhà nước nào kiểm sốt hay điều tiết. Bitcoin có tính bảo mật cao. Khi người dùng sử dụng Bitcoin để thanh toán, trao đổi hay đầu tư với một cá nhân hay tổ chức nào đó thì thơng tin về chủ sở hữu Bitcoin hoàn toàn ẩn danh, bảo mật. (William
J. Luther, 2015).
Bên cạnh đó, phí giao dịch Bitcoin khá thấp, đồng thời có thể chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác rất nhanh chóng. (Jerry Brito and Andrea Castill,
2013). Tính minh bạch của Bitcoin rất cao. Sổ cái ghi chép lại các giao dịch được
cơng khai và lưu trữ bởi tồn bộ mạng lưới Bitcoin. Bất kì ai cũng có thể xem và kiểm tốn các giao dịch trong đó, hay thậm chí là kiểm tra số dư của bất kì địa chỉ Bitcoin nào. Bitcoin khơng làm giảm sức mua khi xảy ra lạm phát. Lạm phát được xác định là sẽ làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Trong trường hợp của Bitcoin, khơng có chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nào điều chỉnh nó. Việc cung cấp Bitcoin được lên chương trình để làm tăng tỷ lệ ổn định được điều chỉnh bởi mức độ như hoạt động khai thác và rồi bị khống chế ở một số lượng nhất định. (Stephanie Lo and J. Christina Wang, 2014).
Lạm phát có thể xảy ra nếu nhu cầu dùng Bitcoin giảm xuống và nó có liên quan đến việc khống chế cung cấp Bitcoin. Lạm phát cũng có thể xảy ra nếu mạng lưới Bitcoin phát triển các ngân hàng dự trữ manh mún như các ngân hàng mà chỉ giữ một phần của tiền gửi tiết kiệm cho việc lưu trữ và cho vay ra bên ngoài với phần cịn lại, điều này có thể trở thành động cơ làm tăng việc cung cấp Bitcoin đưa ra lưu thơng. Nếu những ngân hàng kỹ thuật số đó chuyển đến một tình trạng mà nó có thể giữ sự lưu trữ ổn định, nguồn của sự lạm phát có thể giảm bớt đi.
Ưu điểm:
Bitcoin có thể tự do thanh tốn (Swan, 2015): Ở những nơi được chấp nhận, Bitcoin được sử dụng và trao đổi một cách tiện lợi, thậm chí tiện lợi hơn tiền mặt. Bitcoin cho phép người sử dụng có tồn quyền kiểm sốt tiền của mình. Bitcoin khơng có ngân hàng trung ương (Stephanie lo and J. Christina Wang, 2014): Bitcoin không chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương. Do đó tránh được
tình trang lạm phát xảy ra. Phí sử dụng Bitcoin thấp, giảm rủi ro cho người dùng. Các giao dịch bitcoin được xác minh là an toàn do các thuật tốn mã hóa khơng thể đảo ngược, thơng tin mỗi giao dịch bitcoin được cơng khai trên hệ thống. Vì vậy, giao dịch bitcoin loại bỏ các rủi ro trong khâu thanh toán (Swan, 2015); Michal Polasik (2015)
Bitcoin có tính an ninh và kiểm sốt, tính minh bạch và trung lập. Mỗi giao dịch bitcoin sẽ có một đoạn mã riêng không trùng lặp, người dùng sẽ sao lưu và mã hóa để bảo vệ tài khoản (Shin, 2016); (Tara Mandjee, 2015)
Nhược điểm:
Mức độ chấp nhận Bitcoin thấp (Jonathan B. Turpin, 2014): Bitcoin mới có
lịch sử gần 10 năm hình thành và phát triển trong khi các loại tiền truyền thống đã có hàng chục nghìn năm phát triển, vì thế đồng tiền này chưa được chấp nhận rộng rãi như các loại tiền tệ truyền thống. Bitcoin vẫn có thể bị mất do ổ cứng, dữ liệu bị nhiễm virus hoặc hỏng khơng có cách khơi phục được
Bitcoin biến động khó lường. Giá thị trường của bitcoin phụ thuộc vào những biến động thường xuyên, liên tục theo nhu cầu và tâm lý đầu tư trên thị trường. Mặt
khác, vì khơng có cơ quan nhà nước quản lý khung biên độ giá, nên sự biến động của đồng bitcoin vượt xa mức độ biến động của các đồng tiền truyền thống.
Bitcoin chưa có cơ chế bảo vệ người mua. Các giao dịch sử dụng bitcoin chỉ có thể đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của người mua mà không đảm bảo nghĩa vụ giao hàng của người bán. Một khi người mua đã chuyển bitcoin thì khơng có cách nào hủy hoặc địi lại từ người bán. Trong khi đó, rủi ro người bán gian lận, khơng giao hàng hoặc giao hàng khơng đúng thỏa thuận hồn tồn có thể xảy ra (Ladislav
Kristoufek, 2015).
Rủi ro lỗ hổng kỹ thuật có thể xảy ra bởi Bitcoin. Bitcoin là một hệ thống cơng nghệ máy tính nên khơng thể khẳng định hệ thống này khơng có lỗ hổng kỹ thuật. Một số lỗ hổng kỹ thuật của đã được các tin tặc tìm thấy và gây ra hàng hoạt vụ tấn công vào các sàn giao dịch hàng đầu thế giới, gây ra khơng ít thiệt hại và hoang mang cho người dùng (Dorit Ron and Adi shamir, 2012).