Bối cảnh thế giới về tiền ảo Bitcoin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động đầu tư, thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới định hướng cho việt nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN

2.3. Tổng quan tiền ảo Bitcoi nở một số quốc gia trên thế giới

2.3.2. Bối cảnh thế giới về tiền ảo Bitcoin

Bitcoin ra đời từ năm 2009, là một loại tiền tệ kỹ thuật số dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối internet mà khơng cần thơng qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, có sự hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Kể từ khi ra đời, Bitcoin đã trở nên phổ biến khắp thế giới vì khả năng bất định hình - một loại tiền ảo đang thử thách các chính phủ và các định chế tài chính.

(Theo Đặc san Kiểm tốn số 68, 2018).

Trước cơn sốt Bitcoin, các quốc gia trên thế giới đã có những phản ứng khác nhau. Hồi tháng 4/2017, Nhật Bản đã công nhận Bitcoin là một phương thức thanh tốn chính thức.

Tháng 5/2017, Australia bãi bỏ việc thu thuế đối với Bitcoin và coi đó là một loại tiền tệ cho mục đích thuế. Tháng 9/2017, quốc đảo Vanuatu chính thức cơng nhận tính hợp pháp của Bitcoin, thậm chí gần đây, nước này cịn cho phép sử dụng Bitcoin ngay cả lúc nhập cư.

Trong khi đó, nhiều quốc gia lại có động thái kiểm soát gắt gao các giao dịch này. Hồi tháng 9/2017, Trung Quốc - thị trường chiếm 20% hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin - đã có những tuyên bố về việc siết chặt tiền ảo. Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, nước này sẽ chặn truy cập đến website các sàn giao dịch tiền ảo.

Hàn Quốc, một trong những thị trường giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới, cũng phát đi tín hiệu về việc sẽ triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm thắt chặt và có thể cấm giao dịch Bitcoin. Hệ quả, ngay trong tháng 1/2018, thị trường tiền ảo

Hàn Quốc đã trải qua biến động lớn khi nhiều nhà đầu tư bán tống bán tháo lượng tiền dự trữ, khiến giá Bitcoin giảm mạnh.

Belarus: Trong khi các nền kinh tế phát triển hành động thận trọng thì các nền

kinh tế nhỏ và mới nổi lại tỏ ra khá thân thiện với tiền ảo. Belarus đã hợp pháp hoá tiền ảo và các hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu, đồng thời tuyên bố các hoạt động liên quan đến việc tạo và bán chữ ký số (token) và khai thác tiền ảo sẽ được miễn thuế cho đến năm 2023.

Campuchia: Campuchia cũng đang tìm cách hợp pháp hóa và quản lý giao dịch tiền ảo như một cách để thúc đẩy tăng trưởng.

Ủy ban Châu Âu (EC) vẫn đang xem xét lại khuôn khổ quản lý đối với thị

trường tiền ảo. Cơ quan Thị trường Chứng khoán châu Âu (ESMA) đã đề xuất áp đặt các giới hạn lên các sản phẩm phái sinh có liên quan tới tiền ảo đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đồng thời xem xét cách thức áp dụng quy định MiFID II (Định hướng Cơng cụ Tài chính thị trường thuộc Liên minh Châu Âu) của EU cho các tài sản ảo. Quy định về “Các nền tảng hoán đổi tiền pháp định thành tiền ảo sẽ buộc phải xác định danh tính của khách hàng trong thời gian tới” đang được EU cân nhắc để đưa vào trong việc thanh toán, chuyển đổi.

Singapore xem tiền kỹ thuật số là một cuộc thử nghiệm và vẫn chưa có một

động thái hay quy định nào cấm giao dịch Bitcoin trên đất nước này.

Các cơ quan quản lý ở Đài Loan chấp nhận phương pháp chờ và theo dõi thị trường tiền ảo trong khi đó Philippines dự định tung ra quy định quản lý hoạt động ICO vào cuối năm nay.

Ở Canada, các cơ quan quản lý cho biết ICO (hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu) có thể được xem như là chứng khốn và các sản phẩm có liên quan tới tiền ảo được xem là có rủi ro cao. Cùng lúc đó, các sàn giao dịch chứng khốn Canada trở thành điểm đến phổ biến dành cho các cổ phiếu và quỹ ETF có liên quan tới tiền ảo.

Các quốc gia như Anh, Canada, Úc, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan… không cấm việc trao đổi và mua bán Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác và đang xem xét tiền ảo như một loại tài sản và đánh thuế trên các giao dịch mua bán Bitcoin.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng tại các quốc gia này cũng đưa ra các cảnh báo về rủi ro của các loại tiền ảo và khuyến nghị người dân không tham gia mua bán tiền ảo vì khơng được Nhà nước bảo vệ đối với những rủi ro, tổn thất nếu xảy ra.

Chính phủ Nga không công nhận tiền ảo như một phương tiện thanh tốn hợp pháp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Nga đã công bố bản dự thảo luật liên bang vào ngày 25/1/2018 để lấy ý kiến cho việc hợp pháp hóa tiền ảo và cho phép giao dịch trên các sàn giao dịch được cấp phép. Ngày 20/8/2018, Nga đã khánh thành và đưa vào hoạt động một trung tâm khai thác tiền ảo lớn nhất, trong đó có Bitcoin nhằm kiểm soát lĩnh vực tiền ảo đang phát triển mạnh hiện nay. Nga đang trong giai đoạn hợp pháp hóa các loại tiền mã hóa. Họ đang phát triển một khung pháp lý nhằm điều chỉnh các giao dịch sử dụng tiền tệ số như Bitcoin vào tháng 11/2017, theo nguồn cointelegraph.

Theo Hiệp hội tiền điện tử và Blockchain của Nga (RACIB), số lượng các

công ty khai thác tiền mã hóa đã tăng 15% trong 6 tháng đầu năm 2018 lên tổng cộng 75.000. Tính đến tháng 07/2018, Nga chiếm khoảng 6% thị trường khai thác tiền ảo của thế giới, trong đó, bitcoin chiếm cao nhất. Ngồi ra, RACIB cũng tuyên bố số người Nga sở hữu tiền điện tử đã tăng trong năm 2018 tăng từ 2,5 đến 3 triệu. Có thể thấy, Nga đang là một quốc gia đang có xu hướng cho sự phát triển của tiền điện tử và công nghệ Blockchain.

Mỗi quốc gia có một phản ứng khác nhau trước sự phát triển của tiền ảo. Theo thống kê của trang web Coin.dance, Bitcoin và các loại tiền ảo khác không bị cấm ở 107 quốc gia trên tổng 251 quốc gia được thống kê. Tại các quốc gia như: Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, Úc… các hoạt động liên quan đến tiền ảo được coi là hợp pháp. Còn ở Việt Nam, Afganistan, Bangladesh, Bolivia và một số quốc gia khác, sử dụng tiền ảo để trao đổi và thanh toán bị coi là bất hợp pháp. Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, Ai Cập, Zambia và Indonesia đưa ra luật cấm các hoạt động liên quan tiền ảo.

Đa số các nền kinh tế Đông Nam Á rất dễ tiếp thu công nghệ mới. Trên thực tế, ở một mức độ sâu hơn và các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

là động lực của nền kinh tế thế giới. Ngoài Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là những nền kinh tế hùng mạnh thứ hai và thứ ba trên thế giới. Mặc dù chính quyền Hoa Kỳ đang dành thời gian của họ để phân tích, trong khi Trung Quốc ủng hộ blockchain nhưng chống lại tiền mã hóa qua việc cấm sàn giao dịch và ICO, Nhật Bản đã có một cách tiếp cận thông minh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động đầu tư, thanh toán và quản lý thanh toán tiền ảo bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới định hướng cho việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)