4. Dự kiến kết cấu luận văn
2.2.4. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình lập kế hoạch và thực
thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại doanh nghiệp
Sau khi đối chiếu, kiểm tra hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm về hoạt động tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn, Cục Thuế sẽ đƣa các doanh nghiệp này vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Đối với các doanh nghiệp có rủi ro thuộc tiết đ, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 11 Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Cục trƣởng Cục Thuế chuyển hồ sơ cho bộ phận Kiểm tra (hoặc bộ phận Thanh tra) Cục Thuế để đƣa vào kế hoạch kiểm tra hoặc thanh tra chấp hành pháp luật thuế, kết hợp với nội dung kiểm tra, thanh tra hóa đơn tại trụ sở doanh nghiệp. Đối với những hồ sơ có dấu hiệu tạo và in hóa đơn giả, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Cục trƣởng Cục Thuế chuyển cho thanh tra Cục Thuế tiến hành công tác thanh tra chấp hành pháp luật thuế (kết hợp với nội dung thanh tra hóa đơn) tại trụ sở doanh nghiệp.
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm do Cục Thuế xây dựng đƣợc báo cáo về Tổng cục Thuế. Đồng thời, để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kế hoạch đƣợc xây dựng từ cấp Cục, Chi cục và có rà sốt, đối chiếu để loại trừ DN đã nằm trong kế hoạch thanh tra của các cơ quan chức năng khác
nhƣ Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Kiểm tốn Nhà nƣớc, CQT cấp trên...
Trƣớc khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại DN, cán bộ thuế thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các hồ sơ tài liệu có liên quan để xác định những nội dung có rủi ro cao, từ đó xác định rõ phạm vi, những nội dung cụ thể cần kiểm tra kỹ khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN. Quá trình thanh tra, kiểm tra tại DN, CBT thực hiện việc đối chiếu, so sánh hồ sơ, sổ sách với các dấu hiệu nghi vấn đã có từ khâu phân tích thơng tin tại trụ sở cơ quan thuế để xem giữa nghi ngờ với thực tế có chính xác khơng. Đồng thời, CBT lựa chọn các rủi ro trọng yếu để tiến hành xác minh, thu thập hồ sơ và chứng cứ để kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra. Dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu về NNT trên các ứng dụng quản lý thuế và kết hợp với các nguồn thông tin khác nhƣ thơng tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm đƣợc qua cơng tác quản lý, tình hình, xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những đối tƣợng vi phạm pháp luật thuế. Thời gian qua, ngành Thuế đã hoàn thành nghiên cứu, triển khai hệ thống quản lý luồng công việc kết hợp với giám sát hoạt động các đơn vị thanh tra, kiểm tra các cấp trong ngành Thuế thông qua việc triển khai và nâng cấp ứng dụng TPR, TTR, góp phần hỗ trợ CQT giám sát việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và tra cứu số liệu báo cáo công tác xây dựng kế hoạch, kết quả thanh tra, kiểm tra, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời, đã hồn thành việc triển khai phân tích nghiệp vụ để xây dựng ứng dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT.
Nhờ áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn, sự nỗ lực của cơ quan thuế các cấp và nhiều biện pháp nghiệp vụ khác mà công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở DN trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, thể hiện trên các phƣơng diện cụ thể sau:
Một là, áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn nói chung và trong q trình thanh
thất thu thuế cũng nhƣ ngăn chặn chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Điều này thể hiện qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.4 và 2.5 dƣới đây.
Bảng 2.2: Số DN vi phạm về hóa đơn qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016-2018.
Năm
Số cuộc thanh tra, kiểm tra Số DN vi phạm về hóa đơn
Cộng Phân tích rủi ro khác Có phân tích rủi ro về hóa đơn Cộng Phân tích rủi ro khác Có phân tích rủi ro về hóa đơn 2016 565 453 112 191 82 109 2017 524 410 114 229 122 107 2018 531 405 126 177 56 121 Tổng 1.620 1.268 352 597 260 337
Tình hình trên đƣợc biểu diễn lại qua Biểu đồ 2.4 và 2.5 dƣới đây.
Biểu đồ 2.4: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro hóa đơn giai đoạn 2016 - 2018
Biểu đồ 2.5: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro khác, giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2.2, biểu đồ 2.4 và 2.5 cho thấy giai đoạn 2016 - 2018, trong tổng số 352 DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro hóa đơn thì có đến 337 DN vi phạm về hóa đơn sau thanh tra, kiểm tra (chiếm 95,74%), chứng tỏ việc lựa chọn DN để thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro là đúng đắn. Trong tổng số 1.268 DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro khác (ví dụ: có số lỗ lũy kế vƣợt quá 50% vốn chủ sở hữu tính đến thời điểm đánh giá, hoặc trong thời gian 2 năm liên tục tính đến ngày đánh giá bị cơ quan nhà nƣớc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; hoặc bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế tốn…) thì có 260 DN vi phạm về hóa đơn sau thanh tra, kiểm tra (chiếm 20,50%).
Giai đoạn 2016 - 2018, tổng số thuế kiến nghị thu vào NSNN tăng thêm sau thanh tra, kiểm tra hóa đơn đạt 35.371 triệu đồng (Trong đó: năm 2017 tăng 163% so với năm 2016, năm 2018 tăng 149% so với năm 2017). Điều này thể hiện qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.6 và 2.7 dƣới đây.
Bảng 2.3: Kết quả truy thu qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018
Năm
Số thuế truy thu về hóa đơn (triệu đồng)
Số thuế truy thu bình qn (triệu đồng) Cộng Phân tích rủi ro khác Có phân tích rủi ro về hóa đơn Cộng Phân tích rủi ro khác Có phân tích rủi ro về hóa đơn 2016 6.987 2.972 4.015 37 36 37 2017 11.414 2.099 9.315 50 17 87 2018 16.970 4.604 12.366 96 82 102 Tổng 35.371 9.675 25.696 182 136 226
Tình hình trên đƣợc biểu diễn lại qua Biểu đồ 2.6 và 2.7 dƣới đây.
Biểu đồ 2.6: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.7: Kết quả truy thu thuế bình qu n qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018
Dựa vào Bảng 2.3, biểu đồ 2.6 và 2.7, số thuế truy thu thêm so với số thuế DN kê khai tăng hàng năm, cho thấy cơ quan thuế đã có nỗ lực trong phân tích rủi ro, tìm ra đƣợc các sai phạm trọng yếu, chứng tỏ việc lựa chọn phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở phân tích rủi ro đã phần nào phát huy hiệu quả, đem về số thuế truy thu lớn cho NSNN.
Số thuế truy thu bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn các DN phân tích rủi ro hóa đơn ở mức chấp nhận đƣợc, trong đó năm 2018 đạt cao nhất ở mức 102 triệu đồng/DN, chứng tỏ lựa chọn DN để thanh tra, kiểm tra hóa đơn theo quản lý rủi ro là tƣơng đối tốt. Tất nhiên, nó cũng phản ánh kết quả cơng tác thanh tra, kiểm tra tốt và cũng phản ánh mức độ tuân thủ ở những DN này thấp.
Hai là, trên cơ sở xác định rủi ro hóa đơn ở những DN có số thuế GTGT cịn
đƣợc khấu trừ lớn, kéo dài qua nhiều năm, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã tập trung thanh tra, kiểm tra ở những DN này và phát hiện sai sót, gian lận về hóa đơn, qua đó, xác định giảm số tiền thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ. Tình hình này thể hiện qua bảng số liệu liệu 2.4 và biểu đồ 2.8 và 2.9 dƣới đây:
Bảng 2.4: Tình hình giảm số thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018
Năm Cuộc thanh tra, kiểm tra hóa đơn Số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ giảm qua thanh
tra, kiểm tra hóa đơn
Số thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ giảm bình qu n Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ so với năm trƣớc Số tiền (triệu đồng) 2016 29 1.424 97,9% 49 2017 32 1.491 104,7% 47 2018 31 2.546 170,8% 82 Tổng 92 5.461 59
Tình hình trên đƣợc biểu diễn lại qua Biểu đồ 2.8 và 2.9 dƣới đây.
Biểu đồ 2.8: Tình hình giảm số thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.9: Tình hình giảm số thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.4, biểu đồ 2.8 và 2.9 cho thấy, tính chung cho giai đoạn 2016 - 2018, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã thanh tra, kiểm tra hóa đơn đối với 92 DN có số thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ, qua thanh tra, kiểm tra đã cắt giảm 5.461 triệu đồng khấu trừ thuế GTGT sai quy định, giảm trung bình 59 triệu đồng/DN.
Ba là, thời gian bình quân tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại
trụ sở DN cũng đã đƣợc rút ngắn nhờ việc áp dụng quản lý rủi ro do đã tiến hành phân tích hồ sơ DN tại trụ sở CQT qua đó xác định đúng trọng tâm, trọng điểm khi tiến hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở DN.
Theo số liệu thống kê của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, hiện nay số ngày trung bình một cuộc kiểm tra hóa đơn hết 3-5 ngày làm việc. Số ngày trung bình một cuộc thanh tra hóa đơn DN lớn hết 20-30 ngày làm việc. Số ngày trung bình một cuộc thanh tra hóa đơn DN vừa hết 10-15 ngày. Thời gian đánh giá, phân tích tại CQT tăng lên nhƣng thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở DN đƣợc giảm bớt do việc thanh tra, kiểm tra đã đi dần vào trọng tâm không tràn lan nhƣ trƣớc, nâng hiệu quả và chất lƣợng của công tác thanh tra, kiểm tra giảm bớt phiền hà cho DN. Khi thanh tra, kiểm tra CBT tập trung vào các dấu hiệu nghi vấn, tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra dàn trải, gây mất thời gian cho đối tƣợng đƣợc thanh
tra, kiểm tra. Việc áp dụng các công cụ hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra nhƣ cơng cụ tra cứu hố đơn của các DN bỏ trốn, tra cứu hóa đơn trùng, sử dụng các phần mềm phân tích báo cáo tài chính DN, các chƣơng trình tính tốn số liệu đã hỗ trợ rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân tại cơ sở kinh doanh xuống đáng kể (ƣớc giảm gần 20%) so với trƣớc khi áp dụng quản lý rủi ro...
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại DN vẫn cịn những hạn chế nhất định. Đó là:
Thứ nhất, số lƣợng DN đƣợc tiến hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn vẫn chƣa
đáp ứng địi hỏi về quản lý rủi ro hóa đơn, do thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra tuy đã đƣợc rút ngắn nhƣng vẫn còn chậm, chƣa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT còn chậm, số lƣợng các DN đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn chƣa đáp ứng đƣợc kế hoạch đề ra, chất lƣợng thanh tra, kiểm tra còn chƣa cao. Nhiều hồ sơ thanh tra, kiểm tra kéo dài, số lƣợng hồ sơ thanh tra, kiểm tra tồn đọng các năm trƣớc chuyển sang năm sau vẫn còn lớn, chậm giải quyết dứt điểm. Kết quả khảo sát của cho thấy, 49% cán bộ thuế thống nhất với số lƣợng DN đƣợc đƣa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hóa đơn hằng năm của đơn vị mình, và việc thanh tra, kiểm tra đối với các DN này đã đảm bảo đủ căn cứ, cơ sở để quản lý thuế trên địa bàn. Có 26% đề xuất cần tăng thêm đối tƣợng thanh tra, kiểm tra hóa đơn hàng năm.
Thứ hai, chất lƣợng cơng tác phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trƣớc khi tiến
hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở DN chƣa cao, chƣa giúp đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra và có những khi chƣa chính xác. Điều này thể hiện qua Biểu đồ 2.10 dƣới đây:
Biểu đồ 2.10: Mức độ nghi m trọng của hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn
Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 51% các cán bộ thuế đƣợc hỏi cho rằng sự khác biệt về mức độ nghiệm trọng của hành vi vi phạm trong đánh giá rủi ro ban đầu (khi phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trƣớc khi tiến hành thanh tra, kiểm tra) so với hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Tuy nhiên, có đến 44% cán bộ thuế cho rằng thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN phát hiện nhiều hành vi nghiêm trọng hơn. Điều này có thể xuất phát từ 02 nguyên nhân: số liệu của cơ quan thuế về DN chƣa đầy đủ nên phân tích rủi ro khó phát hiện ra hành vi nghiêm trọng hoặc do thanh tra, kiểm tra thực tế về chứng từ, sổ sách tại DN mới phát hiện đƣợc những chứng cứ, hành vi nghiêm trọng. Điều này đang đi ngƣợc lại với xu hƣớng giảm dần tỷ lệ thanh tra, kiểm tra tại DN của ngành thuế.
Thứ ba, việc phát hiện các thủ đoạn gian lận về hóa đơn của DN cịn nhiều
hạn chế. Một số các hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay trên hồ sơ khai thuế nhƣng CBT chƣa phát hiện kịp thời.
Thứ tư, phƣơng pháp làm việc của một bộ phận không nhỏ CBT chƣa khoa
học, tổ chức sắp xếp, xử lý công việc vẫn chƣa thực sự theo nguyên tắc rủi ro và trọng yếu. CBT vẫn chƣa thực sự thay đổi về nhận thức về quản lý rủi ro hóa đơn theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, chƣa có kỹ năng theo lĩnh vực rủi ro mà vẫn thực
phƣơng pháp quản lý hóa đơn, phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra có vai trò rất quan trọng, ảnh hƣởng quyết định đến kết quả thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Kết quả khảo sát về vấn đề này đƣợc tổng hợp ở biểu đồ 2.11 dƣới đây.
Biểu đồ 2.11: Mức độ ảnh hƣởng của phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra đến kết quả thanh tra, kiểm tra hóa đơn
Biểu đồ 2.11 cho thấy, có đến 67,6% các cán bộ thuế đƣợc hỏi cho rằng phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra có ảnh hƣởng đến kết quả thanh tra, kiểm tra hóa đơn, có đến 30% cán bộ thuế cho rằng ảnh hƣởng quyết định đến kết quả thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Điều này chứng tỏ phƣơng pháp quản lý hóa đơn, phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra là một nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro hóa đơn.
Thứ năm, cán bộ thuế vẫn chƣa gắn kết quả phân tích rủi ro tại trụ sở CQT
với thực tế thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở DN: có thể khi đánh giá rủi ro tại trụ sở CQT đặt nghi ngờ vào yếu tố này, nhƣng khi đi thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của DN lại cho ra kết quả rủi ro vào yếu tố khác. Cũng có thể do hồ sơ của DN dùng để phân tích rủi ro tại CQT cịn sơ sài, còn khi thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN thì có đủ tài liệu chứng cứ để kiểm tra cho nên cho ra kết quả rủi ro khác. Do vậy, cán bộ thuế phải ln ln kiểm nghiệm giữa kết quả phân tích ban đầu và thực tế hồ sơ tại DN.