Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hóa đơn tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 67)

4. Dự kiến kết cấu luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Tuy đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, hệ thống thông tin về DN phục vụ cho áp dụng quản lý rủi ro cịn

chƣa đầy đủ, chƣa tồn diện, chƣa cập nhật và chƣa chính xác. Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thực hiện thu thập thông tin từ các ứng dụng quản lý thuế, tuy nhiên thông tin về mối quan hệ hay các giao dịch có liên quan đến đối tác kinh doanh của DN cịn rất ít. Mặc khác, mức độ tích hợp thơng tin, dữ liệu của ứng dụng cịn thấp, mới chỉ tích hợp đƣợc một số thơng tin cơ bản theo từng doanh nghiệp, chƣa tích hợp đƣợc

các thơng tin của bên liên kết với DN trên hệ thống tin học ngành thuế. Chƣa có số liệu thống kê về các tiêu chí kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân chung của từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất nên CQT khó có cơ sở đối chiếu so sánh DN cần kiểm tra với DN khác và với tiêu chí chung tồn ngành. Do đó, dù tính ra tiêu chí phân tích thì cũng khó có thể nhận biết đƣợc nó là cao hay thấp so với mức chuẩn.

Hai là, số lƣợng DN đƣợc lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở áp

dụng quản lý rủi ro còn chƣa phù hợp, bởi vậy, vẫn có khả năng để thất thu do không lựa chọn để thanh tra, kiểm tra. Ở một số Chi cục Thuế kết quả phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế, việc đánh giá, lựa chọn DN đƣa vào diện thanh tra, kiểm tra hóa đơn vẫn chủ yếu dựa vào phƣơng pháp thủ cơng và kinh nghiệm là chính.

Ba là, số lƣợng DN đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn theo quản lý rủi ro cịn

chƣa đáp ứng đƣợc chỉ tiêu của Cục Thuế đề ra. Số lƣợng DN đƣợc thanh tra, kiểm tra và phát hiện có gian lận chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì hoạt động gian lận hóa đơn, trốn thuế rất tinh vi, chƣa kể trong số hơn 80% số DN cịn lại khơng đƣợc thực hiện thanh tra, kiểm tra có bao nhiêu phần trăm vi phạm. Ngồi ra, các DN có đăng ký kinh doanh nhƣng khơng có hoạt động cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy về vi phạm luật thuế.

Bốn là, chất lƣợng công tác phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trƣớc khi tiến

hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN chƣa cao, chƣa giúp đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra hóa đơn và có những khi chƣa chính xác.

Năm là, việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của DN còn nhiều hạn chế. Một

số các hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay trên hồ sơ khai thuế nhƣng CBTT chƣa phát hiện kịp thời.

Sáu là, phƣơng pháp làm việc của CBT chƣa khoa học, tổ chức sắp xếp xử lý

công việc vẫn chƣa thực sự theo nguyên tắc rủi ro và trọng yếu. CBT vẫn chƣa thực sự thay đổi nhận thức về quan lý rủi ro hóa đơn theo Luật Quản lý thuế sửa đổi,

chƣa có kỹ năng theo lĩnh vực rủi ro mà vẫn thực hiện chủ yếu là thanh tra, kiểm tra tồn diện hay quyết tốn thuế.

Nhìn chung, việc thu thập, khai thác thông tin DN phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn chƣa tập trung, thống nhất, chƣa rõ ràng sự kết nối giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế; sự phối hợp trao đổi thơng tin với các ban ngành cịn hạn chế; các yếu tố hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra theo quản lý rủi ro còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu làm hạn chế chất lƣợng của hoạt động thanh tra, kiểm tra hóa đơn.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Các hạn chế, tồn tại của quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua bắt nguồn từ cả các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

a) Nguyên nhân chủ quan

Các hạn chế nêu trên trong áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng của áp dụng quản lý rủi ro vào cơng

tác quản lý thuế nói chung và vào quản lý hóa đơn đối với DN ở đội ngũ cán bộ thuế còn chƣa đầy đủ, chƣa đồng đều. Tâm lý ngại đổi mới cịn tồn tại ở nhiều cơng chức thuế, đặc biệt là ở cấp Chi cục Thuế.

Thứ hai, cán bộ thuế ở bộ phận quản lý hóa đơn, thanh tra, kiểm tra còn thiếu

về số lƣợng, đồng thời, trình độ nghiệp vụ của một bộ phận CBT còn hạn chế, đặc biệt là sự yếu kém về nghiệp vụ kế toán và kỹ năng tin học. Yếu kém về nghiệp vụ kế tốn khiến CBT khơng tiếp cận và tìm ra gian lận của DN cho dù phần mềm quản lý rủi ro đã chỉ ra dấu hiệu của gian lận. Yếu kém về trình độ tin học khiến CBT không vận hành tốt phần mềm quản lý đƣợc trang bị và làm cho tiến độ thanh tra, kiểm tra hóa đơn chậm. Thêm vào đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận CBT chƣa tốt. Mọi kỹ thuật hiện đại sẽ trở nên vô nghĩa khi tồn tại tham nhũng trong lực lƣợng CBT, bởi vì kỹ thuật hiện đại cho phép xác định đúng đối tƣợng gian lận, xác định đúng vấn đề trọng tâm, đúng nội dung sai phạm và mức độ sai

phạm nhƣng kỹ thuật hiện đại không ngăn chặn đƣợc CBT thông đồng với NNT bỏ qua sai phạm để mƣu lợi cá nhân.

Thứ ba, cách thức thu thập thông tin về DN phục vụ quản lý rủi ro còn nhiều

điểm bất hợp lý. Chƣa có quy trình chuẩn về cách thức thu thập và xử lý dữ liệu thông tin quản lý thuế từ những nguồn khác nhau với những cách thức phù hợp. Điều này làm cho cơ sở dữ liệu về DN của ngành Thuế chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý hóa đơn trên cơ sở phân tích rủi ro. Cơ sở dữ liệu của ngành Thuế chƣa bao quát đầy đủ thông tin về DN, còn nghèo nàn, ví dụ thiếu một số thông tin bổ trợ quan trọng hỗ trợ cho cơng tác theo dõi, rà sốt những DN có rủi ro hóa đơn để phân tích, so sánh trong thanh tra, kiểm tra hóa đơn nhƣ thơng tin về các bên có quan hệ mua bán với DN, thơng tin về cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động, thông tin về thành phần cơ cấu vốn điều lệ; thông tin về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm; thông tin về giao dịch với các bên liên quan; thơng tin về tình hình hoạt động của ngành (tốc độ tăng trƣởng, đặc điểm hoạt động sản xuất của ngành, tỷ suất lợi nhuận ngành), đặc điểm của loại hình DN sản xuất.

Thứ tư, sự kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế để đảm

bảo hiệu quả của áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN cịn chƣa tốt, đặc biệt là sự phối hợp giữa chuyên gia công nghệ thông tin với công chức thuế chƣa tốt nên phần mềm ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro hóa đơn cịn chƣa đáp ứng địi hỏi của thực tiễn.

Thứ năm, trƣớc năm 2015 hệ thống dữ liệu thơng tin về DN cịn rời rạc, Cục

Thuế tỉnh Đồng Tháp có nhiều phần mềm quản lý thuế cho mỗi chức năng riêng biệt. Bắt đầu từ năm 2015, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ứng dụng phần mềm tích hợp TMS để áp dụng cho mọi chức năng quản lý thuế nhƣng phần mềm mới này khi kết nối dữ liệu thông tin của các phần mềm quản lý thuế cũ thƣờng xảy ra nhiều trục trặc trong vận hành. Điều này phần nào cũng làm cho việc khai thác dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro hóa đơn gặp khó khăn.

Thứ sáu, cơ quan thuế chƣa có bộ phận nghiệp vụ đặc biệt để thu thập thông

càng hiện đại đi cùng với nó là những giao dịch hiện đại của NNT. Để có đầy đủ thơng tin tốt phục vụ áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn cần có những thơng tin đặc thù. Những thông tin này không thể thu thập theo những cách thức thông thƣờng, nó phải đƣợc thu thập theo những nghiệp vụ đặc biệt và điều này phải đƣợc pháp luật cho phép bằng hành lang pháp lý và tổ chức bộ máy chuyên biệt.

b) Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, các nguyên nhân khách quan sau đây cũng có tác động làm kết quả áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng.

- Hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho cơ quan thuế chưa tốt ví dụ xác minh hóa đơn

Có tới 37,2% số CBT đƣợc hỏi cho rằng yêu cầu cung cấp thông tin về DN

đƣợc phản hồi từ các cơ quan quản lý DN trong và ngồi tỉnh phục vụ cho cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế là đầy đủ nhƣng không kịp thời và 26,1% cho rằng không đầy đủ. Điều này phản ánh mức độ cung cấp thông tin phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế thời gian qua là chƣa tốt. Việc triển khai phối hợp với các cấp, các ngành trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ, phối hợp liên ngành,... cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chƣa thƣờng xuyên và đồng bộ. Nhất là trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra các DN có dấu hiệu mua bán hóa đơn, các DN này thƣờng hoạt động khơng cố định, có đối tác kinh doanh tại nhiều địa phƣơng khác nhau. Hệ thống trao đổi thông tin giữa CQT và DN chƣa đƣợc xây dựng hồn chỉnh, việc cập nhật thơng tin thƣờng xun về tình hình sản xuất kinh doanh của DN đối với CQT cịn khó khăn. DN thƣờng khơng chủ động bổ sung thông tin mà chủ yếu là do cán bộ thanh tra, kiểm tra trong q trình rà sốt thơng tin phát hiện. Việc phối hợp giữa CQT với các ngành có liên quan và sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong CQT còn thiếu chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin từ bên ngồi của cán bộ thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế ... dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích thơng tin xung quanh DN chƣa cao. Đây là một hạn chế cần xem xét và giải quyết ngay để đáp ứng yêu cầu quản lý DN trên cơ sở nắm bắt thông tin đầy đủ về DN.

Biểu đồ 2.12: Mức độ đáp ứng y u cầu cung cấp thông tin về DN

Nguồn: Tác giả khảo sát - Thu nhập của công chức thuế chưa được đảm bảo

Thu nhập và đời sống của công chức thuế chƣa đảm bảo, chƣa hợp lý trong tƣơng quan so sánh với các ngành nghề khác trong xã hội. Đây cũng là yếu tố làm cho cơng chức thuế khó cƣỡng lại cám dỗ vật chất, khó giữ tính liêm chính.

Tóm lại, trong chƣơng 2 của luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực

trạng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 qua các nội dung: Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn; Thực trạng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn; Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp; Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại doanh nghiệp.

Từ thực trạng hoạt động quản lý hóa đơn cũng nhƣ thanh tra, kiểm tra hóa đơn, luận văn đã đi sâu phân tích kết quả quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN ở Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thông qua các tiêu chí xác định rủi ro đã nêu ở chƣơng 1 của luận văn. Qua đó cho thấy, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN thời

gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣ: Giảm bớt thời gian thanh tra, kiểm tra và tăng khả năng phát hiện gian lận thuế; số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn tăng qua các năm; qua thanh tra, kiểm tra đã làm giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ sai của DN... Kết quả đạt đƣợc của thanh tra, kiểm tra hóa đơn phản ánh nỗ lực của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế nói chung, hiệu quả hoạt động quản lý hóa đơn nói riêng, góp phần tăng thu cho NSNN và tác động đến hành vi tuân thủ của DN, đạt đƣợc những mục tiêu nhất định của quản lý thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định nhƣ: Kết quả phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế; ngành Thuế chƣa áp dụng toàn diện, đầy đủ, thống nhất về quản lý rủi ro hóa đơn…

Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) nhƣ: Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về NNT cịn nghèo nàn, chƣa có độ tin cậy cao; Ứng dụng tin học chƣa hỗ trợ hiệu quả cho thanh tra, kiểm tra hóa đơn; Hệ thống trao đổi thơng tin chƣa hồn chỉnh; số lƣợng và chất lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản lý rủi ro…

Từ thực trạng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN nêu trên, cần thiết phải đƣa ra những định hƣớng và giải pháp nhằm nâng chất lƣợng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn thời gian tới để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hóa đơn tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)