Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hóa đơn tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 58 - 60)

4. Dự kiến kết cấu luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN giai đoạn 2016 – 2018 đã đạt đƣợc các kết quả chủ yếu sau đây:

Một là, việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế nói chung,

quản lý hóa đơn nói riêng, Cục Thuế Đồng Tháp đã thực hiện quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế trực thuộc, bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả. Cục Thuế đã chủ động thành lập bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cƣờng cơng tác quản lý hóa đơn, cảnh báo và hƣớng dẫn xử lý các trƣờng hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Hai là, việc thực hiện Quy trình kiểm tra hóa đơn đã đƣợc áp dụng cơ chế rủi

ro vào tất cả các khâu của q trình thanh tra, kiểm tra hóa đơn: lập kế hoạch, chuẩn bị thanh tra, kiểm tra hóa đơn và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN. Cụ thể nhƣ sau:

- Quy trình kiểm tra hóa đơn quy định cơ quan thuế lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở quản lý rủi ro theo các tiêu chí đã đƣợc xác định. Sau khi thu thập thông tin và gán điểm theo các tiêu chí rủi ro, cán bộ thuế xác định đối tƣợng có rủi ro cao đƣa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hóa đơn.

- Trƣớc khi tiến hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại DN, theo quy trình kiểm tra hóa đơn, các đồn thanh tra, kiểm tra thực hiện phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế để xác định những nội dung có rủi ro cao về hóa đơn, có khả năng xảy ra gian lận cao nhằm xác định trọng tâm và phạm vi thanh tra, kiểm tra tại DN.

- Trong q trình thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại DN, CBT phải dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế và tình hình thực tế để điều chỉnh nội dung và phạm vi thanh tra,

kiểm tra, xác định mức độ và các công việc cần thẩm tra, xác minh theo khả năng rủi ro về hóa đơn.

Ba là, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện tổ chức thu thập thông tin về

ngƣời nộp thuế để đánh giá rủi ro về thuế phục vụ cho mọi khâu nghiệp vụ quản lý thuế trong đó có lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hóa đơn.

Bốn là, đã triển khai từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế và áp dụng thống

nhất Quy trình kiểm tra hóa đơn trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Về cơ bản, ngành Thuế đã tập trung nguồn lực cho việc thực hiện xây dựng, triển khai phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở phân tích rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo rút ngắn được thời gian thanh tra, kiểm

tra, có điều kiện nâng cao số lƣợng đơn vị đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn.

Cùng với hoạt động này và nhiều biện pháp nghiệp vụ khác mà chất lƣợng của công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc cải thiện, đã phát hiện và truy thu kịp thời nhiều khoản ẩn lậu, sai phạm vào NSNN. Mặt khác, nhờ đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn đã góp phần răn đe, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về hóa đơn, gian lận trốn thuế, chiếm dụng tiền hồn thuế, tạo lập cơng bằng về nghĩa vụ thuế của NNT và nâng cao tính tuân thủ về pháp luật thuế của NNT, tạo nên môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Kết quả hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn có những bƣớc chuyển biến rõ rệt. Cơng tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn đƣợc chú trọng nên kịp thời kiểm soát việc kê khai của DN, ngăn chặn những sai phạm về hóa đơn và chống thất thu về thuế. Cơng tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn đã phát huy hiệu quả, tránh phiền hà sách nhiễu cho nhân dân và DN.

Từ những cố gắng trong việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn và những biện pháp nghiệp vụ khác mà cơng tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt thể hiện trên các phƣơng diện chủ yếu sau:

- Tăng thu cho NSNN

Số tiền xử lý trong lĩnh vực hóa đơn chiếm tỷ lệ khoảng 21% số thuế tăng thêm sau thanh tra, kiểm tra các năm. Ngành Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thơng tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian

lận thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các DN, vừa tránh lãng phí nguồn lực của CQT. Với phƣơng pháp này, mặc dù năm 2018 số đối tƣợng thanh tra tăng 10,5% so với năm 2017 nhƣng số thuế truy thu tăng 32,8% so với năm 2017. Với việc chỉ đạo quyết liệt, cơng tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn tồn ngành Thuế đã đƣợc triển khai khá tồn diện trên cơ sở phân tích rủi ro. Các đối tƣợng được lựa chọn đƣa vào thanh tra, kiểm tra hóa đơn do xác định có rủi ro cao đều có phát sinh số thuế truy thu.

- Giảm số thuế GTGT cịn được khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn Kết quả đạt đƣợc bƣớc đầu nêu trên đã tạo tác động lan toả đến các DN có số thuế GTGT cịn đƣợc khấu trừ, đáng lƣu ý là các DN sau thanh tra, kiểm tra hóa đơn hoặc chƣa đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn đã chấn chỉnh lại cơng tác hạch tốn để tự giảm số tiền thuế GTGT còn đƣợc khấu và phát sinh số thuế phải nộp.

- Giảm thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân

Nhƣ đã phân tích trên, thời gian thanh tra bình quân một DN từ khi tăng cƣờng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đã giảm đáng kể. Hiện nay số ngày trung bình một cuộc kiểm tra hóa đơn hết 3-5 ngày làm việc. Số ngày trung bình một cuộc thanh tra hóa đơn DN lớn hết 20-30 ngày làm việc. Số ngày trung bình một cuộc thanh tra hóa đơn DN vừa hết 10-15 ngày. So với trƣớc khi áp dụng quản lý rủi ro, thời gian thanh tra, kiểm tra hóa đơn giảm đƣợc khoảng 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hóa đơn tại cục thuế tỉnh đồng tháp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)