Đặc điểm tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 29)

1.2. Tín dụng chính sách và vai trị của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo

1.2.3. Đặc điểm tín dụng chính sách

Một số đặc điểm nổi bật của tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác xuất phát từ đặc điểm của chính họ là cuộc sống sinh hoạt và lao động phần lớn gắn với hoạt động nơng nghiệp có tính mùa vụ cao, đa dạng về đối tượng tài trợ, chi phí giao dịch cao và rủi ro tín dụng cao.

Thứ nhất, tín dụng đối với các đối tượng chính sách có mối quan hệ gắn bó

chặt chẽ với hoạt động nơng nghiệp do đại bộ phận nhóm đối tượng này tập trung tại nơng thơn với nghề nơng là chính. Thu nhập từ sản xuất, bn bán nông sản, gia cầm, gia súc… và tiền lương lao động làm thuê là hai bộ phận cấu thành quan trọng trong nguồn thu nhập của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại nơng thơn. Do sản phẩm từ nơng nghiệp có tính chất mùa vụ cao và các khoản thu từ lao động làm thuê không ổn định, nguồn thu nhập, nhu cầu chi tiêu và tất yếu là nhu cầu vay mượn của họ có mức độ biến động cao, khó dự báo. Đặc điểm này cịn bị làm trầm trọng thêm do tình trạng mất mùa từ thiên tai, dịch bệnh hoặc những diễn biến bất lợi của giá cả hàng nông sản, gia cầm, gia súc thường xuyên xuất hiện trong khi mức độ sẵn có và khả năng tiếp cận các sản phẩm phịng ngừa rủi ro của nhóm đối tượng này tại nơng thơn là rất hạn chế.

Thứ hai, tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

có đặc điểm là khá đa dạng về đối tượng được tài trợ vốn do họ cần được hỗ trợ về nhiều mặt để có thể vươn lên thốt nghèo. Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phụ thuộc nhiều vào đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp (và các nghề thủ công khác). Các khách hàng khác nhau có các nhu cầu tài trợ khác nhau như cải tạo cơng trình vệ sinh mơi trường, chữa bệnh, đi học nghề, đi xuất khẩu lao động cho tới nhu cầu mua vật nuôi, mua cây giống, mua vật tư sản xuất… Ngoài chi cho hoạt động sản xuất, nhu cầu chi tiêu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cịn bao gồm các khoản đột xuất như ốm đau và đối phó với thiên tai dịch bệnh. Đây không phải là các khoản cho vay truyền thống của ngân hàng nhưng lại rất cần thiết đối với các đối tượng chính sách do nhóm đối tượng này thường dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài và khả năng tự chống chọi của họ với các tổn thương kể trên là rất thấp.

Thứ ba, chi phí của việc cấp tín dụng chính sách cho các đối tượng chính sách

ở mức cao so với cho vay các đối tượng khác. Điều này là do giá trị các khoản tín dụng thường nhỏ, quay vịng nhiều cộng thêm với đặc điểm nhóm đối tượng này nằm phân tán trên một địa bàn rộng, tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý khoản tín dụng trở nên rất tốn kém, địi hỏi TCTD phải có một số lượng nhân viên đủ lớn và dành nhiều nguồn lực tài chính, thời gian để tìm kiếm khách hàng, làm việc với khách hàng để thẩm định phương án vay vốn cho tới công tác giám sát sử dụng vốn vay. Số lượng khoản tín dụng lớn, sự đa dạng của nhu cầu tín dụng, địa bàn rộng buộc TCTD phải đánh đổi giữa việc giảm thiểu chi phí quản lý tín dụng và bảo đảm chất lượng tín dụng.

Thứ tư, cơ sở dữ liệu về hộ nghèo và các khoản tín dụng cho hộ nghèo và các

đối tượng chính sách khác thường thiếu hụt và yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiền gửi, thanh tốn của nhóm đối tượng này là rất hạn chế xuất phát từ bản thân nhu cầu và trình độ học vấn của họ cũng như mức độ đáp ứng các dịch vụ tài chính của TCTD tại khu vực nơng thơn thường thấp. Tương tự, các thông tin về năng lực pháp lý và tài chính của họ cũng rất

khó để thu thập và xác minh do cơ sở dữ liệu tại các địa phương (đặc biệt là tại các vùng hẻo lánh) thường không được lưu trữ đầy đủ và chính xác như các đối tượng khách hàng doanh nghiệp được đăng ký với cơ quan quản lý của nhà nước. Do vậy, tình trạng thơng tin bất cân xứng cao hơn so với các đối tượng khách hàng khác của ngân hàng.

Thứ năm, trình độ quản lý tài chính của hộ nghèo và các đối tượng chính sách

khác khơng cao nên việc sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả không phải lúc nào cũng đạt được. Sự thiếu hiểu biết và không được đào tạo về quản lý tài chính với số tiền vay được từ TCTD là nguyên nhân dẫn tới việc nhóm đối tượng có thể khơng sử dụng số vốn vay được vào đúng mục đích sử dụng vốn ban đầu, hoặc không sử dụng kịp thời khiến cho số vốn vay không được phân bổ phù hợp giữa các đối tượng cần chi tiêu khác nhau (ví dụ, thay vì giữ một phần vốn vay cho mục đích tài trợ cho nguyên vật liệu đầu vào là thức ăn, hộ nghèo có thể dùng tồn bộ số tiền vay được để mua con giống…).

Thứ sáu, các đối tượng chính sách khơng sở hữu nhiều tài sản đáp ứng được

tiêu chuẩn thông thường của TCTD về tài sản bảo đảm. Hầu hết họ khơng có tài sản cố định có giá trị và tính thị trường cao như quyền sử dụng đất, hoặc họ có sở hữu không nhiều nhưng lại gặp những vướng mắc khó giải quyết về thủ tục xác nhận quyền sở hữu diễn ra khá phổ biến tại nơng thơn. Trong khi đó, các tài sản khác có thể sử dụng để bảo đảm cho khoản vay mà các TCTD áp dụng cho các đối tượng khách hàng khác như sổ tiết kiệm, máy móc, thiết bị… thì các đối tượng chính sách gần như khơng có. Như vậy, nguồn thu nợ thứ hai của các TCTD trong trường hợp nhóm đối tượng này không trả được nợ đã bị hạn chế đi nhiều.

Thứ bảy, tín dụng chính sách cho các đối tượng chính sách khơng chỉ dừng lại

ở việc cung cấp vốn tín dụng chính sách với ưu đãi cho họ mà còn phải phối hợp với các nguồn lực của xã hội nói chung và nguồn lực của nhà nước nói riêng để giúp họ phát triển tồn diện, qua đó thốt nghèo một cách bền vững.

Thứ tám, tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

gắn kết trách nhiệm (joint - liability) nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng tín dụng trong trường hợp rủi ro do thơng tin bất cân xứng gây ra gia tăng. Việc tăng cường giám sát giữa các thành viên trong nhóm vay vốn sẽ làm giảm thiểu rủi ro đạo đức (đặc biệt là trong trường hợp cho vay khơng có tài sản bảo đảm). Do nhóm vay vốn muốn duy trì xác suất khơng trả được nợ của cả nhóm ở mức thấp nên họ khơng chỉ có ý thức giảm thiểu xác suất khơng trả được nợ của bản thân họ mà còn cả xác suất của các thành viên khác trong nhóm. Do vậy, họ có xu hướng giám sát việc sử dụng vốn vay của các thành viên khác sao cho hiệu quả nhất, đúng theo các mục đích được cam kết với ngân hàng. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm cịn hỗ trợ nhau về tài chính (cũng như các hỗ trợ xã hội khác) khi một hay một vài thành viên gặp phải khó khăn về tài chính, ảnh hưởng tới năng lực trả nợ ngân hàng. Nói cách khác, cho vay theo nhóm sẽ chuyển rủi ro đạo đức mà ngân hàng phải chấp nhận sang cho các thành viên trong nhóm, qua đó giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng (trong trường hợp ngân hàng khó giám sát sau giải ngân) và làm giảm phí tổn cho ngân hàng do tiết kiệm được nguồn lực cho công tác giám sát sau giải ngân. Cho vay theo nhóm kết hợp với yêu cầu các thành viên thực hiện tiết kiệm (tự nguyện hay bắt buộc) có tác dụng khuyến khích các thành viên hỗ trợ lẫn nhau khi các thành viên trong nhóm có trách nhiệm với bản thân và nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)