Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 44)

hộ nghèo của thế giới và một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đồng Tháp

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế

Nguyễn Thị Ngân Hà (2019) với bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội” được đăng trên tạp chí tài chính.vn. Trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành đánh giá hoạt động tín dụng chính sách của một số ngân hàng như: Ngân hàng Grameen Bank ở Bangladesh (GB); Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI); Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nơng nghiệp Thái Lan (BAAC). Trong q trình phân tích, tác giả đã chỉ ra những điểm nổi bật của các ngân hàng trên thế giới giúp cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo. Điểm nhấn sáng tạo của Ngân hàng GB là mơ hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay sống trong cùng một khu vực dân có hồn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, qua đó giảm được sự bất cân xứng thơng tin trong hoạt động tín dụng.

Đối với ngân hàng BRI, điểm nổi bật là ngân hàng đặc biệt tập trung vào việc huy động các nguồn tiết kiệm của dân cư, nhất là những vùng nông thôn và khách hàng nghèo. Với mạng lưới rộng khắp cùng cơ chế huy động hấp dẫn nên Ngân hàng BRI đã thu hút được một nguồn lực rất lớn từ hộ nghèo để phục vụ cho nhu cầu tín dụng chính sách của chính họ. Hoạt động huy động từ tiền gửi tiết kiệm nêu trên chính là chìa khóa thành cơng của Ngân hàng BRI.

Đối với ngân hàng BAAC, tác giả đã chỉ ra một điểm thành công trong việc thực hiện tín dụng chính sách của ngân hàng đó là việc ngân hàng đã gắn kết việc cho vay với các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người vay, qua đó giúp việc sản xuất kinh doanh của người vay hiệu quả hơn, đảm bảo chính sách hiệu quả và bền vững hơn.

Trên cơ sở phân tích những thành cơng nổi bật trong hoạt động tín dụng chính sách của một số ngân hàng trên thế giới, tác giả bài viết đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm cụ thể: (i) Về nguồn lực tài chính, địi hỏi phải đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho mục tiêu giảm nghèo, tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm của dân cư nhất là những vùng nông thôn và khách hàng nghèo; (ii) Về việc phối hợp triển khai thực hiện các chương trình: Bên cạnh việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội nhằm từng bước xã hội hóa, thúc đẩy sự vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị - xã hội trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo chung của Nhà nước, thì việc nâng cao trách nhiệm của các cá nhân vay vốn thơng qua các tổ, nhóm cần phải phát huy hơn nữa; (iii) Ngân hàng cần phải hướng tới giảm dần các ưu đãi về lãi suất và chuyển sang các ưu đãi về quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay hoặc chỉ áp dụng các ưu đãi về lãi suất đối với một số đối tượng khách hàng có năng lực tài chính, sử dụng vốn vay thấp nhất; (iv) Hướng dịng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên ở nông thôn.

1.4.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương

Đông Hải (2017) với bài viết “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở Cần Thơ”. Bài viết đã đi sâu vào phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2016. Trong đó, bài viết đã phân tích sâu 2 giải pháp nổi bật đã giúp cho tín dụng chính sách tại Cần Thơ được thực hiện một cách hiệu quả. Giải pháp thứ nhất, có sự kết hợp chặt chẽ giữa NHCSXH tỉnh với chính quyền địa phương trong việc xác định đối tượng cho vay, xét duyệt cho vay, giám sát các hoạt động cho vay. Chủ tịch UBND cấp xã tham gia họp giao ban hàng tháng với ngân hàng, hội đoàn thể và tổ TK&VV để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xử lý nợ quá hạn, lãi

tồn đọng; tạo điều kiện cho hoạt động của tổ giao dịch xã an toàn, hiệu quả; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động nhận ủy thác của hội đoàn thể. Đồng thời, NHCSXH cịn phối hợp với chính quyền địa phương, hội đồn thể nhận ủy thác và các cơ quan chức năng thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đào tạo nghề, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mơ hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả.

Thế Anh và Thanh Bình (2017) nghiên cứu tình hình nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Tiền Giang. Bài viết đi sâu vào phân tích vai trị của tín dụng chính sách trong việc giúp người dân tỉnh Tiền Giang thoát nghèo. Bài viết đã đưa ra những số liệu cho thấy những tác động tích cực của tín dụng chính sách đến việc giảm nghèo của các hộ dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể cho thấy, đến hết năm 2016, NHCSXH tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện hỗ trợ vốn có hiệu quả cho 618.542 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần giúp 101.249 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút tạo việc làm cho 68.337 lao động, tạo điều kiện cho 73.183 lượt HSSV có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng cải tạo 146.640 cơng trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn. Đồng thời, chất lượng tín dụng đã được nâng cao đáng kể khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 1,67% xuống còn 0,41%. Để đạt được những kết quả như trên, NHCSXH tỉnh Tiền Giang tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp như: Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay; sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức hội, đoàn thể nhận dịch vụ ủy thác; tiếp tục củng cố mạng lưới, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV; tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức hội, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong cơng tác quản lý vốn tín dụng chính sách và tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc, kịp thời báo cáo cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các trường hợp chiếm dụng vốn, hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ. Tại các điểm giao dịch xã, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục

của NHCSXH được niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức CT-XH, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH tỉnh Đồng Tháp

Từ những kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm tại một số địa phương, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:

Thứ nhất, chính sách cho vay theo nhóm: đặc trưng của mơ hình hoạt động tài

chính vi mơ là mơ hình tổ, nhóm. Với hình thức cho vay theo nhóm là một trong những phương thức quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Thay vì u cầu tài sản đảm bảo, tín dụng vi mơ được cung cấp dựa trên sự tín nhiệm và liên đới trách nhiệm tập thể giữa những hộ nghèo. Với sự lựa chọn các thành viên trong nhóm, đây là cách tốt nhất để đánh giá năng lực của người vay, giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng chính sách.

Thứ hai, về nguồn lực tài chính cần phải đa dạng hóa các nguồn lực tài chính

cho mục tiêu giảm nghèo, trong đó tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm của người dân ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, tăng cường mối quan hệ giữa NHCSXH và các cấp chính quyền địa

phương và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đào tạo nghề, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mơ hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả.

Thứ tư, mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng tại các vùng nơng thơn, vùng khó

khăn Các đối tượng chính sách thường khơng có đủ hiểu biết, sự tự tin cũng như phương tiện và chi phí để tiếp cận các dịch vụ tín dụng; do vậy, việc mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng đến cấp huyện, cấp xã là một bước để các ngân hàng, TCTD, chương trình tín dụng đến gần hơn với người dân.

Thứ hai,củng cố hoạt động của các tổ TK&VV tăng cƣờng công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội và ban quản lý tổ TK&VV nâng cao trình độ quản lý vốn cho vay.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày lý luận cơ bản về nghèo cũng như phân tích ngun nhân của nghèo đói, đặc tính của hộ nghèo Việt Nam, trình bày được khái niệm, đặc điểm và vai trị của tín dụng chính sách. Những vấn đề cơ bản về cơng tác quản lý tín dụng chính sách. Từ đó, làm rõ sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ hộ nghèo. Trong các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo thì nội dung Chương I đã nhấn mạnh tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện, chỉ rõ tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách trong cơng tác giảm nghèo. Đồng thời chỉ ra các nhân tố tác động cũng như các tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo.

Từ những lý luận cơ bản trên, Chương 1 là cơ sở lý luận nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài ở những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)