Đơn vị: Hộ gia đình CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2018 1-Số hộ nghèo dư nợ 7.624 8.215 8.836 9.645 10.523 2- Số hộ thốt nghèo có vay vốn 1.452 1.612 2.205 2.980 3.407 3- Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo (%) 19,05 19,62 24,95 30,90 32,38
Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thốt nghèo có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm. Năm 2014 chỉ có 19,05% hộ nghèo vay vốn thoát nghèo, đến năm 2018 tỷ lệ này đã tăng lên 32,38%. Tỷ lệ thốt nghèo của nhóm hộ có vay vốn cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.
Đơn vị: %
Hình 2.5. Tỷ lệ thốt nghèo của các hộ được vay vốn so với mặt bằng chung của Tỉnh
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Tuy nhiên qua số liệu cũng nói lên một điều rằng số hộ nghèo nhờ vay vốn mặc dù tăng qua các năm nhưng con số này được đáng giá là chưa đạt yêu cầu đề ra, vẫn còn một số lượng lớn hộ nghèo vay vốn chưa sử dụng vốn có hiệu quả để tạo ra thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Để cải thiện vần đề này cần phải sự vào cuộc của các ngành có liên quan trong việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nghèo, tìm ra nhiều mơ hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả để hộ nghèo áp dụng khi được vay vốn.
2.3.5 Khả năng huy động vốn
Trong khi hoạt động đặc trưng của các NHTM là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế, thì nguồn vốn của NHCSXH được tạo lập theo các hình thức như:
14.52 6.40 11.14 13.21 16.88 19.05 19.62 24.95 30.90 32.38 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 2014 2015 2016 2017 2018
- Vốn được cấp từ NSNN: Vốn điều lệ và vốn cấp để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ.
- Nguồn vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, nguồn vốn vay NHNN, Kho bạc Nhà nước.
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng Nhà nước (khoản tiền gửi 2%), huy động trong dân cư, huy động thông qua Tổ TK&VV ...
- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác.
Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào NSNN nên khối lượng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng thường được xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM … nên NHCSXH cũng có những đặc thù về sử dụng vốn như:
- Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao.
- Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán. Mặt khác, bản thân họ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ.
- Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án, các thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của NHTM.
- Chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH được thể hiện qua nhiều tiêu chí nhưng nổi bật là các tiêu chí nợ quá hạn, nợ khoanh. Nhận thức được chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng chính sách, NHCSXH đã chú trọng việc kiểm soát chất lượng tín dụng, đặc biệt là trong điều kiện
NHCSXH tiến hành cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và khơng có tài sản đảm bảo, các khách hàng vay vốn có năng lực tài chính thấp, dễ bị tổn thương từ những rủi ro trong xã hội. Trong trường hợp rủi ro xảy ra, NHCSXH quy định cụ thể về nghiệp vụ xử lý nợ bị rủi ro từ các đối tượng, phạm vi xử lý, nguyên tắc xử lý, thời điểm xem xét xử lý nợ bị rủi ro, xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản, các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro, trình tự xử lý rủi ro theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thường áp dụng phương thức cho vay ủy thác một số công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội.
Từ năm 2003, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp nhận bàn giao từ NHNo và PTNT tỉnh Đồng Tháp với tổng số vốn là 132,5 tỷ đồng.
Sau 15 năm thực hiện, nguồn vốn của chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được bảo tồn và khơng ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cùng với nguồn vốn tăng thêm của hai chương trình tín dụng: hộ cận nghèo và hộ mới thốt nghèo được Chính phủ giao thực hiện; đồng thời còn được bổ sung thêm nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo các đối tượng chính sách khác đạt 2.829,4 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về là 2.349,8 tỷ đồng(chiếm tỷ trọng 83%), nguồn vốn địa phương là 240,2 tỷ đồng (chiếm 17%); tổng nguồn vốn tăng so với thời điểm nhận bàn giao là 2.696,9 tỷ đồng (tăng 21,35 lần).
Trong quá trình 15 năm từ 2002-2017 với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của NHCSXH Việt Nam, các cấp chính quyền nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo ở nông thôn và thành thị. Diễn biến cụ thể của từng nguồn vốn qua 05 năm gần nhất như sau: