Khái quát về hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 31 - 34)

1.3. Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH

1.3.1. Khái quát về hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH

Tháng 3/1995, Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo được thiết lập với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, trên cơ sở góp vốn của 03 ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quỹ được sử dụng để cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM, thủ tục vay vốn đơn giản, người vay không phải thế chấp tài sản.

Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg về việc cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ hộ nghèo (NHNg) trực thuộc NHNo&PTNT. NHNg là một tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận. NHNg cho vay khách hàng là các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh thơng qua sự bình nghị của Tổ vay vốn và xác nhận của chính quyền cấp xã, vay vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp tài sản và thủ tục cho vay đơn giản.

Cuối năm 2002, với những thành công của NHNg, trước những yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới, địi hỏi phải tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại và yêu cầu tập trung mọi nguồn lực để thực hiện nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện. Theo đó, các chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được bàn giao cho NHCSXH quản lý và cho vay.

Sau 09 năm thực hiện chương trình cho vay đối với hộ nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh, sửa chữa nhà ở, điện thắp sáng, nước sinh hoạt và chi phí cho học tập đối với học sinh phổ thông là con của hộ nghèo, đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo trở thành hộ khá và hộ giàu. Tuy nhiên, cịn một bộ phận hộ nghèo đã thốt nghèo song chưa thực sự bền vững thuộc diện hộ cận nghèo. Để tiếp tục giúp cho các đối tượng này thoát nghèo bền vững, ngày 19/5/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/12/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Đến ngày 23/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh cho hộ cận nghèo, giảm nguy cơ tái nghèo.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, ngày 24/6/2014 Quốc hội khóa 13 ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Ngày 21/7/2015 thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

NHCSXH được thành lập để thực hiện tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH được huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và UBND các cấp để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo cơ chế, chính sách của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp theo từng thời kỳ hoặc một giai đoạn nhất định.

Có thể hiểu hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể NHCSXH và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NHCSXH.

- Xét về mặt kinh tế:

+ Tín dụng chính sách giúp thoát nghèo, cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hồ nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ nghèo, phục vụ cho sự phát triển và lưu thơng hàng hố, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

+ Giúp cho hộ nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát.

- Xét về mặt xã hội:

+ Tín dụng chính sách cho hộ nghèo góp phần xây dựng nơng thơn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt hạn chế được những mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.

+ Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đồn thể của mình thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh

tế gia đình... Nêu cao tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

+ Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nơng nghiệp đã góp phần thực hiện phân cơng lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)