2.2. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp
2.2.3. Cơ chế hoạt động
Khác với NHTM, hoạt động của NHCSXH được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp NSNN.
Thực hiện tín dụng chính sách đối với hộ nghèo đều là tín chấp và phải tiết giảm tối đa chi phí cho họ. Vì vậy, để NHCSXH hoạt động tốt là cần có cả sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của cả tổ chức chính trị - xã hội. Chính vì lẽ đó mà NHCSXH có những mơ hình và phương thức hoạt động đặc thù:
a) Mơ hình Tổ tiết kiệm và vay vốn
Tổ TK&VV là tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng; thực hành tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hóa, hoạt động tín dụng và tài chính.
Tổ TK&VV được thành lập trên cơ sở các tổ viên cư trú hợp pháp trên cùng một địa bàn ấp/khóm và địa bàn tương đương; trường hợp trong một thôn không đủ số tổ viên tối thiểu theo quy định thì được thành lập theo địa bàn ấp/ khóm liền kề trong xã/phường; Tổ TK&VV có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tổ viên.
b) Phương thức ủy thác một số nội dung cơng việc cho các tổ chức chính trị - xã hội:
Việc NHCSXH áp dụng phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Cùng với mơ hình Tổ TK&VV, phương thức cho vay ủy thác đã gắn kết 4 nhà (Ngân hàng; chính quyền; Hội, đồn thể và Tổ TK&VV) chung tay giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội có thêm điều kiện củng cố tổ chức của mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội, đoàn thể được nâng cao; Tổ chức chính trị - xã hội tham gia và giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ổn định xã hội.
NHCSXH thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc theo ngun tắc chính là: bình xét dân chủ, công khai; vốn giải ngân trực tiếp đến người vay tại xã/phường thông qua hoạt động của Tổ TK&VV tại Điểm giao
dịch xã, nhằm tiết giảm tối đa chi phí cho người vay, trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí quản lý cho NSNN. Phương thức này thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH.
c). Mơ hình Điểm giao dịch và tổ giao dịch tại xã, phường, thị trấn:
Nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, cơng khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách, NHCSXH đã tổ chức giao dịch tại xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hoạt động giao dịch tại xã là cách thức tổ chức giao dịch của NHCSXH với khách hàng tại Điểm giao dịch đặt tại UBND xã.
Để phục vụ khách hàng tại Điểm giao dịch xã, NHCSXH nơi cho vay thành lập Tổ giao dịch xã, mỗi Tổ giao dịch có tối thiểu 03 cán bộ để đảm nhiệm các vị trí chức danh cơng việc gồm: Tổ trưởng, kiểm soát viên, giao dịch viên. Tổ giao dịch xã tổ chức giao dịch với khách hàng tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn xã, NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ phát tiền vay trực tiếp cho người vay vốn, trực tiếp thu nợ từ người vay, thu lãi do các Tổ trưởng Tổ TK&VV lên nộp, chi trả phí ủy thác và hoa hồng cho Hội, đoàn thể nhận ủy thác và Tổ TK&VV, thực hiện các nghiệp vụ về xử lý nợ rủi ro, nợ quá hạn, họp giao ban với các Hội, đoàn thể nhận ủy thác, các Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã. Tổ giao dịch xã được trang bị xe ơ tơ, máy tính xách tay, thiết bị phát hiện tiền giả, máy đếm tiền, camera, công cụ hỗ trợ bảo vệ, máy phát điện,…để phục vụ cho phiên giao dịch tại xã.