2.2. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp
2.2.5. Khái quát về hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại NHCSXH
108 tỷ đồng từ chênh lệch thu chi của đơn vị, bình qn mỗi năm đóng góp 21,6 tỷ đồng vào chênh lệch thu chi của NHCSXH Việt Nam để bù đắp cho việc chi trả về chênh lệch tỷ giá và trích lập các Quỹ theo quy định (tại Quyết định số 30/2015/QĐ-
TTg ngày 31/7/2015 và Thông tư 62/2016/TT-BTC ngày 15/4/2016) được quản lý
thống nhất tại Hội sở chính.
2.2.5. Khái quát về hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại NHCSXH Đồng Tháp Đồng Tháp
Đối tượng vay vốn
Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo chỉ cho vay đối với hộ nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo tại địa phương theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
Ngoài ra để được vay vốn hộ nghèo phải có sức lao động, có phương án làm ăn có hiệu quả và phải là thành viên của tổ TK&VV, được tổ họp bình xét cho vay cơng khai.
Lãi suất cho vay
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động kể cả khi còn là NHNg, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo đã nhiều lần thay đổi theo hướng giảm dần.
Bảng 2.2. Lãi suất cho vay qua các thời kỳ của NHCSXH
Thời gian Lãi suất cho vay
Từ 31/8/1995 đến 30/9/1996 14,4%/năm (1,2%/ tháng) Từ 1/10/1996 đến 30/6/1997: 12%/năm (1,0%/ tháng) Từ 1/7/1997 đến 31/8/1999: 9,6%/năm (0,8%/ tháng) Từ 1/9/1999 đến 31/5/2001:
8,4%/năm (0,7%/tháng) (Riêng vùng III và các xã đặc biệt khó khăn từ tháng 4 năm 2000 lãi suất 0,6%/tháng).
Từ 1/6/2001 đến 31/12/2005 6%/năm (0,5%tháng) (Riêng vùng III và hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn 0,45%/tháng).
Từ 01/01/2006 đến 05/6/2014
7,8%/năm (0,65%tháng) (Riêng vùng III và hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn 0,6%/tháng) Từ 06/6/2014 đến 04/6/2015 7,2%/năm (0,6%tháng)
Từ 05/6/2015 đến nay 6,6%/năm (0,55%tháng)
Mức cho vay
Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo được điều chỉnh tăng dần cho phù hợp với quy mô tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH và khả năng sử dụng vốn vay của của hộ nghèo. Thời kỳ đầu, do nguồn vốn còn hạn chế và để có nhiều hộ nghèo được vay vốn, tập làm quen với việc sử dụng vốn vay nên quy định mức cho vay tối đa đối với mỗi hộ nghèo không quá 2,5 triệu đồng. Qua các năm do biết động giá cả và nhu cầu vốn của hộ nghèo ngày càng tăng, Hột đồng quản trị có quyết định điều chỉnh mức cho vay tối đa với hợ ngheo như Từ tháng 1/1998 mức cho vay tối đa lên 3 triệu đồng, tháng 2/1999 mức cho vay tối đa lên 5 triệu đồng, tháng 11/2001 mức vay tối đa là 7 triệu đồng/hộ…. Hiện nay mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 50 triệu đồng. Ngoài ra hộ nghèo cịn được vay một số chương trình khác như: Chi phí xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngồi, chi phí học tập cho học sinh sinh viên, Chi phí xây dựng cơng trình vệ sinh mơi trường nơng thơn…
Thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng và cho vay trung hạn tối đa 60 tháng. Ngoài ra NHCSXH cịn áp dụng các hình thức cho vay lưu vụ, cho vay bổ sung cho đến khi hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả.
Nhờ điều chỉnh kịp thời và áp dụng hợp lý các chính sách trong q trình hoạt động nên NHCSXH phát triển nhanh về mọi mặt từ tổ chức điều hành đến việc huy động nguồn vốn và tăng trưởng nhanh về mức đầu tư tín dụng hàng năm, tạo uy tín lớn trên thị trường tài chính tín dụng trong nước và quốc tế. Đồng vốn tín dụng của NHCSXH đã thực sự giúp cho một bộ phận khơng nhỏ hộ nghèo có cơng ăn việc làm, tăng thu nhập. Nhìn chung hộ nghèo biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên làm chủ đời sống, vượt lên thốt khỏi nghèo đói.
Quy trình, thủ tục vay vốn
NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo bằng hình thức ủy thác từng phần sang các tổ chức Chính trị - xã hội (04 Hội, đồn thể: Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh,
Hội Liên hiệp phụ nữ, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Hộ nghèo muốn được vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ cơng bố từng thời kỳ; có sức lao động.
Hộ nghèo vay vốn khơng phải thế chấp tài sản nhưng phải là tổ viên của tổ TK&VV, được tổ họp bình xét cơng khai, lập thành danh sách đề nghị vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng vay vốn.
Hộ gia đình vay vốn NHCSXH lần đầu thì các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật phải thỏa thuận cử 01 (một) cá nhân trong số các thành viên này đại diện theo ủy quyền để đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH nơi cho vay
Quy trình cho vay hộ nghèo được thực hiện các bước theo sơ đồ sau:
Hình 2.2. Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
Nguồn: NHCSXH Việt Nam
Chú thích:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay gửi Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, Đoàn thể tổ chức họp để bình xét cơng
Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã xã hội UBND cấp xã Ngân hàng Chính sách xã hội 7 4 3 2 5 6 8 Người vay (Hộ nghèo) Tổ tiết kiệm và vay vốn 1
khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã. Bước 5: UBND cấp xã thơng báo cho tổ chức Hội, Đồn thể cấp xã. Bước 6: Tổ chức Hội, Đồn thể cấp xã thơng báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thơng báo cho tổ viên/ hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: NHCSXH tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại Điểm giao dịch xã đặt tại UBND cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.