Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel II tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 25 - 30)

1.2 .Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

2.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động thông suốt và hồn chỉnh, qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm sốt được các rủi ro khi cấp tín dụng cũng như giá trị lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm bảo đảm lợi ích tối đa cho hiệu quả hoạt động. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có thể được quản lý, xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng hoặc một danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng là hệ thống các hoạt động mà từ đó ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi cấp tín dụng cho một khách hàng, bao gồm quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng, thẩm định khách hàng, giải ngân tín dụng, thu hồi vốn và báo cáo kết quả xử lý rủi ro (nếu xảy ra). Quản lý rủi ro đối với một khoản cấp tín dụng là một bộ phận nằm trong khuôn khổ quản lý rủi ro chung của ngân hàng.

Quản trị rủi ro đối với danh mục tín dụng là hệ thống các hoạt động hỗ trợ ngân hàng nhằm nhận biết và đo lường được trước mức độ rủi ro cho cả danh mục tín dụng, qua đó giúp ngân hàng dự đốn được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được ở mức tương xứng với lợi nhuận có thể thu được. Đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Hình 2.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại, 2012

 Nội dung chi tiết quy trình rủi ro tín dụng tại NHTM

- Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro chung cho ngân hàng

Để xây dựng chiến lược về quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng, bản thân các ngân hàng, đặc biệt là Hội đồng quản trị/Ban điều hành cần xác định được tầm nhìn chiến lược, giá trị cốt lõi và khẩu vị rủi ro riêng cho ngân hàng. Qua đó xây dựng chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng nhằm giải quyết được: (1) Mức độ khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng; (2) Xác định và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng; (3) Phản ứng khi rủi ro xảy ra.

- Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng

Ngân hàng thường có tệp khách hàng rất da dạng dẫn đến mức độ rủi ro khác nhau. Do vậy để nhận diện được rủi ro, ngân hàng cần xác định được những thông tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được, tuy nhiên hầu hết các thông tin đều do khách hàng của ngân hàng tự cung cấp. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải tự xác định, phân loại được các loại rủi ro có thể xảy ra và đo lường chúng để đảm bảo giới hạn an toàn cho ngân hàng. Mặt khác sau khi cấp tín dụng, ngân hàng thường xuyên phải giám sát các khoản cấp tín dụng để hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra đánh giá và dự báo những rủi ro có thể phát sinh trong q trình

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro Nhận diện rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro tín dụng Báo cáo rủi ro Xử lý rủi ro

vay vốn của khách hàng nhằm giảm thiếu tối đa mức độ rủi ro ngân hàng có thể gặp phải.

Để làm được các việc trên, ngân hàng cần thực hiện xây dựng các chính sách, quy trình bám sát đến chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm (1) Mức phán quyết tín dụng; (2) Giới hạn rủi ro, (3) Xây dựng mơ hình quản trị danh mục tín dụng và đặc biệt là có cơ chế rà sốt, đánh giá định kỳ đối với hệ thống quản trị rủi ro, (4) Linh hoạt điều chỉnh các chính sách, sản phẩm của ngân hàng phù hợp hơn tình hình thực tế.

- Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng

Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, vì từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, ngân hàng sẽ xem xét và đo lường các loại rủi ro dựa trên phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.

Một số mơ hình đánh giá đã được áp dụng:

(1) Phương pháp định tính - Mơ hình 6C:

Các yếu tố được xét đến trong mơ hình 6C như: Tư cách người vay (Character) - Năng lực của người vay (Capacity) - Thu nhập của người vay (Cash), Bảo đảm tiền vay (Collateral) - các điều kiện cho vay (Conditions) và kiểm soát (Control).

Với phương pháp này, bộ phận quản lý rủi ro sẽ tiến hành thu thập, phân tích và đánh giá rủi ro cho từng khoản cấp tín dụng dựa trên một số các chỉ tiêu đối với đối tượng vay vốn như: sức khỏe tài chính, ngành nghề hoạt động kinh doanh, cơ hội thị trường, lợi thế sản phẩm và điều cốt yếu là phân tích được năng lực, chiến lược ban lãnh đạo.

(2) Phương pháp định lượng: Mơ hình Z – score:

Theo Altman (1968), mơ hình điểm số Z – score được sử dụng để xếp hạng tín dụng với các doanh nghiệp. Mơ hình này dùng để xác định xác suất vỡ nợ của khách hàng thơng qua các trọng số chính của khách hàng

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

X2 là Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản

X3 là Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản X4 là Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 là Tỷ số Doanh Thu/ Tổng tài sản

Chỉ số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Như vậy, khi chỉ số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có xác xuất vỡ nợ cao. Theo (Altman, 1968) thì bất cứ cơng ty nào có điểm số Z <1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi điểm số Z tốt hơn thế. Nếu Z> 2,99 Khách hàng nằm trong vùng an toàn.

- Bước 4: Báo cáo rủi ro

Báo cáo rủi ro cần phải được thực hiện xuyên suốt từ q trình xem xét cấp tín dụng đến thu hồi vốn. Dựa vào các báo cáo mà cấp điều hành của ngân hàng sẽ đưa ra được nhưng quyết định nhằm giảm thiểu mức rủi ro tối đa cho ngân hàng.

- Bước 5: Xử lý rủi ro

Ngay khi rủi ro xảy ra, ngân hàng cần áp dụng ngay các biện pháp để hạn chế, kiểm soát và xử lý rủi ro. Một số biện pháp ngân hàng thường áp dụng để xử lý rủi ro như: cấp thêm vốn, gia hạn/cơ cấu nợ, phát mãi tài sản, xóa nợ và chuyển khoản nợ thành vốn cổ phần.

Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, các bước đều là các mắt xích khơng thể tách rời nhau.

2.2.2.3. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm khống chế rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hố lợi nhuận của tổ chức tín dụng.

- Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là cơng tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng/miền. Các ĐVKD sẽ thẩm định bước đầu về hồ sơ sau đó chuyển về hội sở chính để ra quyết định. Mơ hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng, bao gồm: (1) Chức năng kinh

doanh, (2) chức năng quản lý rủi ro và (3) chức năng tác nghiệp  Ưu điểm

Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì mơi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.

 Nhược điểm

Xây dựng và triển khai mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung này địi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ các đơn vị lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chun mơn sâu, rộng và biết vận dụng vào công việc.

Phạm vi áp dụng: Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn. - Mơ hình quản trị rủi ro phân tán.

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các đơn vị kinh doanh riêng biệt. Mơ hình này chưa tách biệt được 3 tuyến bảo vệ;

 Ưu điểm

Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản. Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Xây dựng và triển khai mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.

 Nhược điểm

Công việc tập trung một nơi, thiếu sự chun sâu. Khơng có sự tách biệt hồn tồn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.Việc quản lý hoạt động tín dụng đều từ xa dựa trên số liệu đơn vị báo cáo hoặc gián tiếp thơng qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản trị rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Phạm vi áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel II tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)