3.2.4. Tổng quan hoạt động kinh doanh của OCB trong giai đoạn 2014 – 2018
Trong giai đoạn 2014 – 2018, bám sát chỉ đạo và định hướng NHNN về thực hiện đề tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, OCB đã đạt được những tín hiệu rất tốt về kết quả kinh doanh với các chỉ số tăng trương vượt bậc, là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất về tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng lợi nhuận đi kèm chất lượng tài sản luôn được nâng cao, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu nằm trong top đầu thị trường.
Bảng 3. 1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Mức tăng trưởng(%) 15 +/- 14 16 +/- 15 17 +/- 16 18 +/- 17 Tổng giá trị tài sản 39.095 49.447 63.815 84.300 99.964 26.48% 29.06% 32.10% 18.58% Huy động TT1 23.899 29.506 43.064 53.206 60.363 23.46% 45.95% 23.55% 13.45% Dư nợ tín dụng 21.159 27.694 38.507 48.183 56.316 30.89% 39.04% 25.13% 16.88% Lợi nhuận trước thuế 281 267 484 1.022 2.202 -4.98% 81.27% 111.16% 115.46% Lợi nhuận sau thuế 221 209 387 817 1.761 -5.43% 85.17% 111.11% 115.54% Vốn điều lệ 3.547 3.547 4.000 5.000 6.599 0.00% 12.77% 25.00% 31.98% Vốn chủ sở hữu 4.018 4.225 4.716 6.139 8.797 5.15% 11.62% 30.17% 43.30% ROAA 0.61% 0.47% 0.68% 1.10% 1.91% -22.61% 44.75% 61.43% 73.26% ROEA 5.53% 5.07% 8.66% 15.05% 23.58% -8.30% 70.71% 73.89% 56.65% Tỷ lệ nợ xấu 3% 1.94% 1.54% 1.48% 1.87% -35.33% -20.62% -3.90% 26.35% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 17.10% 12.90% 11.13% 9.82% 12.00% -24.56% -13.72% -11.77% 22.20%
Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB từ 2014 – 2018 Mức tăng trưởng tổng tài sản của OCB đều qua các năm, trong đó mức tăng trưởng cao nhất đạt 32.1% của năm 2017 so với năm 2016. Năm 2018, tổng tài sản của OCB đạt 99.964 tỷ đồng đạt 86% kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông.
Nguồn vốn huy động TT1 của OCB cũng tăng theo các năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất 45,95% năm 2015 so với năm 2014. Tuy vậy năm 2017 và 2018, huy động TT1 của OCB có xu hướng giảm xuống do quy mơ của OCB ngày càng được tăng lên do vậy tỷ lệ tăng trưởng sẽ có xu hướng chậm lại, về mặt giá trị tăng trưởng thì vẫn đạt xấp xỉ mức độ tăng của các năm. Tính đến 31/12/2018, huy động TT1 của OCB đạt 60.363 tỷ đồng tăng 18.58%, tương đương tăng 7.157 tỷ đồng so với năm 2017 đạt 88% so với kế hoạch của ĐHĐCĐ
Về dư nợ tín dụng, nhìn chung xu hướng cũng giống như tăng trưởng huy động qua các năm từ 2014 – 2018. Đến 31/12/2018, dư nợ của OCB đạt 56.316 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 16.88% so với năm 2017 và đạt 19,1% so với kế hoạch của ĐHĐCĐ. Xu thế mức tăng trưởng của OCB thường cao hơn trung bình ngành (14% - năm 2018), một phần đến từ việc OCB đang dần định vị được thương hiệu trên thị trường, một phần đến từ việc OCB đẩy mạnh từng phân khúc khách hàng với các sản phẩm lõi riêng biệt, hướng đến mục tiêu “lấy khách hàng là trọng tâm”
Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của OCB đều tăng trưởng ấn tượng, xu hướng lợi nhuận của OCB đều hơn 100% so với các năm trước liền kề. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của OCB đạt 1.761 tỷ đồng, tăng trưởng 115.84% so với năm 2017 và hồn thành 110% kế hoạch của ĐHĐCĐ.
Nhìn chung, OCB đã tuân thủ các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN. Về tỷ lệ nợ xấu, do tình hình thị trường Việt Nam gặp những khó khăn trong giai đoạn 2009 – 2012, do vậy nợ xấu tồn ngành đều tăng cao và OCB cũng khơng phải ngoại lệ, tuy nhiên từ giai đoạn 2014 – 2018, các chỉ số nợ xấu của OCB được cải thiện rõ rệt và đáp ứng quy định <3 của NHNN. Về tỷ lệ an toàn vốn (CAR), OCB cũng đều đảm bảo và tuân thủ theo đúng quy định, vượt xa mức 8% của chuẩn mực an toàn vốn Basel II và NHNN quy định.
Về tổng thể hoạt động kinh doanh của OCB trong giai đoạn 2014 – 2018 đều đạt mức tăng trưởng cao đi, hiệu quả hoạt động ấn tượng và chất lượng tài sản được kiểm soát tốt.
Biểu đồ 3. 1. Tăng trưởng quy mô của OCB giai doạn 2014 – 2018
Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB từ 2014 – 2018 Biểu đồ 3. 2. Hiệu quả hoạt động của OCB giai doạn 2014 – 2018
2014 2015 2016 2017 2018 Cho vay khách hàng 21,159 27,694 38,507 48,183 56,316 Huy động TT1 23,899 29,506 43,064 53,206 60,363 Tổng tài sản 39,095 49,447 63,815 84,300 99,964 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Đvt: Tỷ đồng Axis Title
Cho vay khách hàng Huy động TT1 Tổng tài sản
2014 2015 2016 2017 2018
Vốn điều lệ 3,547 3,547 4,000 5,000 6,599
Lợi nhuận sau thuế 221 209 387 817 1,761
ROEA 5.53% 5.07% 8.66% 15.05% 23.58% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 Đvt: tỷ đồng, % Vốn điều lệ Lợi nhuận sau thuế ROEA
3.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại OCB
3.3.1. Lộ trình áp dụng Basel II tại OCB
Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc nâng cấp hệ thống quản trị và lành mạnh hóa hệ thống quản lý rủi ro của các Ngân hàng Việt nam, cụ thể với mục tiêu tối thiểu 10 Ngân hàng đạt được phương pháp tiêu chuẩn của khung quản trị rủi ro theo Basel II cuối năm 2018. Mặc dù khơng thuộc nhóm 10 Ngân hàng thực hiện thí điểm chương trình này, nhưng OCB nhận thấy đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để OCB hoàn thiện hơn nữa hệ thống QLRR theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, OCB đã quyết tâm triển khai dự án này để trở thành một trong các Ngân hàng đầu tiên của Việt nam đạt tiêu chuẩn Basel.
Để bắt đầu lộ trình tiến tới áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II, OCB đã thuê Entrofine hỗ trợ thực hiện đánh giá Gap dữ liệu và CNTT, thuê DBS Singapore đánh giá Gap trụ cột 2 và xây dựng lộ trình triển khai Basel II, từ đó xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, với mục tiêu đáp ứng được Basel II phương pháp tiêu chuẩn ngay từ đầu năm 2018.
Sau khi phân tích khoảng hở (GAP) giúp OCB nhận diện được các nội dung tóm tắt sau đây cần phải hồn thiện:
Trụ cột 1:
Đáp ứng tính đầy đủ vốn: Mặc dù tại thời điểm phân tích, Vốn của OCB vẫn
rất dồi dào để hỗ trợ tăng trưởng của Ngân hàng, tuy nhiên trong dài hạn OCB cần có một kế hoạch Vốn đi kèm với cấu trúc lại tài sản tối ưu hóa việc sử dụng Vốn và gia tăng lợi nhuận trên cơ sở rủi ro được đánh giá đầy đủ.
Hệ thống Dữ liệu và Công nghệ thông tin: Áp dụng Basel II địi hỏi Ngân hàng
cần phải có dữ liệu khách hàng, khoản vay đầy đủ và chi tiết hơn, hệ thống CNTT phải hiện đại và tự động hóa nhằm giảm thiểu sai sót và gian lận tác động từ con người.
Cơ cấu tổ chức: Hệ thống quản trị ba lớp phịng thủ cần gắn liền với các Mơ
tả công việc và bộ KPI thông minh cho từng vị trí của Ngân hàng giúp vừa khuyến khích kinh doanh, vừa có khả năng kiểm sốt, giám sát.
Văn bản hóa các tài liệu QLRR: Từ các dự án được dẫn dắt bởi BNP Paribas
và KPMG, OCB gần như hoàn thiện các yêu cầu của trụ cột 2 theo Basel, tuy nhiên một số nội dung cần hoàn thiện bao gồm Thử nghiệm căng thẳng và Kế hoạch Vốn theo các kịch bản khác nhau, quy trình quản lý Vốn đầy đủ nội bộ (ICAAP).
Hệ thống báo cáo: Hoàn thiện các báo cáo QLRR hiện tại theo nhu cầu của
Ban quản trị Ngân hàng và hướng tới tự động hóa để thơng tin được kịp thời và thông suốt.
Trụ cột 3
OCB cần xây dựng cơ chế công bố thông tin đặc biệt là thơng tin về an tồn vốn cho Cổ đơng, khách hàng và đối tác như một kênh giao tiếp thường xuyên nhằm minh bạch hóa hoạt động của Ngân hàng, thúc đẩy sự tin cậy của thị trường về hệ thống quản trị mạnh tại OCB.
Sau khi thực hiện phân tích GAP, OCB đã chủ động thành lập BDA Basel II chuyên trách từ tháng 5.2016 với lộ trình triển khai như sau:
Về thời gian triển khai và áp dụng Basel II
- Đến tháng 09/2017, Về cơ bản OCB đã hồn thành hết các cơng việc theo kế hoạch nêu trên.
- Tháng 12/2017, OCB đã chính thức thơng báo hồn thành triển khai Basel II trong hoạt động kinh doanh
- Tháng 12/2018, OCB chính thức là 1 trong 3 ngân hàng được NHNN phê duyệt chấp thuận áp dụng dụng TT41 (Basel II) trước hạn cùng với VCB và VIB.
3.3.2. Phương pháp tiếp cận các chuẩn mực Basel II
OCB thực hiện việc đánh giá thực trạng hệ thống Quản trị rủi ro trên cơ sở so sánh với phương pháp tiêu chuẩn (standardized approach) trong tính tốn an tồn vốn theo quy định của Basel II. Việc lựa chọn phương pháp thực hiện dựa trên khả năng đáp ứng về nguồn lực tài chính, nhân sự và công nghệ hiện tại của Ngân hàng.
Sau khi xây dựng lộ trình triển khai và phương pháp tiếp cận các chuẩn mực Basel II, OCB đã thành lập ban trù bị dự án triển khai Basel II. Phạm vi thực hiện ban dự án như sau :
- Xác định và phác thảo mô tả nghiệp vụ sơ bộ các yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tính tốn vốn theo yêu cầu phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (điều chỉnh theo hướng dẫn của NHNN).
- Xác định các hạng mục công nghệ cần xây dựng.
- Xác định các yêu cầu kiểm soát quản lý rủi ro.
- Thời gian hồn thành các nội dung nêu trên khơng trễ hơn ngày 31/12/2015.
3.3.3. Cơ cấu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại OCB
Khung quản trị rủi ro tín dụng tại OCB nhằm định hướng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại OCB, thống nhất các nguyên tắc, cách tiếp cận, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, chính sách chung mang tính nền tảng nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro tín dụng nhất quán với chiến lược kinh doanh, khẩu vị rủi ro và các mục tiêu quản lý rủi ro trọng yếu khác của OCB.
OCB hướng tới xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thơng qua cải thiện các chính sách, nguồn lực, qua trình, thủ tục cấp tín dụng. Bên cạnh đó, OCB cần
nhận diện và quản trị rủi ro trọng yếu của tất cả các sản phẩm tín dụng và phân khúc khách hàng mục tiêu hướng tới, cần đảm bảo có đủ các quy trình, biện pháp quản tị rủi ro hiệu quả.
OCB đã thay đổi cơ cấu quản trị rủi ro của mình bao gồm 3 tuyến phịng thủ, tách riêng biệt bộ phận thẩm định với quản lý rủi ro, cụ thể:
Hình 3. 3. Cơ cấu hệ thống quản trị rủi ro tại OCB
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.3.3.1. Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban trực thuộc HĐQT
Ủy Ban Chức năng Tần suất Cấp báo
cáo
Định kỳ báo cáo
Ủy ban QLRR
- Tham mưu cho HĐQT về Khung quản trị rủi ro tại OCB
- Giám sát hoạt động QLRR tại OCB
Hàng Quý HĐQT Hàng quý
Ủy ban Tín dụng
- Phê duyệt tín dụng, khung
QLRR tín dụng Hàng ngày HĐQT Hàng quý UB Nhân sự HĐ ALCO (Thành lập mới) Hội Đồng Quản Trị UB Tín dụng UB XLRR UB QLRR Tổng Giám Đốc HĐ QL Vốn (Thành lập mới) HĐ QLRR (Thành lập mới) Khối QLRR Khối Vận Hành UB ALCO
Khối kinh doanh (RB, CB, SME, FDI, ComB)
Kiểm tốn nội bộ Khối Quản lý tín
dụng (Thành lập mới) Các Khối/ Phòng/
- Tư vấn cho Ủy ban QLRR về QLRR tín dụng
& Ủy ban QLRR
Ủy ban XLRR
- Quản lý chính sách dự phịng rủi ro tín dụng
- Quyết định và phê duyệt các biện pháp thu hồi và xử lý đối với các khoản nợ.
Hàng tuần
HĐQT & Ủy ban QLRR
Hàng quý
Ủy ban Nhân sự
- Tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của OCB.
Khi phát sinh HĐQT Khi phát sinh Hội đồng mua, bán nợ
- Tham mưu cho HĐQT về hoạt động mua, bán nợ tại OCB.
Khi phát sinh
HĐQT & Ủy ban QLRR
Khi phát sinh
Ủy ban cơ cấu nợ
- Phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản cơ cấu lại thời hạn nợ tại OCB
Khi phát sinh
HĐQT & Ủy ban QLRR
Khi phát sinh 3.3.3.2. Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban trực thuộc Tổng Giám Đốc
Ủy Ban Chức năng Tần suất Cấp
báo cáo
Định kỳ báo cáo
Hội đồng rủi ro
- Tham mưu cho TGĐ về việc tổ chức thực hiện QLRR tại OCB và triển khai thực hiện.
Hàng tháng TGĐ Hàng tháng Hội đồng ALCO - Quản lý TSN – TSC và cấu trúc bảng tổng kết tài sản của OCB. Hàng tháng TGĐ Hàng tháng
Hội đồng quản lý
vốn
- Tham mưu cho TGĐ trình UBQLRR phê duyệt chính sách quản lý vốn, kế hoạch và giải pháp đảm bảo an toàn vốn.
- Triển khai thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
06 tháng/
lần TGĐ
06 tháng/ lần
3.3.3.3. Tóm tắt quy trình quản trị rủi ro tại OCB
OCB xây dựng chiến lược quản trị rủi ro chung cho tất cả các loại rủi ro, trong đó xác định các loại rủi ro trọng yếu, nhiệm vụ chiến lược và kế hoạch triển khai để hoàn thành chiến lược.
OCB thực hiện xây dựng các hạn mức quản lý rủi ro tín dụng tuân thủ các yêu cầu của NHNN như: hạn mức nợ quá hạn, nợ xấu, hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạn mức giới hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp,…
Quy trình QLRR tại OCB được thực hiện thơng qua 4 bước chính: Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Kiểm soát và Theo dõi rủi ro.
(1) Nhận diện rủi ro: Việc nhận diện rủi ro được thực hiện thường xuyên và liên tục ở cấp độ từng giao dịch và cấp độ danh mục nhằm phản ánh đầy đủ các rủi ro, tính liên kết và tính tương tác giữa các rủi ro. Tất cả các cán bộ nhân viên của OCB đều chịu trách nhiệm trong việc nhận diện rủi ro trong từng tác nghiệp hàng ngày, bên cạnh các công cụ và phương pháp hỗ trợ cho việc nhận diện được phát triển bởi các phòng QLRR.
(2) Đo lường rủi ro: Với mỗi rủi ro được nhận diện, OCB thực hiện việc đo lường nhằm đánh giá tác động của nó lên Vốn và lợi nhuận của Ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn. Việc đo lường được thực hiện thông qua các phương pháp định lượng và định tính nhằm đánh giá tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng tác động đến từng giao dịch và trên toàn danh mục mà rủi ro đó có thể tạo ra. Việc đo lường rủi ro cũng được thực hiện thông qua các kịch bản khác nhằm làm cơ sở cho các kế hoạch dự phịng (Bao gồm các quy tình như Quy định về sử dụng cơng cụ Xếp hạng tín dụng
nội bộ KHDN, Quy định cơng cụ Xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN, Quy định thu thập, phân tích dữ liệu tổn thất nội bộ, Quy định thu thập, phân tích dữ liệu tổn thất bên ngồi, Quy định báo cáo đánh giá rủi ro và chốt kiểm soát, Quy định xây dựng kịch bản cáng thẳng….)
(3) Kiểm soát rủi ro: Từ kết quả đo lường rủi ro cho phép Ngân hàng phân loại rủi