CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB
3.5. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại OCB
3.5.1. Kết quả đạt được
Về tổng thế, cơ bản OCB đến hết năm 2018 đã hoàn thành một số các chuẩn mực theo Basel II trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng.
- Thứ nhất, tuân thủ các yêu cầu trụ cột 1: Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) của OCB luôn cao hơn mức quy định của Basel II và theo quy định NHNN. Để đảm bảo cơng bố thơng tin chính xác và đầy đủ theo về tỷ lệ an toàn vốn, OCB đã xây dựng cơng cụ tính vốn tự động kết nối với kho dữ liệu để thực hiện tính vốn. Quy định vận hành cơng cụ tính tỷ lệ an tồn vốn theo Basel II & TT41/2016/TT-NHNN và quy định thu thập, công bố thơng tin an tồn vốn đã được OCB xây dựng và ban hành để thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu. Ngày 29/01/2018 và 27/07/2018 OCB cũng đã công thông tin tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của TT41/2016/TT-NHNN trên website chính thức của mình, là ngân hàng đầu tiên cơng bố tỷ lệ an tồn bốn theo TT41/2016/TT-NHNN ra công chúng.
Thứ hai, tuần thủ các yêu cầu trụ cột 2 - về quy trình kiểm tra, giám sát: Về khung ICAAP: Dưới sự tư vấn của DBS – Singapore, OCB bước đầu cũng đã hoàn thành một số chỉ tiêu thuộc dự án ICAAP theo tiêu chuẩn của Basel II bao gồm các hạng mục công việc như: xây dựng kế hoạch tài chính cho Ngân hàng giai đoạn 2017 – 2020, xây dựng kịch bản kiểm tra sức chịu đựng về vốn, thực hiện kiểm tra sức chịu đựng và lập kế hoạch vốn, báo cáo kết quả đánh giá nội bộ về vốn cho BĐH và HĐQT.
Giám sát và báo cáo nội bộ về mức độ đủ vốn: OCB thực hiện đánh giá định kỳ hàng năm mức độ đủ vốn, báo cáo kết quả đánh giá mức độ đủ vốn được chuyển đến BĐH và HĐQT để giám sát.
Tự đánh giá quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn: quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của OCB được thực hiện hàng năm, các nội dung thực hiện đảm bảo yêu cầu của NHNN.
Kiểm toán nội bộ đối với đánh giá nội bộ về mức đủ vốn: OCB đang xây dựng, đào tạo đội ngũ kiểm tốn nội bộ để có thể thực hiện đánh giá một cách độc lập mức độ đủ vốn theo quy định NHNN.
Về cơ cấu quản trị rủi ro: OCB xây dựng chiến lược quản lý rủi ro chung cho tất cả các loại rủi ro, trong đó xác định các loại rủi ro trọng yếu, nhiệm vụ chiến lược và kế hoạch triển khai để hoàn thành chiến lược.
OCB thực hiện xây dựng các hạn mức quản lý rủi ro tín dụng tuân thủ các yêu cầu của NHNN như: hạn mức nợ quá hạn, nợ xấu, hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạn mức giới hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp,…
- Thứ ba, về công bố thông tin: Ngày 29/01/2018 và 27/07/2018 OCB cũng đã cơng thơng tin tỷ lệ an tồn vốn theo quy định của TT41/2016/TT-NHNN trên website chính thức của mình, là ngân hàng đầu tiên công bố tỷ lệ an toàn bốn theo TT41/2016/TT-NHNN ra công chúng.
3.5.2. Hạn chế và thách thức
Thứ nhất là về năng lực trình độ cán bộ chưa đáp ứng được công nghệ hiện đại Một trong những khó khăn nhất khi ứng dụng chuẩn mực Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại OCB đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Thu hút nhân tài không chỉ là vẫn cấp bách đối với OCB mà dường như đối với tất cả các NHTM tại Việt Nam hay các cơ quan giám sát NHTM như Ngân hàng Nhà nước. Các kiến thức, nguyên tắc về Basel II quá phực tạp trong khi gần như khơng có tài liệu hướng dẫn nào cụ thể bằng tiếng việt, do đó có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này địi hỏi cẩn phải có các chun gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng hay cán bộ cấp cao phụ trách phải có một kiến thức nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn quản trị. Bên cạnh đó các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu. Đây thực sự là một trong những thách thức đối với nhân sự hiện nay. Dù cho các ngân hàng có thể thu hút được các chuyên gia thì việc giữ chân những chuyên gia này là rất khó khăn.
Thứ hai về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng đã có, tuy nhiên cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Thực tế tại Việt Nam đang rất thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, do vậy các ngân hàng, trong đó có cả OCB phải dựa vào những tài liệu tham khảo, hoạt động thực tế dưới sự tư vấn của 1 số các cơng ty để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dung tại OCB chưa thực sự linh hoạt đối với các khoản vay khơng có tài sản và các khoản vay thế chấp, các chỉ số xếp hạng mới
nằm ở mức tương đối dựa trên phân tích từ dữ liệu quá khứ. Tuy nhiên do dữ liệu quá khứ của bản thân các ngân hàng cịn ít do vậy chủ yếu các ngân hàng phải mua dữ liệu từ bên ngồi. Chính vì vậy, mơ hình xếp hạng tín dụng cịn ẩn chưa rất nhiều bất cấp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định phê duyệt và tiềm ẩn rủi ro.
Thứ ba về kế hoạch dự phòng vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn theo yêu cầu. Theo yêu cầu của Basel II thì các ngân hàng phải ln đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn dài hạn đang khá khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nguồn vốn bên vững của ngân hàng. Tuy rằng đã có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn cho Basel II nhưng OCB vẫn chưa xây dựng được kịch bản về vốn trong tương lai, nhằm dự phịng khả năng khơng đáp ứng được tỷ lệ về an tồn vốn vì đối với huy động vốn cấp 1, huy động vốn nước ngồi thì gặp khó khăn do NHNN áp trần sở hữu, huy động từ trong nước thì khó khăn do vậy OCB cũng áp dụng phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế vì nó sẽ khíến chi phí vốn tăng.
Thứ tư, sau khí đã hồn thành Basel II theo phương pháp cơ bản thì OCB phải tiền đến áp dụng theo phương pháp nâng cao. Muốn áp dụng được phương pháp này địi hỏi OCB phải có 1 cơ dữ liệu thơng tin hết sức đầy đủ trong khi hệ thống công nghệ ngân hàng lõi (core banking system) tại các ngân hàng có quá nhiều hệ thống khác nhau và dữ liệu đã không được chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Do đó, hầu hết các ngân hàng khơng đáp ứng được yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mơ hình phân tích. Việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu sẽ cần thời gian, cơng sức và tốn rất nhiều chi phí của các ngân hàng trước khi triển khai.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIẾP CẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB