CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB
3.3.3. Cơ cấu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại OCB
Khung quản trị rủi ro tín dụng tại OCB nhằm định hướng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại OCB, thống nhất các nguyên tắc, cách tiếp cận, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, chính sách chung mang tính nền tảng nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro tín dụng nhất quán với chiến lược kinh doanh, khẩu vị rủi ro và các mục tiêu quản lý rủi ro trọng yếu khác của OCB.
OCB hướng tới xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thơng qua cải thiện các chính sách, nguồn lực, qua trình, thủ tục cấp tín dụng. Bên cạnh đó, OCB cần
nhận diện và quản trị rủi ro trọng yếu của tất cả các sản phẩm tín dụng và phân khúc khách hàng mục tiêu hướng tới, cần đảm bảo có đủ các quy trình, biện pháp quản tị rủi ro hiệu quả.
OCB đã thay đổi cơ cấu quản trị rủi ro của mình bao gồm 3 tuyến phịng thủ, tách riêng biệt bộ phận thẩm định với quản lý rủi ro, cụ thể:
Hình 3. 3. Cơ cấu hệ thống quản trị rủi ro tại OCB
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.3.3.1. Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban trực thuộc HĐQT
Ủy Ban Chức năng Tần suất Cấp báo
cáo
Định kỳ báo cáo
Ủy ban QLRR
- Tham mưu cho HĐQT về Khung quản trị rủi ro tại OCB
- Giám sát hoạt động QLRR tại OCB
Hàng Quý HĐQT Hàng quý
Ủy ban Tín dụng
- Phê duyệt tín dụng, khung
QLRR tín dụng Hàng ngày HĐQT Hàng quý UB Nhân sự HĐ ALCO (Thành lập mới) Hội Đồng Quản Trị UB Tín dụng UB XLRR UB QLRR Tổng Giám Đốc HĐ QL Vốn (Thành lập mới) HĐ QLRR (Thành lập mới) Khối QLRR Khối Vận Hành UB ALCO
Khối kinh doanh (RB, CB, SME, FDI, ComB)
Kiểm tốn nội bộ Khối Quản lý tín
dụng (Thành lập mới) Các Khối/ Phòng/
- Tư vấn cho Ủy ban QLRR về QLRR tín dụng
& Ủy ban QLRR
Ủy ban XLRR
- Quản lý chính sách dự phịng rủi ro tín dụng
- Quyết định và phê duyệt các biện pháp thu hồi và xử lý đối với các khoản nợ.
Hàng tuần
HĐQT & Ủy ban QLRR
Hàng quý
Ủy ban Nhân sự
- Tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của OCB.
Khi phát sinh HĐQT Khi phát sinh Hội đồng mua, bán nợ
- Tham mưu cho HĐQT về hoạt động mua, bán nợ tại OCB.
Khi phát sinh
HĐQT & Ủy ban QLRR
Khi phát sinh
Ủy ban cơ cấu nợ
- Phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản cơ cấu lại thời hạn nợ tại OCB
Khi phát sinh
HĐQT & Ủy ban QLRR
Khi phát sinh 3.3.3.2. Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban trực thuộc Tổng Giám Đốc
Ủy Ban Chức năng Tần suất Cấp
báo cáo
Định kỳ báo cáo
Hội đồng rủi ro
- Tham mưu cho TGĐ về việc tổ chức thực hiện QLRR tại OCB và triển khai thực hiện.
Hàng tháng TGĐ Hàng tháng Hội đồng ALCO - Quản lý TSN – TSC và cấu trúc bảng tổng kết tài sản của OCB. Hàng tháng TGĐ Hàng tháng
Hội đồng quản lý
vốn
- Tham mưu cho TGĐ trình UBQLRR phê duyệt chính sách quản lý vốn, kế hoạch và giải pháp đảm bảo an toàn vốn.
- Triển khai thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
06 tháng/
lần TGĐ
06 tháng/ lần
3.3.3.3. Tóm tắt quy trình quản trị rủi ro tại OCB
OCB xây dựng chiến lược quản trị rủi ro chung cho tất cả các loại rủi ro, trong đó xác định các loại rủi ro trọng yếu, nhiệm vụ chiến lược và kế hoạch triển khai để hoàn thành chiến lược.
OCB thực hiện xây dựng các hạn mức quản lý rủi ro tín dụng tuân thủ các yêu cầu của NHNN như: hạn mức nợ quá hạn, nợ xấu, hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạn mức giới hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp,…
Quy trình QLRR tại OCB được thực hiện thơng qua 4 bước chính: Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Kiểm soát và Theo dõi rủi ro.
(1) Nhận diện rủi ro: Việc nhận diện rủi ro được thực hiện thường xuyên và liên tục ở cấp độ từng giao dịch và cấp độ danh mục nhằm phản ánh đầy đủ các rủi ro, tính liên kết và tính tương tác giữa các rủi ro. Tất cả các cán bộ nhân viên của OCB đều chịu trách nhiệm trong việc nhận diện rủi ro trong từng tác nghiệp hàng ngày, bên cạnh các công cụ và phương pháp hỗ trợ cho việc nhận diện được phát triển bởi các phòng QLRR.
(2) Đo lường rủi ro: Với mỗi rủi ro được nhận diện, OCB thực hiện việc đo lường nhằm đánh giá tác động của nó lên Vốn và lợi nhuận của Ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn. Việc đo lường được thực hiện thông qua các phương pháp định lượng và định tính nhằm đánh giá tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng tác động đến từng giao dịch và trên tồn danh mục mà rủi ro đó có thể tạo ra. Việc đo lường rủi ro cũng được thực hiện thông qua các kịch bản khác nhằm làm cơ sở cho các kế hoạch dự phịng (Bao gồm các quy tình như Quy định về sử dụng cơng cụ Xếp hạng tín dụng
nội bộ KHDN, Quy định cơng cụ Xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN, Quy định thu thập, phân tích dữ liệu tổn thất nội bộ, Quy định thu thập, phân tích dữ liệu tổn thất bên ngoài, Quy định báo cáo đánh giá rủi ro và chốt kiểm soát, Quy định xây dựng kịch bản cáng thẳng….)
(3) Kiểm soát rủi ro: Từ kết quả đo lường rủi ro cho phép Ngân hàng phân loại rủi ro theo cấp độ nghiêm trọng, trung bình hay thấp để đưa ra các giải pháp kiểm soát phù hợp. Các hạn mức rủi ro được giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo rủi ro còn lại sau khi thực hiện các biện pháp kiểm soát nằm trong ngưỡng chấp nhận của Ngân hàng. (4) Theo dõi rủi ro: Tất cả các rủi ro được nhận diện đều phải được ghi nhận đầy đủ và theo rõ sự thay đổi của nó trong q trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tiến độ khắc phục. Các rủi ro tùy vào mức độ trọng yếu sẽ được báo cáo lên các cấp quản lý phù hợp theo định kỳ hoặc ngay khi phát sinh.
3.3.3.4. Quy trình thẩm định phê duyệt
Thẩm định tín dụng: Cơng tác thẩm định tín dụng tại OCB đảm bảo tuân thủ
quy định của NHNN trong hoạt động cấp tín dụng, kết quả thẩm định tín dụng căn cứ trên xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, tính đầy đủ của hồ sơ, tình trạng pháp lý, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng thu hồi nợ của tài sản đảm bảo. Ngoài ra thẩm định tín dụng cịn xác định người có liên quan của khách hàng và tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng và người có liên quan.
Phê quyệt tín dụng: quy trình phê duyệt tín dụng của OCB đảm bảo quy định
cụ thể cá nhân, hội đồng có thẩm quyền phê duyệt các khoản cấp tín dụng theo các tiêu chí cụ thể, mức phán quyết rõ ràng và các yêu cầu các trường hợp chuyển lên cấp phê duyệt cao hơn. Kết quả phê duyệt hoặc không phê duyệt (nêu rõ lý do) và cá nhân, thành viên hội đồng phê duyệt chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
Quản lý tài sản đảm bảo: Quy định nghiệp vụ đảm bảo tiền vay của OCB đảm
bảo quy định cụ thể các loại tài sản đảm bảo mà ngân hàng chấp nhận nhận làm tài sản đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, đối với các tài sản đảm bảo có mức độ rủi ro cao sẽ trình Ủy ban tín dụng các cấp xem xét phê duyệt để kiểm soát rủi ro. Việc thẩm định giá sẽ do Trung tâm Thẩm định giá trực tiếp thực hiện hoặc sẽ kiểm
tra lại kết quả định giá do Đơn vị kinh doanh trực tiếp thẩm định giá, ngoại trừ một số tài sản có rủi ro thấp và giá trị rõ ràng như hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do OCB phát hành hoặc theo quy định riêng của sản phẩm thì khơng thực hiện kiểm tra kết quả định giá. Các phương pháp thẩm định giá trị tài sản đảm bảo được áp dụng theo đúng quy định của Bộ tài chính về thẩm định giá với tần suất đánh giá định kỳ hoặc đột xuất tùy theo loại tài sản và biến động giá trị tài sản trên thị trường.
Khoản cấp tín dụng có vấn đề: OCB đã xây dựng quy trình, báo cáo đầy đủ
đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề đảm bảo các khoản cấp tín dụng được theo dõi, giám sát đầy đủ từ khi bắt đầu giải ngân. Các khoản nợ quá hạn phát sinh dưới 10 ngày, nợ chuyển nhóm 2 trở lên đều được theo dõi và báo cáo đầy đủ để có biện pháp xử lý sớm tránh phát sinh nợ xấu. OCB đã thiết lập hệ thống cảnh báo nợ sớm với đầy đủ các dấu hiệu nhận diện rủi ro sớm giúp kịp thời xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.