CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI OCB
3.1. Lộ trình áp dụng và triển khai Basel II tại Việt Nam
Tại Việt Nam, triển khai theo hiệp ước Basel II được yêu cầu thực hiện lần đầu tiên trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án tại Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 do NHNN Việt Nam ban hành. Trong đó, việc đảm bảo đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo quy định của chuẩn mực này, đồng thời phát triển hệ thống quản trị rủi ro tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel vào cuối năm 2015 là những yêu cầu mà các NHTM cần thực hiện.
Để triển khai có hiệu quả việc KSRR trong hoạt động của các NHTM theo Chuẩn mực Basel II, NHNN Việt Nam đã đề ra lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM một cách cẩn trọng. Cụ thể, lộ trình triển khai thực hiện Basel II trong toàn hệ thống TCTD được NHNN đưa ra theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, OCB, VIB và Maritime Bank) theo Cơng văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014. Chương trình thí điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II.
Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II.
Dựa trên tính chất phức tạp của Basel II và trên cơ sở phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc đánh giá chặt chẽ và cẩn trọng tác động của Basel II tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN đã khái quát và xác định lại lộ trình áp dụng phù hợp với thị trường Việt Nam. Từ đó đến nay, NHNN và các ngân hàng thương mại đã từng bước triển khai chuẩn mực vốn theo Basel II.
Về phía NHNN:
NHNN đã phối hợp thực hiện với các tổ chức quốc tế như JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), dự án BRASS (Dự án tăng cường năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng do Chính phủ Canada tài trợ) để triển khai Basel II tại nước ta, bao gồm xây dựng hành lang pháp lý và đào tạo nhân lực cho các cơ quan giám sát thanh tra và các ngân hàng thương mại. Đặc biệt tích cực xây dựng các giải pháp phù hợp cho việc triển khai Basel II trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ việc tham vấn các chuyên gia từ các tổ chức tư vấn tài chính uy tín.
Kết hợp với các ngân hàng thương mại đánh giá cơ cấu tổ chức, khung chính sách, mơ hình đo lường, cơng cụ quản trị, dữ liệu… và xây dựng lộ trình triển khai Basel II phù hợp với đặc điểm, tính chất, năng lực của từng ngân hàng.
Ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn vốn và cùng với đó, NHNN đã xây dựng dự thảo Thơng tư về hệ thống kiểm sốt nội bộ năm 2017 (thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN) hướng dẫn về các nội dung cần thực hiện để đáp ứng Khung ICAAP quy định tại Trụ cột 2. Gần đây nhất là thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Theo thơng tư 41, ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thường xuyên duy trì hệ số an tồn vốn (CAR) ở mức 8%. So với quy định về an toàn vốn hiện đang áp dụng ở Việt Nam ở thời điếm này, thơng tư 41 tính tốn CAR dựa trên phiên bản mới về tài sản có rủi ro điều chỉnh theo trọng số nêu trên và rất gần với tiêu chuẩn Basel II. Thơng tư 41 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.
Về phía các ngân hàng thương mại:
Một số ngân hàng trong nhóm 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai Basel II đã có các hoạt động hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel II từ khá sớm. Nhiều ngân hàng đã thành lập Ban dự án chuyên trách triển khai Basel II do thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành đứng đầu. Đến nay, 10 ngân hàng Basel II về cơ bản đều đã hồn thành phân tích GAP và đang trong q trình triển khai các giải pháp cụ thể. Trong khi đó, một số ngân hàng (khơng nằm trong nhóm 10 ngân hàng Basel
II) trước nhu cầu tăng cường năng lực quản trị nội bộ cũng đã chủ động ứng dụng Basel II trong các hoạt động của mình.
Về khung chính sách: Một số ngân hàng đã bước đầu thiết lập các chính sách trọng yếu như khẩu vị rủi ro, các chính sách, quy định, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng….
Về cơ cấu quản trị (Governance): Mơ hình 3 tuyến phịng thủ đã từng bước được các ngân hàng ứng dụng trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân/đơn vị trong ngân hàng, xây dựng các quy trình nghiệp vụ.
Về mơ hình, cơng cụ đo lường rủi ro: Một số ngân hàng đã bắt tay và hồn thành việc xây dựng các mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ, ứng dụng vào cơng tác thẩm định, phê duyệt tín dụng; triển khai các cơng cụ rủi ro hoạt động như LDC (Loss Data Collection – thu thập dữ liệu tổn thất), RCSA (Risk Control Self Assessment – Tự đánh giá kiểm soát và rủi ro), KRIs (Key Risk Indicators – Các chỉ số rủi ro chính); hay sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mơ hình tính tốn VaR (Value at-Risk: giá trị chịu rủi ro), các mơ hình định giá theo giá thị trường (Mark-to-market) và định giá theo mơ hình (mark-to-model),…
Về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản trị rủi ro: Một số ngân hàng đã đầu tư cho phát triển và mua các phần mềm thực hiện các chức năng khởi tạo khoản vay (LOS – Loan Origination System), quản lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, tính tốn tài sản có rủi ro (RWA – Risk Weighted Asset), quản lý tài sản nợ – tài sản có (ALM- Asset Liability Management), …
Về dữ liệu: Một số ngân hàng thực hiện xây dựng Kho dữ liệu tập trung (data arehouse) cùng với thiết lập Khung quản trị dữ liệu (Data governance) nhằm quản lý dữ liệu, phục vụ cho việc xây dựng các mơ hình lượng hóa rủi ro, hỗ trợ quá trình ra các quyết định kinh doanh.
Năm 2018, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thực hiện Basel II của hệ thống ngân hàng khi Vietcombank và VIB được ngân hàng nhà nước chấp thuận cho cho phép áp dụng trước hạn TT41 (Basel II). Ngồi ra, cịn có Ngân hàng Phương