PHẦN 2 : KHUNG LÝ THUYẾT
2.3. Các nhân tố tác động sự bám dính lãi suất: một vài góc nhìn thực nghiệm
cho thấy cấu trúc tài chính của một nền kinh tế đóng một vai trị quan trọng như thế nào đối với các cú sốc chính sách tiền tệ cũng như IRPT (Sellon, 2002). Phần tiếp theo, tác giả thảo luận về các tham số cấu trúc của hệ thống tài chính và các yếu tố khác có liên quan nhằm giải thích mức độ bám dính lãi suất trên thị trường tài chính.
2.3. Các nhân tố tác động sự bám dính lãi suất: một vài góc nhìn thực nghiệm nghiệm
2.3.1. Cấu trúc hệ thống tài chính
Cấu trúc hệ thống tài chính đóng vai trị chính trong truyền dẫn chính sách tiền tệ. Những tham số cấu trúc này là những khía cạnh của nền kinh tế mà Ngân hàng Trung ương khơng thể trực tiếp kiểm sốt và bao gồm: mức độ cạnh tranh và sư tập trung ngân hàng trong thị trường tài chính, cơ cấu sở hữu của thị trường tài chính, mức độ phát triển và độ mở của thị trường tài chính (Cottarelli và Kourelis, 1994). Phần tiếp theo sẽ thảo luận chi tiết các yếu tố này.
2.3.1.1. Mức độ cạnh tranh và sự tập trung ngân hàng
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng góp phần tích cực vào hiệu quả của truyền dẫn chính sách tiền tệ, bởi vì nó làm giảm hành vi tối đa hóa phi lợi nhuận (non-profit maximising behaviour) của các ngân hàng và từ đó nâng cao hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ. Hơn nữa, Guntner (2010) thơng qua mơ hình DSGE (Dynamic New Stochastic Equalibrium) trong khn khổ cạnh tranh độc quyền, cho thấy tính cạnh tranh trong thị trường ngân hàng làm giảm sự cách rời giữa lãi suất chính sách và cho vay cũng như làm tăng IRPT của chính sách tiền tệ. Cottarelli và Kourelis (1994) cho rằng độ co dãn cầu của các khoản vay ít co giãn ở các thị trường, nơi có ít đối thủ cạnh tranh, các rào cản hoặc khơng có các nguồn tài chính khác như thương phiếu. Do đó, lãi suất cho vay có thể có xu hướng phản ứng từ từ đối với các thay đổi của lãi suất trên thị trường tiền tệ trong ngắn hạn.
Mặt khác, sự tập trung ngân hàng cao làm giảm IRPT bởi vì các ngân hàng có khuynh hướng thực hiện hành vi độc quyền, khiến lãi suất điều chỉnh bất đối xứng.
Sự điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất bán lẻ có thể được giải thích tốt nhất bằng cách sử dụng giả thuyết thông đồng dàn xếp giá (collusive pricing arrangement) và
giả thuyết phản ứng khách hàng (customer reaction hypothesis) (Hannan và Berger,
1991; Scholnick, 1996). Giả thuyết thông đồng dàn xếp giá cho rằng lãi suất tiền gửi sẽ cứng nhắc hướng lên (upward rigidity) khi cắt giảm lãi suất chính sách; bởi vì, gia tăng lãi suất trên khoản tiền gửi cấu thành chi phí cho các ngân hàng dưới hình thức tăng khoản chi trả cho người gửi tiền. Trong khi đó, lãi suất cho vay lại thể hiện tính
cứng nhắc hướng xuống (downward rigidity) khi phản ứng với việc cắt giảm lãi suất
chính sách, bởi vì việc giảm lãi suất cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận cận biên của các ngân hàng (biên độ hẹp giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi). Ngược lại, giả thuyết phản ứng khách hàng cho thấy lãi suất tiền gửi sẽ cứng nhắc hướng xuống
trong trường hợp lãi suất chính thức tăng do lo sợ việc rút tiền của khách hàng hoặc chuyển tiền gửi vào các định chế tài chính phi ngân hàng khác. Mặt khác, lãi suất cho vay sẽ cứng nhắc hướng lên lớn hơn khi lãi suất chính sách tăng do phản ứng tiêu cực của khách hàng như không trả nợ. Severe (2011) xây dựng mơ hình các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận (profit-maximising banks model) và lập luận rằng sự tập trung thị trường trong ngành ngân hàng có thể gây ra nhiều tác động không mong muốn. Tuy nhiên, Cottarelli và Kourelis (1994) nhắc nhở chúng ta rằng lý thuyết tranh luận thị trường cho thấy sự tập trung của ngân hàng có thể khơng phải là một đại diện tốt cho mức độ cạnh tranh thực tế bởi vì các doanh nghiệp trong một thị trường tập trung có thể hành xử cạnh tranh nếu có những mối đe dọa mới.
2.3.1.2. Cấu trúc sở hữu của ngân hàng
Cấu trúc sở hữu của lĩnh vực ngân hàng trong một nền kinh tế đóng vai trị trung tâm trong thực thi chính sách tiền tệ vì nó có thể ảnh hưởng đến độ cứng nhắc của lãi suất. Ở các nền kinh tế mà các ngân hàng quốc doanh chiếm lĩnh thị trường tài chính, lãi suất điều chỉnh chậm trễ hơn do áp lực chính trị hoặc sự thiếu hiệu quả. Điều này là do các ngân hàng quốc doanh yêu cầu phải hoạt động vì lợi ích của cơng chúng, do đó, mục tiêu chính của các ngân hàng này khơng phải là tối đa hố lợi nhuận. Khi các ngân hàng thể hiện hành vi tối đa hóa lợi nhuận, chúng sẽ phải điều chỉnh kịp thời
với những thay đổi về lãi suất, và sự thiếu hiệu quả trên thị trường bị nắn chỉnh bởi các tác nhân thị trường. Nhưng khi các tác nhân thị trường suy yếu, chẳng hạn như các rào cản đối với việc gia nhập, sự thiếu vắng tính cạnh tranh từ các tổ chức trung gian phi ngân hàng và những hạn chế đối với dòng vốn quốc tế, sự thiếu hiệu quả có thể khơng bị nắn chỉnh và lãi suất sẽ rất cứng nhắc (Cottarelli và Kourelis, 1994; Aziakpono và Wilson, 2010).
2.3.1.3. Mức độ phát triển và độ mở thị trường tài chính
Tăng cường hội nhập tài chính giữa các quốc gia cùng đổi mới trong các thị trường tài chính như sự xuất hiện của các cơng cụ phái sinh và chứng khốn hóa đã có một tác động đáng kể đến cách thức mà các xung lực chính sách tiền tệ truyền dẫn vào nền kinh tế. Theo BIS (2008), hiện đại hóa tài chính đã tạo ra các loại sản phẩm tài chính mới cũng như các cơng cụ mới. Ví dụ, chứng khốn hóa đã tạo ra các loại tài sản mới và hình thành các nguồn tài trợ khác cho các ngân hàng bán lẻ và đầu tư, cũng như các kỹ thuật quản trị rủi ro. Những diễn biến này ảnh hưởng đến cách thức và hiệu quả tương đối của các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ. Việc truyền dẫn các cú sốc chính sách tiền tệ thơng qua kênh lãi suất dự kiến sẽ chậm lại khi thị trường trái phiếu trong nước kém phát triển và các ngân hàng là các trung gian tài chính hàng đầu của các khoản tín dụng ngắn hạn trong nước và các khoản vốn định danh ngoại tệ. Như vậy, người đi vay khơng có nguồn tài chính thay thế và độ nhạy cảm cầu của các khoản cho vay có xu hướng khơng co dãn (BIS, 2008). Ngồi ra, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, chứng khoán nợ doanh nghiệp và thị trường vốn mạo hiểm trong nước phát triển cùng với sự mở cửa của thị trường vốn quốc tế sẽ dẫn đến kết quả truyền dẫn nhanh chóng các sản phẩm ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với các thị trường này. Điều này có nghĩa là sự thay thế chặt chẽ tiền gửi và khoản vay ngân hàng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp như các cơng cụ thị trường tiền tệ ngắn hạn, trái phiếu Chính phủ dài hạn và các quỹ ủy thác. Do đó, các ngân hàng đứng trước cơ hội mất đi một lượng lớn tiền gửi từ các hộ gia đình và doanh nghiệp nếu lãi suất bán lẻ của mình thiếu tính cạnh tranh. Độ nhạy cảm của tiền gửi và khoản vay sẽ rất co giãn (Gropp và cộng sự, 2007).
Tuy nhiên, mức độ mà các ngân hàng trong nước thay đổi lãi suất bán lẻ đối với sự thay đổi lãi suất chính thức của Ngân hàng Trung ương cũng phụ thuộc vào cơ sở điều tiết của Ngân hàng Trung ương. Aziakpono và Wilson (2010) chỉ ra rằng khi hệ thống tài chính mở cửa và các ngân hàng có thể tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau một cách dễ dàng, sự phụ thuộc của các ngân hàng vào cơ sở điều tiết của Ngân hàng Trung ương sẽ giảm bớt. Do đó, một hệ thống tài chính mở có thể phản ứng với sự thay đổi trong lãi suất chính thức với sự chậm trễ lớn hơn so với khi thị trường tài chính khơng mở cửa.
2.3.2. Chi phí thực đơn
Theo Rotemberg và Saloner (1987), chi phí thực đơn (menu costs) bao gồm chi phí thay đổi và lưu hành các bảng giá mới, in ấn, quảng cáo, chi phí hành chính và thơng báo sự thay đổi cho các chi nhánh trong trường hợp quy mô mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn. Ngồi ra, chi phí thực đơn cũng bao gồm cái giá phải trả khi làm khách hàng khó chịu do thay đổi giá cả liên tục. Vì lý do này, các mơ hình chi phí thực đơn dự đốn rằng các doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá của mình trong tình huống cú sốc cầu danh nghĩa chỉ khi lợi ích từ sự điều chỉnh lớn hơn chi phí để phá vỡ cân bằng. Hơn nữa, vì việc điều chỉnh là tốn kém và tốn nhiều thời gian nên các doanh nghiệp thường không muốn thay đổi giá cả liên tục bởi vì việc làm này có thể tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt khi thay đổi được coi là tạm thời (Madsen và Yang, 1998).
2.3.3. Thanh khoản dư thừa của hệ thống ngân hàng
Việc nắm giữ thanh khoản dư thừa của khu vực ngân hàng có thể có những tác động bất lợi đến khả năng chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến trạng thái nhu cầu và ổn định nền kinh tế. Ví dụ, nếu các ngân hàng đang sở hữu dự trữ dư thừa tại Ngân hàng Trung ương vượt mức yêu cầu, bất kỳ nỗ lực nào của các cơ quan tiền tệ để tăng tính thanh khoản thơng qua chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm kích thích tổng cầu sẽ khơng đạt hiệu quả. Cũng theo cách này, sẽ rất khó điều chỉnh cung tiền thơng qua sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngụ ý là sự dư thừa thanh khoản của khu vực ngân hàng làm chậm q trình truyền dẫn các cú sốc chính sách tiền tệ dẫn tới sự chậm chạp trong
IRPT (Saxegaard, 2006). Theo Agenor và Aynaoui (2010), thanh khoản dư thừa trong khu vực ngân hàng là do các nhân tố cấu trúc và chu kỳ như hệ thống tài chính kém phát triển, mức độ ngại rủi ro cao có thể dẫn đến phần bù rủi ro cao và nhu cầu tín dụng thấp, cũng như dịng vốn vào tăng cao do mở cửa tài khoản vốn.
2.3.4. Thông tin bất cân xứng
Thông tin bất đối xứng trên thị trường tài chính là kết quả của thị trường khơng hồn hảo (thông tin chưa đầy đủ), có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc truyền dẫn chính sách tiền tệ. Như đã thảo luận trước đây, các ngân hàng gặp nhiều thách thức khi khó có thể phân biệt rủi ro tương đối của các dự án đầu tư trong bối cảnh thông tin bất đối xứng trong q trình phân bổ tín dụng. Do vậy, bên cho vay có xu hướng đánh giá vấn đề này vào hợp đồng cho vay. Do đó, mơ hình định mức tín dụng trên thị trường với những thơng tin khơng hồn hảo của Stiglitz và Weiss (1981) cho thấy sự cân bằng trong thị trường cho vay được đặc trưng bởi định mức tín dụng và sự cân bằng này không nhất thiết thay đổi do sự thay đổi của các loại lãi suất khác.
2.3.5. Chế độ chính sách tiền tệ
Mức độ và tốc độ điều chỉnh lãi suất bán lẻ ngân hàng thương mại đối với thay đổi trong lãi suất chính thức cũng phụ thuộc vào chế độ chính sách tiền tệ đang thực thi. Ví dụ, trong chế độ chính sách tiền tệ kiểm sốt trực tiếp, lãi suất có xu hướng cứng nhắc vì động cơ điều chỉnh lãi suất chính thức có thể xuất phát từ các toan tính chính trị (Aziakpono và Wilson, 2010). Trong khi đó, trong chế độ chính sách tiền tệ tự do, nơi lãi suất và định mức tín dụng được xác định bởi tác nhân thị trường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh nhanh hơn trước sự thay đổi lãi suất chính thức, bởi vì nếu khơng điều chỉnh sẽ bị các tác nhân thị trường nắn chỉnh. Ngồi ra, các chế độ chính sách tiền tệ dựa nhiều hơn vào tính minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình cũng làm giảm sự biến động của lãi suất, vì thị trường có thể dễ dàng dự đốn các hành động chính sách tiền tệ. Điều này làm tăng mức độ IRPT của lãi suất chính thức lên lãi suất bán lẻ của các ngân hàng (Liu và cộng sự, 2008).
2.3.6. Tính bất ổn thị trường tiền tệ, lạm phát và các điều kiện vĩ mô
Các điều kiện kinh tế vĩ mơ hiện hành cũng có thể ảnh hưởng đến cách các ngân hàng điều chỉnh lãi suất bán lẻ của mình trước những thay đổi về lãi suất trên thị trường tiền tệ. Các ngân hàng dễ dàng truyền các thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ sang lãi suất cho vay và trong điều kiện kinh tế thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Cũng trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng nhanh chóng thay đổi lãi suất bán lẻ trước với sự thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ, do giá cả trên thị trường sẽ thay đổi thường xuyên hơn trong môi trường lạm phát cao so với trong giai đoạn lạm phát thấp (Egert và MacDonald, 2009).
Cần lưu ý rằng các yếu tố trên cộng với các lý thuyết về sự bám dính giá cả trên thị trường tài chính khơng phải là đầy đủ. Có những yếu tố quyết định và lý thuyết khác có thể giải thích mức độ bám dính của giá cả; các yếu tố và lý thuyết này có thể khác nhau giữa các quốc gia và theo thời gian, đặc biệt là với sự phát triển của thị trường tài chính.