PHẦN 5 : KẾT LUẬN
5.1. Tóm tắt các phát hiện của nghiên cứu
Trọng tâm của nghiên cứu này, đó là đưa ra một phân tích truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ tại Việt Nam trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008, cũng như đào sâu vào việc làm thế nào các hành động chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương được chuyển tới khu vực thực. Các nhà chức trách tiền tệ chỉ có thể đánh giá tác động của các hành động do mình đề ra, nếu có kiến thức tốt về những cách thức mà thơng qua đó, các cú sốc chính sách tiền tệ được chuyển tới khu vực thực. Ngồi ra, vì các ngân hàng làm trung gian truyền dẫn của các cú sốc chính sách tiền tệ, thơng qua chức năng trung gian với các chức năng liên quan khác, thông tin về các cường làm thay đổi hành vi của ngân hàng và phản ứng của thị trường đối với những thay đổi trong các hành động của Ngân hàng Trung ương là rất quan trọng để tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ. Theo đó, nghiên cứu đã thảo luận ngắn gọn về các kênh khác nhau của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ và xem xét bốn lý thuyết về sự cứng nhắc về lãi suất cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự bám dính lãi suất ngân hàng thương mại.
Tác giả cũng tiến hành khảo sát sâu rộng các nghiên cứu trước đây từ Liên minh châu Âu, Mỹ, các thị trường mới nổi, các nước châu Á và tiểu vùng Sahara Châu Phi, và cho thấy rằng việc truyền dẫn rất khác nhau giữa các quốc gia và thị trường bất kể kỹ thuật kinh tế lượng được sử dụng trong quá trình ước lượng. Những sự khác biệt rõ rệt trong việc truyền dẫn gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (2008) đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu đáng kể, đặc biệt là ở Khu vực Châu Âu và tập trung này đang dần dần lan rộng ra các khu vực khác như châu Á, mặc dù các nghiên cứu như vậy vẫn cịn rất ít. Trong số các yếu tố được xác định, cấu trúc và mức độ phát triển của thị trường tài chính là nguyên nhân nổi bật của sự khác biệt quan sát được trong việc truyền dẫn giữa các quốc gia và thị trường. Do đó, các quốc gia có thị trường tài chính phát triển như thị trường vốn và tiền tệ có xu hướng có IRPT cao trong khi các quốc gia có thị trường tài chính kém phát triển thể
hiện IRPT thấp. Hơn nữa, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn không phải là đứng yên, mà thay đổi theo thời gian và có xu hướng biến mất cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính.
Kết quả từ nghiên cứu cho mẫu dữ liệu trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, phát hiện các kết luận quan trọng sau:
i) IRPT cả trước và sau khủng hoảng 2008 đều khơng hồn toàn;
ii) Cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ (cả cho vay và tiền gửi) đã có sự thay đổi kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu;
iii) Đối với truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay: IRPT trong ngắn hạn bất đối xứng giai đoạn trước khủng hoảng, lãi suất cho vay cứng nhắc hướng
lên ủng hộ giả thuyết phản ứng khách hàng; trong khi đó, IRPT ngắn hạn giai đoạn
sau khủng hoảng là đối xứng.
Bên cạnh đó, IRPT dài hạn giai đoạn trước khủng hoảng là đối xứng với hệ số điều chỉnh dài hạn là 0,636, tức là 1% thay đổi trong lãi suất chính sách dẫn đến 0,636% gia tăng trong lãi suất cho vay; trong khi đó, IRPT dài hạn trong giai đoạn sau khủng hoảng lại bất đối xứng; thể hiện tính cứng nhắc hướng lên ủng hộ giả thuyết phản ứng khách hàng; hệ số điều chỉnh dài hạn từ 0,543 đến 0,699.
iv) Đối với truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi: IRPT trong ngắn hạn bất đối xứng giai đoạn trước khủng hoảng, lãi suất cho vay cứng nhắc hướng
lên ủng hộ giả thuyết thông đồng dàn xếp giá; trong khi đó, IRPT ngắn hạn giai đoạn
sau khủng hoảng là đối xứng.
Trong khi đó, IRPT dài hạn giai đoạn trước khủng hoảng là bất đối xứng, thể hiện tính cứng nhắc hướng xuống ủng hộ giả thuyết phản ứng khách hàng, với hệ số điều chỉnh dài hạn từ 0,498–0,745, tức là 1% thay đổi trong lãi suất chính sách dẫn đến 0,498%–0,745% gia tăng trong lãi suất tiền gửi; trong khi đó, IRPT dài hạn trong giai đoạn sau khủng hoảng lại thể hiện tính cứng nhắc hướng lên ủng hộ giả thuyết