Mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn bất cân xứng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ (Trang 53 - 57)

PHẦN 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả dữ liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu theo tháng, từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 1 năm 2017 nhằm mục đích phân tích thực nghiệm. Đối với Việt Nam, vì biến động của lãi suất chính sách khơng lớn, tác giả quyết định sử dụng lãi suất liên

ngân hàng 1 tháng (do theo sát lãi suất chính sách) để thay thế lãi suất chính sách (tham khảo Yu và cộng sự, 2013; Zhang và cộng sự, 2017). Đối với lãi suất bán lẻ, tác giả sử dụng lãi suất cho vay và tiền gửi. Tất cả dữ liệu được thu thập từ nguồn Datastream và IFS. Bảng 3.1 mô tả thống kê cho lãi suất bán lẻ và lãi suất chính sách của Việt Nam giai đoạn 1999M01 đến 2017M01.

Bảng 3.1

Thống kê mô tả (giai đoạn 1999M01–2017M01).

Quốc gia Thống kê Lãi suất chính

sách (𝑥𝑡)

Lãi suất bán lẻ (𝑦𝑡)

Cho vay Tiền gửi

Việt Nam Trung bình 7,328 11,056 7,590 Trung vị 6,920 10,800 6,990 Lớn nhất 19,350 20,250 17,160 Nhỏ nhất 1,660 6,690 3,540 Độ lệch chuẩn 3,181 2,867 2,968 Số quan sát 217 217 217

Nguồn: Dữ liệu được thu thập từ nguồn Datastream và IFS.

Mục tiêu trong nghiên cứu này, đó là xác định cơ chế truyền dẫn lãi suất trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008. Một trở ngại khơng nhỏ là xác định chính xác mốc thời gian diễn ra khủng hoảng (bao gồm thời điểm bắt đầu và kết thúc). Nếu thời gian khủng hoảng bị xác định sai thì các kết quả nghiên cứu có thể khơng đáng tin cậy. Do đó, tác giả dựa trên các tranh luận và những cách xác định có căn cứ vững chắc từ các nghiên cứu trước đây. Có hai mốc thời gian khủng hoảng: i) định

nghĩa rộng bởi Baur (2013), giai đoạn khủng hoảng từ 2007M08–2009M03; ii) định nghĩa hẹp bởi Florackis và cộng sự (2014), giai đoạn khủng hoảng từ 2008M09–

2009M03. Nghiên cứu của Baur (2013) tách dòng thời gian thành bốn giai đoạn từ quý III năm 2007 cho đến cuối năm 2009. Giai đoạn đầu tiên kéo dài một thời gian từ quý 3 năm 2007 cho đến giữa tháng 9 năm 2008 và được đặc trưng bởi những bất ổn ban đầu. Giai đoạn thứ hai (từ giữa tháng 9 năm 2008 cho đến cuối năm 2008) được đặc trưng bởi sự suy giảm mạnh mẽ của thị trường tài chính, giai đoạn ba là giai đoạn suy thối kinh tế vĩ mơ từ cuối 2008 đến quý 1 năm 2009 và giai đoạn 4 được

đặc trưng bởi sự ổn định và những dấu hiệu phục hồi của thị trường tài chính từ quý 2 năm 2009 trở đi. Do đó, cuộc khủng hoảng có thể được xác định từ tháng 8 năm 2007 cho đến tháng 3 năm 2009 bao gồm ba giai đoạn đầu tiên. Thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng được minh chứng bằng một sự kiện lớn xảy ra trong tháng 8 năm 2007, đó là sự sụt giảm thanh khoản trên thị trường tiện tệ sau thông báo của ngân hàng Bear Stearns và BNP Paripas dẫn đến sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Các tháng đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ khủng hoảng này được đặc trưng bởi sự thiếu vắng các sự kiện tiêu cực và sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa thứ nhất. Khi đó, mỗi quốc gia, tác giả hồi quy hai mơ hình NARDL: i) giai đoạn trước khủng hoảng (1999M01‒ 2007M06); ii) giai đoạn sau khủng hoảng (2009M04‒2017M01) nhằm nắm bắt cơ chế truyền dẫn lãi suất trước và sau khủng hoảng tồn cầu. Hình 3.1 và 3.2 mô tả xu hướng của các biến số cho Việt Nam.

0 4 8 12 16 20 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Lai suat tien gui Lai suat chinh sach

Nguồn: Dữ liệu được thu thập từ nguồn Datastream và IFS.

0 4 8 12 16 20 24 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Lai suat cho vay Lai suat chinh sach

Nguồn: Dữ liệu được thu thập từ nguồn Datastream và IFS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn bất cân xứng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)