Tóm tắt và kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn bất cân xứng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ (Trang 48 - 50)

PHẦN 2 : KHUNG LÝ THUYẾT

2.5. Tóm tắt và kết luận

Chính sách tiền tệ chỉ hoạt động hiệu quả nếu tồn tại mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng bán lẻ, bất kể q trình truyền dẫn đó là hồn tồn, một phần (partial) hay quá mức (over pass-through). IRPT là đối xứng nếu các mẫu hình điều chỉnh thuộc về trạng thái cân bằng dài hạn là giống nhau giữa các mẫu hình tăng và giảm. Ngược lại, quá trình điều chỉnh như vậy cho các mẫu hình khác nhau là bất đối xứng. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nhiều thập niên qua tương đối đa dạng. Nhiều đóng góp gần đây tập trung vào việc điều tra các thuộc tính định tính và định lượng của IRPT. Đặc biệt, các đóng góp tập trung tìm hiểu bằng cách nào quá trình truyền dẫn của lãi suất dài hạn đối với các khoản vay và tiền gửi giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng bán lẻ hoạt động. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình truyền dẫn điều chỉnh khác nhau phụ thuộc vào các quốc gia, thị trường và khoảng thời gian khác nhau. Ngoài ra, sự tập trung ngân hàng cao cũng làm giảm IRPT bởi vì các ngân hàng có khuynh hướng thực hiện hành vi độc quyền, khiến lãi suất điều chỉnh bất đối xứng.

Sự điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất bán lẻ có thể được giải thích tốt nhất bằng cách sử dụng giả thuyết thông đồng dàn xếp giá (collusive pricing arrangement) và giả thuyết phản ứng khách hàng (customer reaction hypothesis) (Hannan và Berger, 1991; Scholnick, 1996). Giả thuyết thông đồng dàn xếp giá cho rằng lãi suất tiền gửi sẽ cứng nhắc hướng lên (upward rigidity) khi cắt giảm lãi suất chính sách; bởi vì, gia tăng lãi suất trên khoản tiền gửi cấu thành chi phí cho các ngân hàng dưới hình thức tăng khoản chi trả cho người gửi tiền. Trong khi đó, lãi suất cho vay lại thể hiện tính cứng nhắc hướng xuống (downward rigidity) khi phản ứng với việc cắt giảm lãi suất chính sách, bởi vì việc giảm lãi suất cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận cận biên của các ngân hàng (biên độ hẹp giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động). Ngược

lại, giả thuyết phản ứng khách hàng cho thấy lãi suất huy động sẽ cứng nhắc hướng

xuống trong trường hợp lãi suất chính thức tăng do lo sợ việc rút tiền của khách hàng

hoặc chuyển tiền gửi vào các định chế tài chính phi ngân hàng khác. Mặt khác, lãi suất cho vay sẽ cứng nhắc hướng lên lớn hơn khi lãi suất chính sách tăng do phản ứng tiêu cực của khách hàng như không trả nợ.

Các lập luận trên chỉ ra một điều, sự truyền dẫn lãi suất có thể bất đối xứng thay vì đối xứng như các nghiên cứu trước đây giả định. Trong nghiên cứu lần này, tác giả đề cập hiệu ứng bất đối xứng trong cơ chế truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả sử dụng phương pháp NARDL, đề xuất bởi Shin và cộng sự (2014), sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn bất cân xứng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)